Điểm danh top 5 “nóc nhà” của thế giới
Hành trình chinh phục độ cao của những dãy núi huyền thoại dường như là không giới hạn. Núi càng cao càng hiểm trở lại càng mang đến sức hút lớn.
Và đó là lý do những đỉnh núi cao nhất thế giới luôn là đích nhắm lý tưởng của các nhà thám hiểm leo núi. Dưới đây là danh sách những ngọn núi cao nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại.
1. Đỉnh Everest
Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới với độ cao 8.848m và hiện nay chiều cao của Everest đã tăng lên 8.850m.
Đỉnh núi này nằm trên vùng biên giới giữa Nepal và Trung Quốc. Vì sự cao lớn, hùng vĩ và luôn tăng vọt về độ cao qua từng mốc thời gian, do vậy Everest thường được xem là biểu tượng cho sự phát triển bền vững.
Everest lần đầu tiên được chinh phục bởi Nepali Sherpa Tenzing Norgay trong một chuyến thám hiểm của Anh vào năm 1953 theo tuyến đường Nam Col.
2. Núi K2
Núi K2 là ngọn núi cao thứ hai trên Trái đất, sau núi Everest. Ngọn núi cao thứ 2 thế giới này thuộc dãy Baltoro Karakoram nằm giữa biên giới Trung Quốc và Pakistan.
Video đang HOT
Đây là ngọn núi có độ cao 8.600m, hiểm trở và khó chinh phục nên còn có tên gọi khác là “Savage Mountain”. Ngọn núi lần đầu tiên được chinh phục bởi đoàn thám hiểm người Ý.
3. Núi Kanchenjunga
Với độ cao 8586m, Kanchenjunga hay còn được gọi với cái tên Kachendzonga nằm trên biên giới giữa Ấn Độ và Nepal có tới 5 đỉnh, được phủ tuyết trắng xóa.
Không chỉ cao thứ 3 trong số 10 ngọn núi cao nhất thế giới, Kanchenjunga còn mang ý nghĩa tâm linh vô cùng lớn đối với người dân Sikkim và cả Darjeeling ở khu vực lân cận.
4. Núi Lhotse
Ai cũng biết đỉnh núi Everest cao nhất thế giới, tuy nhiên cũng có một ngọn núi khác thuộc dãy Hymalaya với độ cao không thua kém mà không phải ai cũng biết đó là Lhotse. Lhotse giống như một người em song sinh bị lãng quên của Everest, gần như là một phiên bản khác của Everest, không kém phần khắc nghiệt mang đến những khó khăn và thử thách riêng.
Đường leo núi Lhotse cũng có lịch trình tương đồng với đoạn đường lên núi Everest. Lhotse cũng là một phần trong dãy Hymalaya. Ngọn núi này lần đầu tiên được chinh phục vào năm 1956.
Lhotse cũng được cảnh báo là một trong những đỉnh núi cực kỳ khó thám và nguy hiểm bởi đỉnh núi quanh năm bị bao phủ bởi lớp tuyết dày, rất hay xảy ra bão tuyết hay sạt lở bất cứ lúc nào.
5. Núi Makalu
Đỉnh Makalu có chiều cao lên đến 8.463m và cao là đỉnh núi cao thứ năm trên thế giới. Nó nằm cách đỉnh Everest 19 km về phía đông nam, nằm trên biên giới giữa hai nước Nepal và Trung Quốc. Makalu cũng thuộc dãy Himalaya.
Núi Makalu lần đầu tiên được chinh phục bởi một đoàn thám hiểm Mỹ do William Siri dẫn đầu vào năm 1955.
Makalu có hình dạng của một kim tự tháp 5 mặt được cô lập riêng. Sườn Đông Nam và Tây Bắc của Ridgeare chính là các tuyến đường leo núi chính để lên đỉnh Makalu. Càng lên cao, nhiệt độ sẽ càng xuống thấp, khí hậu rất khô.
Khám phá ngọn núi được mệnh danh 'nóc nhà Đông Bắc', khó nhằn hơn cả Fansipan
Nằm ở độ cao hơn 2.000 m, "nóc nhà" vùng Đông Bắc Việt Nam là một cung đường huyền thoại mà các phượt thủ ao ước được chinh phục.
Những người đam mê du lịch mạo hiểm chắc chắn không thể bỏ qua việc chinh phục Tây Côn Lĩnh - ngọn núi được coi là nóc nhà Đông Bắc. Nơi đây không chỉ mang vẻ đẹp hoang sơ kỳ bí mà còn rất đỗi thơ mộng. Trước khi biết đến Tây Côn Lĩnh, nhiều người không thể tin được rằng ở Việt Nam cũng có một nơi phiêu diêu chốn mây trời non nước như thế.
