Điểm danh tên lửa phòng không Nga sẵn sàng xuất ngoại
Công nghiệp quốc phòng Nga có danh mục dài tên lửa phòng không từ tầm ngắn tới tầm xa sẵn sàng xuất khẩu đi bất cứ đâu trên thế giới.
Đứng đầu trong danh sách hệ thống tên lửa phòng không Nga được chào bán trên thị trường là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-300 (NATO định danh là SA-10 Grumble) được thiết kế để chống lại các cuộc không kích. Dù được phát triển từ những năm 1970, nhưng tới ngày nay S-300 vẫn được xem là một trong những tên lửa phòng không mạnh nhất thế giới.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 có thể đánh chặn nhiều mục tiêu cùng lúc ở tầm xa 150-200km, độ cao tối đa 27km. Trong ảnh, đạn tên lửa hệ thống S-300PS rời bệ phóng trong một cuộc tập trận bắn đạn thật.
Ngoài Nga, S-300 đang phục vụ ở một số nước Đông Âu và châu Á. Mới đây nhất vào ngày 13/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký quyết định gỡ bỏ lệnh cấm cung cấp các tổ hợp tên lửa S-300 cho Iran. Điều đó có nghĩa rằng, Moscow đã có căn cứ pháp lý để tái tục thương vụ bán tổ hợp phòng không khủng này cho bạn hàng Iran. Trong ảnh là tổ hợp S-300VM Antey-2500, phiên bản xuất khẩu của S-300.
Nga cũng đang rục rịch xuất khẩu các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 mạnh nhất thế giới sau khi nhu cầu trong nước cơ bản đủ. Mà hợp đồng đầu tiên chính là xuất khẩu tên lửa S-400 cho Quân đội Trung Quốc.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm cao S-400 Triumf có thể tiêu diệt khí cụ bay của đối phương trong khoảng cách từ 5-400 km và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 60 km.
Hệ thống phòng không nổi tiếng tiếp theo của Nga là tổ hợp pháo/tên lửa phòng không tầm ngắn đến tầm trung Pantsir-S1 (NATO định danh là SA-22 Greyhound). Đây được xem thuộc hàng công nghệ phòng không tối tân nhất của Nga hiện nay.
Pantsir-S1 được trình diện lần đầu tại Triển lãm Hàng không MAKS gần Moscow vào năm 1995. Tới năm 2000, Ả-Rập Xê-Út đã đặt hàng 50 tổ hợp tên lửa này trong hợp đồng trị giá 73 triệu USD. Syria cũng được cho là đã đặt hàng 50 hệ thống Pantsir-S1 và bắt đầu nhận hàng vào năm 2008. Ngoài ra còn có nhiều khách hàng khác như Iraq, Algeria cũng mua loại hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1.
Còn đây là hệ thống tên lửa đối không tự hành tầm trung phiên bản xuất khẩu Buk-M2E được chào hàng tại Triển lãm Xuất khẩu vũ khí Nga RAE vào năm 2013. Tên lửa này được cho là đã có mặt tại Venezuela, Azerbaijan. Năm 2007, Syria cũng đã đặt mua Buk-M2E trong một hợp đồng trị giá 1 tỷ USD.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 có tính cơ động cao của Nga. Có hiệu suất tác chiến cực tốt, giá lại rẻ, vận hành dễ nên Strela-10 được hầu hết các nước đồng minh của Liên Xô ưa dùng. Tuy không còn được sản xuất nhưng hiện Nga chủ yếu chào hàng gói nâng cấp của Strela-10.
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa/pháo phòng không tự hành 9K22 Tunguska của Nga đang diễu binh thị uy sức mạnh. Hệ thống này đã được xuất khẩu sang Ấn Độ và Ma Rốc.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M1 trưng bày tại Triển lãm vũ khí quốc tế Oboronexpo lần thứ 2 năm 2014. Tor được cho là đã xuất sang nhiều nước ngoài Nga ở Châu Á, Châu Âu, Trung Đông và Nam Mỹ.
Hệ thống tên lửa phòng không tự hành tầm thấp chiến thuật 9K33 Osa được xuất sang nhiều nước đồng minh Liên Xô ở Trung Đông và Châu Á. Tuy được chế tạo từ những năm 1960 nhưng 9K33 Osa vẫn hoạt động rất hiệu quả trong việc đánh chặn tên lửa. Cũng như Strela-10, Nga hiện chủ yếu chào hàng gói nâng cấp.
