Điểm đến châu Á nào sẵn sàng mở cửa đón du khách?
Bên cạnh nhiều nước thận trọng trong việc mở cửa biên giới do Covid-19, một số điểm đến nhận định an toàn như Bali, Campuchia… đang tích cực quảng bá cho du lịch hè.
Maldives: Maldives đóng cửa biên giới quốc gia và hủy tất cả chuyến bay ngay sau khi ghi nhận 2 trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên vào tháng 3. Quốc đảo tạo thành từ hơn 1.000 hòn đảo ghi nhận khoảng 1.456 trường hợp nhiễm bệnh và 5 ca tử vong vì virus corona. Mới đây, khoảng 30 khu nghỉ dưỡng trong khu vực mở cửa đón khách nghỉ dưỡng, cách ly. Giới chức Maldives dự kiến cho phép các chuyến bay thương mại từ ngày 1/7.
Đài Loan (Trung Quốc): Tuy còn nhiều hạn chế và áp dụng yêu cầu kiểm dịch nghiêm ngặt, Đài Loan chính thức mở cửa biên giới từ ngày 17/6. Khách du lịch từ các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương có thể nhập cảnh.
Nhật Bản: Năm 2019, Nhật Bản là thánh địa du lịch đón 31,9 triệu du khách nước ngoài. Đó được xem là thời kỳ đỉnh cao sau 7 năm liên tiếp tăng trưởng. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 phá hủy nguồn thu từ du lịch đất nước này. Ngày 18/6, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố rằng xứ sở hoa anh đào sẽ bắt đầu nới lỏng các hạn chế đi lại đối với khách du lịch từ Australia, New Zealand, Thái Lan và Việt Nam.
Campuchia: Từ ngày 11/6, du khách nước ngoài có thể ghé thăm đất nước tháp chùa khi chi trả khoản tiền đặt cọc 3.000 USD. Số tiền này sẽ được dùng cho kiểm tra y tế, thời gian lưu trú tại khách sạn, phí điều trị cần thiết nếu khách nhiễm bệnh. Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết sẽ chào đón du khách vào tháng 7.
Video đang HOT
Sri Lanka: Quốc gia này đang chuẩn bị mở lại biên giới, chào đón du khách từ khắp nơi vào ngày 1/8. Điều kiện để được nhập cảnh Sri Lanka là bạn phải đưa ra bằng chứng về bảo hiểm y tế, ở lại ít nhất 5 đêm và có kết quả âm tính với virus gây Covid-19 trong thời gian 72 giờ trước khi khởi hành.
Kích cầu du lịch nội địa: Cách nào để du khách 'rút hầu bao'?
Từ ngày 1/6 đến ngày 31/12 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phát động Chương trình 'Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam'để khởi động chiến dịch với mong muốn ngành du lịch sẽ phục hồi nhanh chóng và tìm lại sự tăng trưởng hậu đại dịch sau khi thế giới mở cửa trở lại.
Ngày mới ở Vân Long (Ninh Bình).
Tìm kiếm gì khi đi du lịch?
"Du lịch trong nước chưa bao giờ rẻ thế" là sự thật mà bất cứ ai có nhu cầu đi du lịch sau đại dịch Covid-19 đều được hưởng lợi.
Một combo trọn gói du lịch nghỉ dưỡng trong khách sạn 5* tại Phú Quốc hay Nha Trang 3 ngày 2 đêm bao gồm cả ăn nghỉ và vé máy bay nếu trước đại dịch phải có giá lên tới cả chục triệu đồng thì hiện tại chỉ còn có giá xoay quanh khoảng 4 triệu đồng. Thậm chí, khách hàng còn có thể lựa chọn hình thức trả góp trong 12 tháng.
Nhưng trong bối cảnh có vô số sự lựa chọn để đánh trúng tâm lý khiến khách hàng "rút hầu bao" đi du lịch đòi hỏi ngành du lịch cần có diện mạo mới.
Chưa thể mở cửa với khách quốc tế, ngành du lịch buộc phải tìm giải pháp để kích hoạt ngành kinh tế không khói sau đại dịch Covid-19.
Thị trường người Việt đi du lịch nước ngoài hàng năm ước tính lên tới 16 triệu lượt khách và thị trường này năm nay không thể đi nước ngoài nên được kỳ vọng sẽ là cơ hội để họ quay về đi du lịch trong nước. Không ít chuyên gia và lãnh đạo các cơ quan quản lý trong lĩnh vực du lịch xác định đây là cơ hội "độc nhất vô nhị" để có thể khiến ngành du lịch nội địa tăng trưởng vượt qua cơn suy thoái sau đại dịch.
Những ngày qua thông tin phủ sóng mạnh mẽ nhất sau khi lệnh cách ly giãn cách xã hội được dỡ bỏ là các chương trình giảm giá kích cầu du lịch.
Bà Emily Nguyễn - đại diện Google châu Á - Thái Bình Dương cho biết: Tìm kiếm liên quan đến chuyến bay nội địa chiếm 85% trong 30 ngày gần đây và tăng 85% trong thời gian cùng kỳ. Các điểm đến được nhiều người tìm kiếm nhất lần lượt là TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, Phú Quốc, Nha Trang, Huế, Quy Nhơn...".
