Điểm đến bình yên ngày cuối tuần
Tọa lạc trên vùng đất cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) hiền hòa, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là địa chỉ đỏ để du khách đến tham quan, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của một trong những người con ưu tú của An Giang – Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Cù lao Ông Hổ với không gian thoáng đãng, yên bình… là điểm đến quen thuộc của du khách gần xa.
Nổi bật ở khu lưu niệm là Đền tưởng niệm Bác Tôn, được xây dựng năm 1997 theo kiến trúc đền cổ Việt Nam mang màu sắc đặc trưng Nam Bộ. Tại đây có bức tượng bán thân của Bác Tôn được đúc bằng đồng đặt trên bục cao, nặng 310kg; phía sau bức tượng là hình mặt trống đồng Ngọc Lũ được chạm nổi, toát lên vẻ trang nghiêm. Phía sau đền thờ có một tác phẩm nghệ thuật độc đáo bằng gáo dừa mang tên: “Bác Tôn và quê hương An Giang”.
Đối diện đền tưởng niệm là Nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Tôn với trên 100 hình ảnh tư liệu, hiện vật quý về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Từ hình ảnh bến đò Ô Môi in dấu chân Bác Tôn mỗi ngày đến trường, đến khi Bác làm thợ tại xưởng máy Ba Son. Hay hình ảnh Bác Tôn kéo cao lá cờ đỏ trên chiến hạm France ủng hộ nước Nga Xô – Viết, đến khi Bác Tôn tham gia cách mạng rồi bị thực dân Pháp kết án 20 năm tù, lưu đày tại nhà tù Côn Đảo…
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng sở hữu nhiều công trình kiến trúc đệp
Ấn tượng nhất là Nhà lưu niệm thời niên thiếu Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Ngôi nhà được cất theo kiểu nhà sàn 3 gian, kiểu nhà truyền thống của người dân Nam Bộ, có chân tán, cột gỗ, nền sàn lót ván, mái lợp ngói âm dương. Bên trong ngôi nhà còn lưu giữ nhiều hiện vật, như: Bộ ngựa gỗ, tủ thờ cẩn ốc xà cừ…
Ngoài ra, khu lưu niệm còn có các công trình, như: Nhà trưng bày các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ, chiếc phi cơ chở Bác Tôn vào Sài Gòn dự lễ mít-tinh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; mô hình lán của Bác Tôn ở ATK (Thái Nguyên); cầu treo dài 80m đón khách tham quan bằng đường sông, khu đọc sách thiếu nhi và nhiều tác phẩm văn học – nghệ thuật khác… Mỗi khu vực có một vẻ đẹp riêng, được thiết kế lồng ghép với hệ thống công viên, cây xanh, những con rạch nhỏ, cầu kiều, ao cá, cùng với lối đi nội bộ thoáng mát và hài hòa với thiên nhiên.
Không gian lý tưởng
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ lâu đã trở thành địa chỉ đỏ để tham quan, về nguồn. Bên cạnh đó, với không gian thoáng đãng, không khí trong lành, đây là lựa chọn thích hợp cho các gia đình tìm đến vào những ngày cuối tuần.
Ngồi nghỉ chân cùng con gái sau khi tham quan một vòng quanh khu lưu niệm, anh Nguyễn Tấn Tài (ngụ TP. Long Xuyên) cho biết, những ngày cuối tuần, anh thường chở con đến đây để tham quan, vì ở đây có không khí trong lành, có thể giúp con tránh tiếp xúc với các thiết bị điện tử, đồng thời lánh xa không khí xô bồ của chốn thị thành. Ngoài ra, con gái của anh cũng rất thích với các hiện vật trưng bày tại đây, như: Máy bay, tàu, xe… và chính anh cũng thích không khí trong lành, yên tĩnh nơi đây.