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc và 'sự nghiệp' sao chép vũ khí Nga (tiếp theo)
Vừa qua, Nga chính thức tuyên bố bán tổ hợp vũ khí S-400 cho Trung Quốc. Mặc dù trước đó, Nga vẫn tuyên bố không xuất khẩu cho Trung Quốc tổ hợp này bởi lo ngại công nghệ sao chép vũ khí của nước này.
(Tiếp theo phần I)
Tổ hợp Tên lửa S-300 - HQ-9
Ngoài máy bay, các công nghệ đối với các khí tài khác của Nga cũng được Trung Quốc phát huy sao chép triệt để. Vừa qua, Nga thông báo bán hệ thống S 400 cho Trung Quốc khiến nhiều nước bất ngờ, trong đó có lý do rằng từ sự kiện Su 27 biến thành J 11 đến nay, Nga luôn dè chừng khi bán các thiết bị quân sự hiện đại cho Trung Quốc.
Hơn nữa Tổ hợp tiền nhiệm của S 400 là S 300 của Nga cũng bị Trung Quốc "xào nấu" thành Hồng Kỳ HQ 9, có phần thêm thắt công nghệ dẫn đường từ Patriot của Mỹ.
Theo các nguồn thông tin quân sự, Trung Quốc bắt đầu phát triển hệ thống tên lửa này từ những năm 1980 của thế kỷ trước nhưng 10 năm sau vẫn chưa đạt được kết quả. Năm 1993 sau khi mua được một số lượng các tên lửa S-300 PMU1 của Nga thì bắt đầu từ đây Hồng Kỳ-9 của Trung Quốc đã chính thức được dựa vào đó mà khai sinh. Bằng cách thông thường đã thực hiện nhiều trên loại vũ khí là nghiên cứu, mổ xẻ loại tên lửa của Nga, cuối những năm 1990 Trung Quốc đã chính thức có Hồng Kỳ-9 trong biên chế. Nhưng cũng giống như những sản phẩm &'nhái', Hồng Kỳ 9 chỉ là sự mô phỏng công nghệ và bị xem là thiếu rất nhiều tính năng. Giới chuyên gia cũng nhận định, dù có Hồng Kỳ 9 nhưng khả năng phòng thủ của Trung Quốc vẫn đang còn dựa vào hệ thống S-300 mua từ Nga.
Có thông tin từ nguồn thông tin quốc phòng Nga lại cho rằng, nói HQ 9 là bản nhái của S-300 là không chính xác bởi nó chỉ vay mượn chút ít và tính năng thì còn xa mới sánh bằng S-300 của Nga.
Hài hước ở chỗ. Trung Quốc đã kỳ công, vật nài đòi mua của Nga hệ thống S-400, nhưng nhiều thông tin cho thấy Trung Quốc trước đây vẫn loan báo rằng họ còn có hệ thống Hồng Kỳ 19, có tính năng ngang ngửa, thậm chi còn hơn S-400 của Nga. Giới chuyên môn lại một lần nữa nhận định, Hồng Kỳ 19 cũng là lại một phiên bản nhại mà thôi.
HQ-9
S-300
Các hệ thống vũ khí, khí tài khác
Từ năm 1968, dựa trên phiên bản C-75A (Lavochkin OKB S-75 (tiếng Nga: -75; tên ký hiệu NATO SA-2 Guideline) là một tổ hợp tên lửa đất đối không (SAM) tầm cao được điều khiển bằng hệ thống radar ba tác dụng do Liên Xô chế tạo. ), Trung Quốc cũng tự chế tạo loại vũ khí này và đặt tên là HQ-1 (Hongqi-1 Hồng Kỳ 1) và HQ-2 (Hongqi-2 Hồng Kỳ 2), mặc dù có một số cải tiến ở khoang chiến đấu của kíp điều khiển và hệ thống dẫn đường.
Ngoài ra, cũng có các nguồn tin cho rằng Tổ hợp tên lửa HQ-17 của Trung Quốc đã nhái hệ thống tên lửa Tor-M1 của Nga.
Nhiều trang thiết bị của Quân đội Trung Quốc được các nguồn tin cho là tương tự như các thiết bị tương ứng của Nga. Xe off-road BJ2020S được sản xuất từ những năm 1990 được sử dụng như một phương tiện vận chuyển, một xe tên lửa và được phát triển dựa trên thiết kế của chiếc UAZ-469 của Liên Xô cũ.
