‘Điểm đen’ chết người trên Quốc lộ 1A chạy qua ba trường học
Trong khoảng 100m, có ba cổng trường học tại xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, (Nghệ An) hướng ra quốc lộ 1A. Hàng ngày, các em học sinh đến trường phải dừng xe chờ tại điểm mở của dải phân cách chỉ rộng chưa đầy 1,5m tạo bất an trước sự an toàn giao thông nơi đây.
Thót tim chờ xe qua đường
P/V Tiền Phong có mặt tại cổng trường tiểu học Diễn Kỷ, hàng trăm học sinh tan trường ùa ra cổng rẽ phải đi một đoạn đường trên QL 1A rồi dừng chờ sang đường trong khi xe tải, xe khách ầm ầm chạy cùng chiều. Sau khi vượt qua đường, các em học sinh phải “ngó trước, nhìn sau” để chiếc xe đạp đứng trọn trong khoảng đường chờ rộng chưa đầy 1,5m. Từng lượt xe tải hai phía cứ thế lao qua vun vút như muốn kéo, đẩy các em học sinh cùng xe dạt ra hai bên.
Theo quan sát của PV Tiền phong, tại điểm mở cạnh cổng trường tiểu học Diễn Kỷ, chỉ dài vài mét nên mỗi lượt chờ chỉ được vài học sinh. “Thời gian đầu đi học bố mẹ em phải dẫn em qua đường. Đứng chờ đường xe chạy qua như muốn hút cả người vào. Lắm hôm xe tải lớn chạy tốc độ cao chạy qua cuốn cả cặp sách tung tóe giữa đường”, em Nguyễn Văn Huy, học sinh trường Tiểu học Diễn Kỷ cho biết.
Điểm đen tai nạn tại xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) đang gây bất an cho phụ huynh, học sinh nơi đây.
Không chỉ học sinh, người dân 9 thôn của xã Diễn Kỷ muốn đi làm đồng cũng phải đi ngang qua QL 1A. PV Tiền phong cùng ông Trương Trọng Hùng, Phó trưởng Công an xã Diễn Kỷ có mặt tại một điểm mở cách cổng trường tiểu học Diễn Kỷ vài trăm mét phải hú hồn khi chứng kiến hai chiếc xe máy của người dân chở cỏ đi làm đồng về đứng chờ sang đường tại điểm mở khi những chiếc xe tải lao vun vút phía trước và phía sau va quệt sát chiếc xe máy làm cỏ bay tung tóe, mũ bảo hiểm của hai người bị hất ngược lên phía trước che hết khuôn mặt.
“Biết là nguy hiểm nhưng đành phải nhắm mắt làm liều để qua đường. Mong sao các cơ quan chức năng nghiên cứu lắp đèn tín hiệu hoặc làm cầu vượt chứ hằng ngày đi qua đây cứ nơm nớp bị cuốn vào xe tải lúc nào không hay”, chị Nguyễn Thị Hòa, trú tại thôn 9, xã Diễn Kỷ nói.
Theo Phó Công an xã Diễn Kỷ, QL 1A đi qua địa bàn xã gần 4km và thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông chết người, có vụ tai nạn khiến 2 người chết. “Cứ vào buổi trưa hoặc chiều có chuông điện thoại reo là trong người lại cứ gờn gợn có tai nạn với học sinh khi qua đường. Xã làm kiến nghị nhiều lần lên huyện để có phương án mở rộng các điểm mở hoặc gờ giảm tốc độ chứ cứ tính trạng này rất nguy hiểm”, ông Trương Trọng Hùng nói.
Nguy cơ tai nạn giao thông diễn ra thường trực.
Nhiều người dân khi trao đổi với PV Tiền phong đều khẳng định do các điểm mở quá ngắn và lệch với đường ngang từ phía dân cư đi ra QL 1A nên gây khó khăn cho người dân. Bất cập nhất là tại khu vực khoảng 100m tập trung 3 trường học gồm tiểu học, trung học sở sở và trung học phổ thông với hàng ngàn học sinh nhưng chỉ có một điểm mở rất ngắn.
Bao giờ xử lý “điểm đen”
Ông Nguyễn Viết Phương, Chi cục trưởng Chi cục QLĐB II.2 – Cục QLĐB II cho biết, theo quy định việc mở các điểm mở có sự thống nhất và cho phép của rất nhiều đơn vị như Ban ATGT tỉnh, Sở GTVT, huyện, xã… “Việc mở lệch các điểm mở với đường ngang từ phía dân cư đi ra QL 1 như người dân phải ánh là theo quy định. Tuy nhiên thực tế gây khó khăn cho người dân phải đi xa quá để đến điểm mở sang đường”, ông Nguyễn Viết Phương nói.
Video đang HOT
Chi cục trưởng Chi cục QLĐB II.2 cũng thừa nhận các điểm mở trên QL 1A đi qua xã Diễn Kỷ quá nhỏ nên vào các giờ tan tầm lượng người qua lại rất lớn nên nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông rất cao. “Chúng tôi đã kiến nghị lên Cục QLĐB II phải mở rộng các điểm mở, lắp các cụm biển báo để các phương tiện hạn chế tốc độ…”, ông Phương cho biết.
Cần có giải pháp thiết thực đảm bảo an toàn cho học sinh, người dân sở tại.