Cách chỗ anh Tài không xa, anh Lê Thanh Tuấn (xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới) đang cùng con trai 8 tuổi tham quan mô hình máy bay YAK40 VNA452 đặt trong khuôn viên khu lưu niệm. Anh Tuấn cho biết, đây là địa điểm hấp dẫn, vừa giúp con thư giãn, giải trí, vừa mang tính giáo dục sâu sắc. Con trai anh Tuấn rất thích các hiện vật trưng bày ở đây, từ máy bay, tàu, xe máy… kể cả căn nhà lưu niệm của Bác.
Video đang HOT
“Dịp nghỉ hè, tôi muốn đưa con trai đi chơi, nhưng công việc không cho phép. Ngày cuối tuần, tôi đưa cháu qua đây tham quan, một phần cho cháu biết cù lao Ông Hổ và Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng; một phần là muốn cháu biết thêm về lịch sử, về Bác Tôn, người con ưu tú sinh ra ở tỉnh An Giang” – anh Tuấn cho biết.
Ngoài Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, xã Mỹ Hòa Hưng còn mang vẻ đẹp của vùng sông nước, thích hợp cho các hoạt động tham quan, trải nghiệm. Dọc theo những con đường quê, nhiều mái nhà hiện ra dưới màu xanh dịu mát. Tại đây còn có những ngôi nhà cổ trăm năm, những vườn cây trái trĩu quả và người dân thân thiện, hiếu khách… sẽ là trải nghiệm khó quên.
Những cột cờ Việt Nam mà bạn nên check in một lần để thêm tự hào về quê hương, đất nước
Bạn có biết rằng những cây cột cờ Việt Nam cũng là tọa độ check in được người trẻ yêu thích.
Không chỉ giúp có một bộ ảnh "để đời", mà bạn còn có nhiều kỷ niệm đáng nhớ khi đến thăm những cây cột cờ Tổ quốc này.
1. Cột cờ Lũng Cú - một trong những cột cờ Việt Nam thiêng liêng nơi địa đầu tổ quốc
Cột cờ Lũng Cú là một trong những cột cờ Việt Nam nổi tiếng nhất. Đây là cây cột cờ nằm trên đỉnh núi Lũng Cú, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn và cách cực Bắc khoảng 3,3 km. Nhờ tọa lạc ở vị trí địa đầu tổ quốc nên cột cờ này trở thành một dấu ấn thiêng liêng của du lịch Hà Giang, là điểm đến mà du khách không thể bỏ qua khi về miền "đá nở hoa" du lịch.
Đây là dấu ấn thiêng liêng nơi địa đầu tổ quốc.
Nằm ở độ cao 1470 mét so với mực nước biển, cột cờ Lũng Cú đứng hiên ngang nhìn ngắm đất trời, núi rừng Tây Bắc. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong gió, càng làm cho khung cảnh nơi đây thêm phần hùng vĩ. Vẻ đẹp uy nghiêm cùng với lịch sử hình thành lâu đời đã ghi dấu cho cột cờ Lũng Cú nhiều điều hay ho, thú vị.
Cột cờ Lũng Cú nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn.
Được biết, cột cờ nơi cực Bắc tổ quốc này được xây dựng vào thời nhà Lý. Vào thời Pháp thuộc, công trình được xây dựng lại. Đến nay, sau hàng trăm năm tồn tại, cột cờ đã được tôn tạo và quy hoạch thành địa điểm du lịch ở Hà Giang nổi tiếng.
Cột cờ Lũng Cú cao hơn 33 mét.
Cột cờ Lũng Cú cao hơn 33 mét, phần bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu được làm bằng đá xanh với họa tiết mang đậm dấu ấn văn hóa Việt. Từ mặt đất đi lên bệ cột cờ, du khách phải vượt qua 839 bậc thang, thuận tiện để bạn có thể đi lại và check in thỏa thích.
Du khách du lịch Hà Giang không thể bỏ qua cột cờ Lũng Cú.