Tây Côn Lĩnh là một đỉnh núi trên khối núi thượng nguồn sông Chảy ở phía tây tỉnh Hà Giang, dãy núi Tây Côn Lĩnh trải dài trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, cách thị xã Hà Giang 46 km. Vùng đất này còn được coi là núi thiêng của người dân tộc La Chí - một trong số những dân tộc ít người ở Hà Giang.
Với độ cao 2.419 m, tuy không phải là ngọn núi cao nhất Việt Nam nhưng việc chinh phục được nóc nhà Đông Bắc dường như khó khăn hơn nhiều lần so với đỉnh Fansipan cao vời vợi.
Dù chọn cung đường nào thì bạn cũng phải đối mặt với những con đường khi thì rậm rạp cỏ cây, xuyên thẳng giữa rừng, lúc lại cheo leo giữa một bên là dốc đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Càng lên cao, cửa nhà càng thưa thớt, những con đường nhựa ban đầu cũng nhanh chóng thay bằng đường đất bụi mù ngày nắng và lầy lội lúc trời mưa.
Những khu rừng rậm rạp, nền đất ẩm ướt là thử thách lớn nhất để chinh phục Tây Côn Lĩnh. Khó khăn là vậy nhưng nếu biết cách tận hưởng bạn sẽ thấy khu rừng lại tràn đầy sức cuốn hút, hấp dẫn. Hãy chuẩn bị để choáng ngợp bởi những tầng tán cổ thụ, thân to lớn vài người ôm không xuể, ngọn cao vút tưởng chừng chạm mây xanh.
Đường lên đỉnh Tây Côn Lĩnh quanh năm được sương mù bao phủ. Càng lên cao mây càng dày, tập trung và phân tầng rõ ràng hơn. Trên đỉnh núi, hướng mắt về 4 phía là biển mây mênh mông không điểm dừng. Mỗi bình minh lên hay khi hoàng hôn xuống, cảnh tượng những đám mây chuyển sắc, chảy tràn qua đỉnh núi dễ khiến lòng người say mê.
Đứng từ trên đỉnh núi nhìn xuống người ta có cảm giác như đang lơ lửng trên những đám mây. Biển mây trắng xóa, cuồn cuộn giống như những bọt sóng hàng hàng lớp lớp không khỏi choáng ngợp. Tây Côn Lĩnh làm con người ngỡ như đã thoát khỏi khói bụi trần gian và đang bay ở chốn bồng lai tiên cảnh nào đó.
Tây Côn Lĩnh là một phần của Hoàng Su Phì. Chẳng có nơi nào ngắm ruộng bậc thang đẹp như nhìn từ trên đỉnh núi xuống. Đỉnh núi Chiêu Lầu Thi thuộc dãy Tây Côn Lĩnh là nơi thích hợp nhất để ngắm biển lúa.
Trên độ cao hơn 2.000 m, biển lúa hiện ra như những đợt sóng lan tỏa từ đỉnh đến chân. Tất cả như đang chuyển động, cảnh đẹp ảo diệu vô cùng. Tia nắng mai rực rỡ chiếu qua lớp sương mỏng làm bừng sáng những thửa ruộng vàng óng bên dưới càng tôn thêm sự quyến rũ, hấp dẫn cho bức tranh thiên nhiên.
Khi sương bắt đầu tan cũng là lúc mặt trời hiện lên với dáng vẻ nguy nga tráng lệ nhất. Cảnh hoàng hôn lúc chiều lúc chiều tà giống như một bức tranh thủy mặc khiến người ta không thể rời mắt, cứ thế ngơ ngẩn đuổi theo ánh hào quang.
Đường Tây Côn Lĩnh bây giờ đã có nhiều người đi hơn và được khám phá nhiều hơn, nhưng đó vẫn là một con đường đáng tự hào để bạn tiến bước.
Cuộc sống trên nóc nhà thế giới Bộ ảnh của Kevin Frayer đem đến cho độc giả cái nhìn về cuộc sống chậm rãi ở Tây Tạng (Trung Quốc). Một cậu bé được chụp ảnh khi đang cưỡi trên con yak bên bờ hồ Namtso. Cả bò yak lẫn hồ Namtso đều là biểu tượng của Tây Tạng. Con vật kia có vai trò lớn với đời sống người dân....