Trung tá Võ Thế Quyền, Phó Trưởng Công an huyện Diễn Châu cũng thừa nhận nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông trên địa bàn xã Diễn Kỷ nếu như không có giải pháp giải quyết sớm việc mở rộng các điểm mở trên QL 1A. “Việc này chúng tôi đã có kiến nghị nhiều lần với Ban ATGT huyện và các đơn vị liên quan sớm giải quyết. Thực trạng bất cập tại các điểm mở đã xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng”, Phó Trưởng Công an huyện Diễn Châu nói.
“Toàn xã Diễn Kỷ có 2.577 học sinh thuộc 4 cấp. Để đến trường hoặc về nhà, học sinh phải băng cắt qua QL 1A. Đặc biệt tại ba trường gồm trường Tiểu học, THCS và THPT dân lập Quang Trung (cách nhau 100m) nhưng chỉ có một điểm mở lan can giữa đường. Tại điểm mở này không có đèn tín hiệu giao thông và lưu lượng phương tiện trọng tải đường dài nhiều, chạy với tốc độ cao, tiềm ẩn tai nạn giao thông”, Phó trưởng Công an xã Diễn Kỷ cho hay.
Như Tiền phong đã phản ánh, tại điểm đen ATGT này,ngày 5/4, Phan Lê Vy 18 tuổi và em trai Phan Lê Khánh (7 tuổi, thôn 2, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu) khi dừng lại sát mép ở giải phân cách để sang đường thì bị xe container mang BKS 63K – 3456 chạy từ hướng Vinh – Hà Nội do lái xe Đoàn Bá Nhẫn điều khiển tông vào xe đạp điện, hất văng Vy về phía trước dải phân. Vụ tai nạn khiến cháu Khánh bị dập bàn tay phải, chấn thương sọ não.
MINH THÙY – CẢNH HUỆ
Theo TPO
Nhốt cá vào lồng, hết cảnh treo niêu mà cả làng còn đổi đời
Từ khi nghề khai thác san hô bị cấm do ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, làm cạn kiệt hệ sinh thái biển, người dân Hải Minh (Quy Nhơn, Bình Định) chuyển sang nuôi cá lồng bè.
Ngoài những mô hình chuyên nuôi cá bớp, dân Hải Minh còn nuôi các loại cá chẽm, cá mú, cá hồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cả làng nuôi cá
Theo ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, trên vùng biển ven bờ tỉnh này ít nơi nào có vị trí thuận lợi cho việc nuôi cá lồng bè như ở Hải Minh.
Bè nuôi cá của anh Nguyễn Văn Việt, tổ 46, KV9 (tên hành chính của làng chài Hải Minh) thuộc phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn).
Bởi, để có thể nuôi được cá chẽm, cá hồng, cá mú, nơi đặt lồng phải đáp ứng nhiều điều kiện khá ngặt nghèo. Ví như nơi đó phải là vùng eo, vịnh kín gió, sóng nhỏ, biên độ dao động của thủy triều không lớn, dòng chảy của thủy triều thấp, có độ sâu tối thiểu là 4 - 5m vào lúc thủy triều xuống thấp nhất và đáy là sỏi cát.
Hơn thế nữa, nơi đặt lồng phải có độ mặn của nước thích hợp, nguồn nước ít bị ô nhiễm... Làng chài Hải Minh đáp ứng được gần hết các điều kiện nói trên nên ở ở đây hiện có gần 100 hộ nuôi cá lồng bè.
Ông Đoàn Văn Cho bắt đầu nuôi cá lồng bè trên biển từ năm 2007. Các loại cá được ông chọn nuôi gồm cá hồng, cá mú, cá chẽm...
Ông Cho kể: "Thời gian đầu bắt đầu công cuộc nuôi cá lồng bè tôi gặp khá nhiều lận đận, vì không có kinh nghiệm và chưa nắm bắt kỹ thuật nuôi nên cá chết rất nhiều. Sau đó, tôi vừa làm vừa học hỏi thêm, tuân thủ quy trình kỹ thuật chăm sóc, cho ăn... nên cá nhanh lớn, phát triển khỏe mạnh". Với 25 lồng cá, mỗi năm ông Cho cung ứng ra thị trường khoảng 13 tấn cá đặc sản các loại, thu lãi 250 - 300 triệu đồng.
Ngư dân Nguyễn Văn Việt, cư dân ở tổ 46, KV9 (tên hành chính của làng chài Hải Minh) thuộc phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn), năm nay 46 tuổi có 18 năm gắn bó với nghề nuôi cá lồng bè, cho biết: Vợ chồng tôi hiện có 60 ô lồng nuôi cá lồng bè trên diện tích 700m2 mặt nước. Chúng tôi không nuôi chuyên cá bớp như nhiều hộ khác, mà nuôi cùng lúc 3 loại: Cá chẽm, cá hồng, cá mú.
Thường thì người nuôi cá lồng bè ở Hải Minh thả cá giống quanh năm để có cá xuất bán liên tục. Thế nhưng theo kinh nghiệm của anh Việt, trong năm chỉ có tháng Giêng, tháng 2 âm lịch là vùng nước nuôi trong và sạch, người nuôi có thể thả giống số lượng nhiều, bởi trong điều kiện này cá sống rất khỏe, tỷ lệ hao hụt ít.
"Thường thì những đợt lũ lụt xảy ra vào cuối năm trước đẩy hết chất bẩn ra biển, nên vào thời điểm đầu năm vùng nước nuôi trở nên sạch, rất lý tưởng cho cá phát triển, có thể mạnh dạn thả giống số lượng nhiều. Những tháng sau đó chỉ nên thả nuôi ít, khoảng 5.000 - 10.000 con, bởi vào những tháng này lượng giống thả nuôi hao hụt khá nhiều do vùng nước nuôi thường bị nhiễm bẩn", anh Việt phân tích.