Hành trình khám phá cột cờ thiêng liêng của Hà Giang sẽ để lại trong lòng du khách nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Bạn không chỉ được thỏa thích sống ảo cùng một cây cột cờ kỳ vĩ, mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh bức tranh tuyệt đẹp của địa danh Lũng Cú - tỉnh Hà Giang khi đứng trên cột cờ này nhìn xuống.
2. Cột cờ Phai Vệ - cột cờ Việt Nam nằm trên đỉnh Phai Vệ xinh đẹp của xứ Lạng
Việt Nam ta có nhiều cột cờ tổ quốc đẹp và có lịch sử lâu đời. Một trong số đó là cột cờ Phai Vệ nằm trên đỉnh núi Phai Vệ, ngay trung tâm thành phố Lạng Sơn. Nơi đây từ lâu đã trở thành một điểm đến không thể bỏ qua của xứ Lạng. Người ta đến đây để chiêm ngưỡng một công trình lâu đời, để có thể ngắm được bức tranh thành phố Lạng Sơn xinh đẹp.
Cột cờ Phai Vệ nằm trên đỉnh núi Phai Vệ, ngay trung tâm thành phố Lạng Sơn.
Người dân xứ Lạng ví núi Phai Vệ như một hòn non bộ khổng lồ nằm giữa lòng thành phố. Ngọn núi được mẹ thiên nhiên điêu khắc với một dáng hình độc đáo, điểm xuyết thêm nhiều cây cỏ xanh mướt giữa đất trời. Trên đỉnh Phai Vệ, một cột cờ 80 mét được xây dựng kiên cố, lá cờ đỏ căng bay trong gió đẹp đến nao lòng.
Đường lên cột cờ như "Vạn Lý Trường Thành" thu nhỏ.
Ngày nay, cột cờ Phai Vệ là một trong những cột cờ Việt Nam đẹp và ấn tượng bậc nhất Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ đi qua một con đường gồm 535 bậc đá xây dựng kiên cố, bám chắc vào vách núi. Nhìn từ xa, con đường có hình dáng như một "Vạn Lý Trường Thành" thu nhỏ. Đó là những góc rất đẹp để du khách có thể check in thật nhiều ảnh đẹp.
Nơi đây mang đến cho du khách nhiều góc check in đẹp.
Hàng năm, có nhiều du khách khắp mọi miền tổ quốc về xứ Lạng khám phá cột cờ Phai Vệ - một cột cờ Việt Nam sở hữu địa thế đẹp và có lịch sử lâu đời. Đứng trên đỉnh Phai Vệ, bạn còn có thể phóng tầm nhìn ra xa thật xa, thu trọn tầm mắt vẻ đẹp của thành phố Lạng Sơn xinh đẹp, trù phú.
3. Cột cờ Hà Nội - cột cờ Việt Nam mang dấu ấn lịch sử giữa lòng thủ đô
Cột cờ Hà Nội cũng là một cây cột cờ ở Việt Nam mà bạn nên một lần đến thăm. Công trình này nằm trong khuôn viên Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Được xây dựng từ năm 1805 - 1812, ngọn kỳ đài mang nét đẹp kiến trúc cổ kính, độc đáo. Ngày nay, thời gian đi qua đã "nhuộm" lên cột cờ này những sắc màu cũ kỹ, mang đậm dấu ấn của năm tháng.
Cột cờ Hà Nội nằm trong Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam.
Kỳ đài Hà Nội cao 33 mét, bên dưới các tầng đế xây chồng lên nhau theo dạng hình vuông, tạo nên một bệ đỡ rất bề thế, chắc chắc. Đến đây, du khách có thể lần lượt đi lên những bậc thang và dừng lại ở các tầng quan sát bên dưới để ngắm cảnh hoặc check in.
Vẻ đẹp uy nghiêm, bề thế của cột cờ Hà Nội.