Xe tải hạng nặng đặc biệt WS2400 8x8 của Trung Quốc do Washan sản xuất bị một số nguồn tin quân sự cho là một phiên bản sao chép thiết kế của chiếc xe tải pháo binh MAZ-543 8x8 của Liên Xô/Belarus.
Chiếc xe chiến đấu bộ binh Trung Quốc (IFV) ZBD-97, được sản xuất từ năm 2003, nặng 21,5 tấn, tương tự như chiếc BMP-3 của Nga, có thể mang 10 nhân viên và được trang bị một khẩu pháo 100 mm, một súng máy và 2 bộ phóng lựu.
Tại sao Trung Quốc lại phát huy tối đa việc sao chép?
Trên đây là những thống kê chưa đầy đủ, mới chỉ riêng vũ khi trong lĩnh vực không quân và phòng không là chính (chưa kể đến trong các vũ khí khí tài quân sự khác). Nhưng cho dù là đồn đoán hay sự thật và cho dù là được phép hay không được phép, cũng đủ thấy được rằng thật sự Trung Quốc đã phát huy một cách tối đa khả năng sao chép trong việc sản xuất vũ khí từ công nghệ của người Nga.
Có được điều đó, trước hết phải do điều kiện thuận lợi địa chính trị và về hợp tác quân sự giữa hai nước. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc và Nga vẫn gần như liên tục có một mối quan hệ tốt, ở sát cạnh nhau.
Thông qua việc hợp tác sản xuất, hoặc viện trợ (trước đây), Trung Quốc đã có một nguồn vũ khí nguyên mẫu rất lớn. Sau đó, trong những năm gần đây, nếu được mua, Trung Quốc sẽ mua vũ khí hiện đại nhất của Nga ngay sau khi Nga cho phép xuất khẩu. Rồi họ sẽ mổ xẻ nghiên cứu và cho ra các sản phẩm tương tự, thậm chí có kế thừa, học hỏi, bổ sung của cả các hệ thống vũ khí Phương Tây và Mỹ. Nếu không được mua các sản phẩm từ Nga, Trung Quốc sẽ mua qua các bên thứ 3 (các bên này đựợc phép mua từ Nga ). Và cuối cùng, khi không mua được hoặc không học hỏi sao chép được từ Nga, họ sẽ học hỏi, sao chép, hợp tác từ nhiều bên khác nhau (trường hợp của máy bay J-10) hoặc mua lại từng phần các công nghệ vũ khí (ví dụ như chỉ mua riêng động cơ máy bay của Nga) của các nước tiên tiến khác và kết hợp thành 1 sản phẩm hoàn thiện.
Việc sử dụng được sản phẩm nguyên mẫu và từ đó nhân bản khiến ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc có thể đốt cháy giai đoạn, học hỏi được công nghệ một cách nhanh nhất và tiết kiệm nhất, không tốn nhântàivậtlực để nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, sản phẩm của họ luôn bị đánh giá thấp hơn nhiều so với nguyên mẫu. Bên cạnh đó, từ nhiều nguồn tin quân sự cho thấy, Trung Quốc luôn cho thế giới thấy rằng hoặc đó là những sản phẩm họ tự sản xuất hoặc những sản phẩm đó tốt hơn nguyên mẫu!
Bên cạnh việc &'nhái' hoặc xin/mua để &'nhái' các sản phẩm vũ khí khí tài Nga và Liên Xô trước đây nhằm phục vụ nhu cầu nội tại của Trung Quốc, các sản phẩm vũ khí nhân bản của họ còn được đưa vào phục vụ xuất khẩu. Từ đó, Trung Quốc kiếm được những khoản lợi nhuận không nhỏ và cũng đã làm Nga thiệt hại những khoản tương ứng nếu không nói là có thể còn hơn thế nhiều. Thảo Hoàng
Theo_VnMedia
Điểm danh những siêu súng tối tân nhất thế giới Ngay nay, khái niệm vũ khí công nghệ cao không chỉ bao gồm tàu chiến, máy bay, tên lửa. Nhiều công ty quốc phòng và các cường quốc quân sự còn áp dụng những công nghệ tiến tiến để phát triển các loại vũ khí cá nhân. Corner Shot có thể bắn chính xác qua chỗ ngoặt của góc tường nếu quay ngang...