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Việt đang làm vệ sinh lưới vây ô lồng nuôi cá.
Việt cho biết anh thả nuôi riêng từng ô lồng 3 loại cá chẽm, cá mú, cá hồng để dễ quản lý dịch bệnh. Cũng như cá bớp, những loại cá trên cũng thường bị bệnh bọ mắt khiến cá không thấy đường ăn mồi, không phát triển được.
Để phòng bệnh bọ mắt cho cá, cứ 1 tuần anh Việt tắm nước ngọt cho cá 1 lần theo phương thức vớt cá lên, cho vào thúng chứa nước ngọt, cho chúng bơi lội trong đó chừng 2 phút sau thả lại xuống ô lồng. Phương thức này phòng bệnh bọ mắt cho cá rất hiệu quả.
"Hiện 60 ô lồng của tôi đang thả nuôi 30.000 con, gồm cá hồng và cá mú. Mồi ăn của chúng là cá tạp mua của của các ghe làm nghề mành lưới. Từ khi thả giống đến hơn 1 năm sau sẽ xuất bán, khi ấy trọng lượng cá đạt bình quân 1kg/con. Giá thương phẩm của cá chẽm là 110.000đ/kg, cá mú 250.000đ/kg, cá hồng 170.000đ/kg và rất dễ bán".
Lựa chọn vùng nuôi thích hợp
Theo ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, phong trào nuôi cá lồng bè ở tỉnh này phát triển mạnh cách đây hơn 10 năm, chủ yếu nuôi các loại cá chẽm, cá hồng và cá mú, những loại cá có giá trị thương phẩm cao.
Mặc dù quy trình nuôi các loại cá nói trên khá đơn giản, nhưng để nuôi thành công trong điều kiện thời tiết, khí hậu của miền Trung mỗi năm phải chịu 1 mùa mưa lũ và 1 mùa giá rét, thì việc nuôi cá lồng bè phải được cân nhắc thật kỹ về thời gian thả giống và vùng nuôi thích hợp.
"Vùng đưa vào nuôi cá phải có khả năng vượt lũ. Hoặc người nuôi phải tính làm sao cho thời gian sinh trưởng, phát triển của cá tránh được mùa mưa lũ, giá rét.
Muốn vậy, cuối tháng Giêng, đầu tháng 2 âm lịch là thời gian tốt nhất để thả giống và sẽ thu hoạch gọn trước tết với trọng lượng cá đạt 1kg/con", ông Tâm nói.
Cá chẽm được đưa vào nuôi đại trà tại Bình Định cùng lúc nghề nuôi cá lồng bè phát triển. Người dân miền Nam gọi là cá chẽm, miền Bắc gọi cá vược, còn miền Trung gọi là cá xũ, cá kẽ.
Anh Việt bên ô lồng nuôi cá chẽm.
Trước đây, nhiều hộ dân ở ven đầm Thị Nại và đầm Đề Gi cũng có nuôi cá chẽm bằng con giống đánh bắt trong môi trường tự nhiên.
Cũng trong thời gian này, Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến thuộc Trung tâm Giống thủy sản Bình Định đã tiếp nhận công nghệ từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Khánh Hòa) và đã sản xuất thành công giống cá chẽm nhân tạo. Thế nhưng những năm gần đây, do hạn hẹp thị trường trong khi chi phí sản xuất quá cao, nên Trạm đã dừng việc sản xuất giống cá chẽm.
"Nếu giữ lại giống bố mẹ để sản xuất giống cá chẽm nhân tạo thì chi phí rất cao, thế nhưng thị trường tiêu thụ chỉ là những hộ nuôi cá lồng bè ở Hải Minh nên việc sản xuất không mang lại hiệu quả kinh tế, do đó Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến đã không còn sản xuất giống cá chẽm nhân tạo.
Bây giờ người nuôi cá chém ở Bình Định phải mua con giống từ Khánh Hòa", ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, cho hay.
Đổi đời
Sau 1 ngày lang thang trên làng chài Hải Minh, chúng tôi nhận thấy người dân ở đây đã thực sự đổi đời. Họ đổi đời từ cách sống.
Ví như trước đây những ngày biển yên đàn ông ở đây đi lặn san hô, kiếm được mớ tôm mớ cá bán được đồng nào tiêu sạch đồng đó, đến mùa biển động không đi lặn được thì cả nhà... treo niêu!
Còn bây giờ, họ đã có của ăn của để nhờ tích lũy từ những vụ cá, nhà cửa khang trang hơn.
Trước đây, đàn ông Hải Minh đi lặn, phụ nữ chỉ chăm sóc con, nội trợ, rảnh rỗi thì tụ tập đánh bài. Còn giờ đây, phụ nữ đã biết "bám bè" thức khuya dậy sớm lo mua mồi, cắt mồi chăm cá cùng chồng...
Theo Vũ Đình Thung (Nông nghiêp Viêt Nam)
Quảng Bình: Sẵn sàng ứng phó trước mùa mưa bão Mùa mưa bão 2019 được dự báo có nhiều bất thường, nhiệm vụ của Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Bình với công tác phòng chống lụt bão càng trở nên khó khăn hơn. Xác định được trọng trách của mình, chi cục đang triển khai các hoạt động sẵn sàng ứng phó trước những tình huống khó lường của thiên tai. Cán...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Tài xế ô tô 16 chỗ đánh nhau với người đi đường tại TPHCM