Từ tầng quan sát của cột cờ, du khách có thể phóng tầm nhìn ra 4 hướng khác nhau. Từ hướng Bắc, bạn sẽ thấy các di tích cổ như Đoan Môn, Lầu Công chúa, Cửa Bắc. Từ hướng Đông, du khách có thể thấy Nhà Bưu điện soi bóng xuống hồ Gươm. Từ hướng Tây là quảng trường Ba Đình, Lăng, Bảo tàng,... Từ hướng Nam là một không gian cổ kính với nhiều công trình kiến trúc đẹp.
Đến Hà Nội, bạn nhớ check in cột cờ này.
Ngày nay, cột cờ Hà Nội dần trở thành một biểu tượng đẹp của thủ đô, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Sau khi khám phá công trình cột cờ này, bạn còn có thể dành thời gian tham quan Bảo tàng hoặc kết hợp khám phá thêm những tọa độ du lịch nổi tiếng khác giữa lòng Hà Nội.
4. Cột cờ Nam Định - cột cờ Việt Nam được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia
Một trong những cột cờ Việt Nam nổi tiếng nhất phải kể đến cột cờ Nam Định. Đây là một niềm tự hào lớn của người dân Thành Nam. Công trình này nằm trên đường Tô Hiệu, phường Ngô Quyền, thuộc khuôn viên của Bảo tàng tỉnh. Ngày nay, kỳ đài Nam Định cũng đã trở thành một địa điểm du lịch có tiếng.
Cột cờ Nam Định có lịch sử hình thành từ lâu đời.
Không chỉ đơn giản là một ngọn kỳ đài có lịch sử lâu đời, cột cờ Nam Định còn là nơi diễn ra những trận chiến đấu bất khuất của quân và dân Thành Nam trong thời điểm kháng chiến chống Pháp. Đến năm 1945, cột cờ này là nơi cắm cờ đỏ sao vàng, khẳng định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám trên miền đất Nam Định.
Công trình này là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.
Với những giá trị lịch sử quan trọng và ý nghĩa, năm 1962, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch đã xếp hạng công trình này là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Từ 2012 đến nay, Bảo tàng tỉnh đã phối hợp cùng những cơ sở giáo dục địa phương để tổ chức các hoạt động trưng bày theo nhiều chủ đề như "Thành cổ Nam Định", "Phố cổ Thành Nam",...
Cột cờ này nằm trong khuôn viên Bảo tàng của tỉnh.
Cùng với những cột cờ Việt Nam khác, cột cờ Nam Định góp phần quan trọng vào việc quảng bá du lịch địa phương. Đó không chỉ là niềm tự hào riêng của người dân Thành Nam mà còn là niềm tự hào chung của cả dân tộc Việt. Vì thế, có dịp về Nam Định du lịch, bạn nhớ một lần ghé thăm ngọn kỳ đài này.
Mỗi ngọn kỳ đài ở Việt Nam đều rất đẹp và đáng tự hào.
Ở Việt Nam ta có nhiều ngọn kỳ đài tuyệt đẹp, phân phố khắp mọi miền đất nước. Mỗi cột cờ gắn liền với những câu chuyện, những giá trị lịch sử riêng. Thế nhưng tất cả đều cùng chung một ý nghĩa quan trọng là quảng bá du lịch, giá trị văn hóa và tinh thần dân tộc. Đó là lý do mà tuổi trẻ này, nhất định bạn phải một lần khám phá những cột cờ tổ quốc để thêm tự hào hơn về non nước Việt Nam.
Cánh rừng từng nhận 2 kỷ lục Việt Nam đẹp mướt mát sắc xanh mùa nước nổi Địa danh này tuy lạ mà quen với giới ưa xê dịch, vì cảnh đẹp mê người, màu xanh mướt mát bạt ngàn và dĩ nhiên là nơi lý tưởng để các bạn sống ảo quên lối về. Nhắc đến du lịch An Giang, phần lớn chúng ta thường nhớ ngay đến Miếu Bà Chúa Xứ, Núi Cấm, Núi Sam, những cánh đồng...