Cùng với các chương trình giảm giá được quản bá là khẩu hiệu chung được ngành du lịch truyền thông rộng rãi là: Bạn từng giúp đất nước bằng việc ở nhà, bây giờ bạn lại giúp đất nước bằng việc đi khắp Việt Nam".
Tuy nhiên ai cũng hiểu phải thay đổi cách làm du lịch! Phải xác định xu hướng du lịch của người Việt khi chọn du lịch nội địa để từ đó có thể kích thích người Việt "rút hầu bao" khám phá, trải nghiệm du lịch trong nước.
Phát biểu tại một cuộc "hiến kế" để kích cầu du lịch gần đây, chuyên gia Võ Trí Thành cho rằng slogan cần kích thích sự tò mò và mong muốn thật sự từ người tiêu dùng thay vì ngành du lịch kêu gọi lòng thương hại.
"Liệu người Việt Nam đã thấu hiểu Việt Nam?" là một gợi ý được ông Thành đưa ra.
Du khách đến với Gành Đá Đĩa (Phú Yên).
Giảm giá có là giải pháp kích cầu du lịch?
Thị trường nội địa chưa bao giờ chứng kiến một cuộc kích cầu đồng loạt, khổng lồ trên diện rộng như hiện nay.
Những tập đoàn kinh doanh sản phẩm du lịch liên tục đưa ra các chương trình kích cầu với quy mô lớn. Ví dụ, hệ thống khách sạn Vinpearl và công viên chủ đề VinWonders với gói ưu đãi chưa từng có cho du khách. Cụ thể, 14.000 voucher phòng khách sạn trên toàn hệ thống được ưu đãi lên tới 50% cho các đặt phòng trong tuần lễ ưu đãi vàng với thời gian lưu trú đến hết ngày 30/11.
Hay tràn ngập trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đều quảng cáo cho các chương trình giảm giá tour du lịch trọn gói tới 50%.
Một cuộc khảo sát gần đây cũng cho thấy hơn 53% người được hỏi cho biết sẵn sàng đi du lịch trong mùa hè này. Số người chưa có dự định đi du lịch đã giảm bớt.
Tuy nhiên, mấu chốt của nhu cầu du lịch có lẽ không phải ở chuyện giảm giá. Trước đây vào thời kỳ kinh tế còn khó khăn, khi nhu cầu du lịch chưa trở thành thói quen thì việc giảm giá là động lực để kích thích người dân đi du lịch. Nhưng nhiều năm trở lại đây, khi chất lượng cuộc sống được nâng cao, du lịch trở thành thói quen, thậm chí đối với nhiều gia đình có điều kiện, nó trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu thì du lịch gần như được đong đếm bằng tiêu chuẩn đẳng cấp.
Nếu xét ở góc nhìn đó thì rõ ràng các công ty lữ hành, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không nên chọn tiêu chí giảm giá mà nên nâng cấp chất lượng dịch vụ để bằng một mức tiền cũ, khách hàng được trải nghiệm nhiều hơn, chất lượng cao hơn. Có nghĩa là cùng với một số tiền, giờ đây họ phải được nâng cấp lên các thứ hạng và được trải nghiệm những giá trị cao hơn.
Ông Trần Trọng Kiên-,Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch chỉ ra từ kết quả cuộc khảo sát gần đây cho biết: Khách hàng đang có xu hướng lựa chọn ưu tiên về du lịch an toàn và có ưu đãi. Tỷ trọng lớn những người được khảo sát cũng cho biết muốn du lịch biển và du lịch thiên nhiên; Xu hướng khách tự đặt tour (62%) và đặt phòng khách sạn/tour qua nền tảng trực tuyến (44%) cũng đang áp đảo đòi hỏi ngành du lịch phải cơ cấu lại.
Và trước thời điểm được cho là "vàng" của ngành du lịch, không ít các bạn traver yêu thích du lịch hiến kế bên cạnh du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái...các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các địa phương cần chú ý tới xây dựng và quảng bá loại hình du lịch mạo hiểm, du lịch xanh trên nền tảng đất nước nhiệt đới như Việt Nam.
Ngồi xích lô ngắm đô thị cổ Hội An (Quảng Nam).
Theo tạp chí Travel Leisure, Việt Nam là quốc gia giàu văn hóa, sôi động với những bãi biển nhiệt đới tuyệt đẹp và ẩm thực đường phố hấp dẫn. Trước đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động du lịch chuyển sang hình thức du lịch trực tuyến, trang báo nổi tiếng The Guardian của Anh cũng bình chọn cảnh quan hùng vĩ của hang Sơn Đoòng (tỉnh Quảng Bình) vào TOP 10 tour du lịch thực tế ảo đáng tham quan nhất thế giới.
Thanh Hóa tập trung khai thác thị trường du lịch nội địa sau đại dịch Để 'hút' du khách nội địa,các doanh nghiệp đã giảm giá vé, tiền phòng, khuyến mãi các dịch vụ, quà tặng đi kèm hoặc thu hút khách du lịch bằng các tour kết hợp tắm biển với tham quan di tích... Hàng nghìn du khách tắm tại bãi biển Sầm Sơn. (Ảnh: Trịnh Duy Hưng/TTXVN) Theo Công điện khẩn số 11 của Chủ...