Ô tô và xe máy rơi xuống cống, 3 người thương vong

Quảng Trị: Chở 130 kg pháo lậu trên ô tô, bị bắt quả tang

Xe chở học sinh lật trên cao tốc, 2 người bị thương

Bơi qua sông về nhà sau cuộc nhậu, người đàn ông đuối nước tử vong

79 quân nhân sắp sang Myanmar cứu trợ sau thảm họa động đất

Xuất hiện 'hố tử thần' trên quốc lộ 3B sau tiếng động lớn

Bé trai 6 tuổi tử vong nghi do rơi từ lầu chung cư ở TPHCM

Lý do Hà Nội, TPHCM cách Myanmar hơn 1.000km vẫn thấy rung lắc vì động đất

Công an phạt tiền nhóm người chặn hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

TPHCM: Kiểm tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại hệ thống Trường Tuệ Đức
Có thể bạn quan tâm

Nga cáo buộc Anh - Pháp hỗ trợ Ukraine tấn công cơ sở hạ tầng ở Kursk
Thế giới
09:11:11 30/03/2025
Nam Định truy tố 37 bị can tham nhũng, kỷ luật 51 đảng viên
Pháp luật
09:10:37 30/03/2025
Trẻ mắc sởi trong 3 ngày vẫn tiêm được vắc-xin sởi
Sức khỏe
09:10:32 30/03/2025
Nhiều sự thật gây chấn động về cái chết của Maradona được công bố
Sao thể thao
09:09:47 30/03/2025
Siêu phẩm cổ trang chiếu 30 lần vẫn chiếm top 1 rating cả nước, nam chính xấu trai nhưng không ai dám chê
Phim châu á
09:04:34 30/03/2025
Khâu Vai Điểm đến du lịch đầy tiềm năng tại cao nguyên đá
Du lịch
09:03:06 30/03/2025
1 Anh Tài bỗng dưng bị hủy loạt show, công ty đối tác "trả treo" từng bình luận khiến fan tẩy chay diện rộng
Nhạc việt
09:01:40 30/03/2025
1 sao nam chê bóng đá Trung Quốc cực gắt lại được 280 nghìn người tán thành
Sao châu á
08:56:57 30/03/2025
Mặt Trời có thể đạt cực đại kép, chực chờ bùng nổ vào tháng 7?
Lạ vui
08:00:57 30/03/2025
Xem phim "Sex Education", tôi bẽ bàng nhận ra mình là một bà mẹ tệ hại trong mắt con: Nếu không thay đổi điều này, tôi sẽ bị ghét bỏ
Góc tâm tình
07:49:53 30/03/2025