Điểm danh những tỉnh “sa lầy” trong nợ khi làm nông thôn mới
Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An… là những tỉnh được điểm danh trong số những địa phương đứng đầu về nợ đọng xây dựng cơ bản trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, hình thức huy động vốn BT (để làm đường, nhà văn hoá…) được chỉ rõ đã vượt quá khả năng bố trí vốn, lỏng lẻo, gây thất thoát, lãng phí…
Đây là một vấn đề nổi lên mà nhiều cơ quan Trung ương đã thống kê, cảnh báo thời gian qua.
Theo Ban Chỉ đạo trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong số 2.600 xã nợ đọng xây dựng cơ bản có tới hơn 700 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới. Các địa phương có số nợ cao gồm: Bắc Ninh (hơn 613 tỷ đồng), Thanh Hóa, Nghệ An (mỗi tỉnh hơn 500 tỷ đồng), Hà Nam, Hưng Yên, Quảng Bình (mỗi tỉnh hơn 200 tỷ đồng).
Để khắc phục bệnh thành tích, xử lý tốt nợ đọng trong xây dựng nông tôn mới, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng, cần đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong xây dựng nông thôn mới. Trong đó, làm rõ trách nhiệm và xử lý kỷ luật nghiêm khắc nếu để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, phát sinh nợ xây dựng cơ bản không đúng quy định. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của ban chỉ đạo và cơ quan thường trực các cấp về phân bổ và sử dụng nguồn lực được giao. Có như vậy mới góp phần tránh thất thoát tiền vốn của Nhà nước và người dân, từ đó khắc phục được tình trạng nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới đang diễn ra phổ biến tại một số địa phương như hiện nay.
Trong báo cáo mới đây về tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, UB Tài chính – Ngân sách của Quốc hội nêu lo ngại vì tình hình đang nợ đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây, khi các địa phương vào “cuộc đua” để được công nhận nông thôn mới.
Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ lớn (tính đến hết 2014, số nợ đọng xây dựng cơ bản của cả nước lên tới gần 87.000 tỷ đồng, trong khi nửa năm trước đó, số nợ mới chỉ là 43.000 tỷ đồng) được UB Tài chính – Ngân sách chỉ ra là việc phê duyệt dự án ở nhiều nơi trong khi chưa cân đối được nguồn vốn số lượng dự án khởi công mới. Nhiều dự án không nằm trong quy hoạch tổng thể đầu tư phát triển của địa phương vẫn được quyết định đầu tư, nợ đọng xây dựng cơ bản, vốn ứng trước lớn…
Ngoài ra, cơ quan này cũng nhìn nhận, việc thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách cho các dự án đầu tư bộc lộ nhiều tiềm ẩn rủi ro trong tương lai. Quy mô một số dự án BT qúa lớn, vượt quá khả năng bố trí vốn, kiểm soát chi phí và chất lượng công trình còn thiếu chặt chẽ…
Thực tế, hình thức đầu tư BT (xây dựng – chuyển giao) được nhiều tỉnh thành áp dụng theo hướng đồng ý đổi đất để doanh nghiệp đầu tư cho địa phương công trình, dự án cụ thể.
700 tỷ đồng cho “cuộc đua”… xã nông thôn mới
Video đang HOT
Trụ sở các cơ quan chính quyền xã Tam Sơn (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) được cho là quá quy mô, lãng phí trong khi có nhiều việc khác cấp thiết hơn cần đầu tư.
Lân cận Hà Nội, việc xảy ra tại 2 xã Tam Sơn và Hương Mạc của thị xã Từ Sơn (huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đang khiến người dân hoang mang. 2 xã này “ôm” khoản nợ 700 tỷ đồng với một doanh nghiệp để xây mới, sửa chữa một số công trình theo tiêu chuẩn làm nông thôn mới, góp thêm vào tình trạng sa lầy nợ của Bắc Ninh.
Theo báo cáo mới nhất của Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh này, thời gian qua, các địa phương, ban ngành của tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới. Theo đó, năm 2014 mới chỉ có có 7 xã đạt chuẩn thì năm 2015 đã có 28 xã được công nhận nông thôn mới. Và để có được kết quả này, cần đến hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước cũng như đóng góp của người dân đổ vào và Bắc Ninh cũng trở thành tỉnh đứng đầu cả nước về số tiền nợ (hơn 613 tỷ đồng0.
Bước sang năm 2016, dù nợ đã nhiều như vậy, nhưng để phấn đấu đưa 25 xã, đặc biệt là 3 đơn vị cấp huyện là TX Từ Sơn, huyện Tiên Du và TP Bắc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới, tổng số vốn địa phương này tiếp tục huy động khoảng 1.220 tỷ đồng để thực hiện. Trong đó, ngân sách Trung ương chiếm 1,01% (12,380 tỷ đồng); ngân sách địa phương các cấp (tỉnh, huyện, xã) khoảng 896 tỷ đồng; vốn tín dụng khoảng 305 tỷ đồng; vốn cộng đồng dân cư khoảng 5,9 tỷ đồng và vốn khác chiếm 1.050 triệu đồng.
Không thể phủ nhận việc triển khai thực hiện nông thôn mới đã làm đổi thay bộ mặt nhiều làng quê Kinh Bắc. Tuy nhiên vấn đề đặt ra, dù là tỉnh có số thu ngân sách lớn và thực tế nhiều địa phương cơ bản vốn rất khá giả, nhưng tại sao Bắc Ninh lại dẫn đầu cả nước về số nợ lớn như vậy?
Phân tích từ dự án trên địa bàn 2 xã Hương Mạc và Tam Sơn của thị xã Từ Sơn (được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Nhường ký Quyết định số 1695 tháng 12 năm 2015 phê duyệt đề xuất dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, kết cấu hạ tầng giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao; trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước trên địa bàn 2 xã này).
Theo đó, thông qua hình thức Xây dựng – Chuyển giao (BT), tỉnh đồng ý cho Cty Cổ phần xây dựng thương mại Cao Đức (đại diện liên danh Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Cao Đức và Cty TNHH Cao Nguyên) đầu tư xây mới, cải tạo một số công trình tại hai xã này như nhà văn hóa thôn, trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, hội trường… với tổng mức đầu tư dự kiến 701 tỷ đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư. Đổi lại, nhà đầu tư được khai thác giá trị quyền sử dụng đất các khu đất trên địa bàn hai xã này.
Số tiền hơn 700 tỷ đồng được cho là “vung tay quá trán”, lãng phí vì trong năm 2015, xã Hương Mạc đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mơi, còn Tam Sơn chỉ còn 3,3km đường trục thôn đã được rải cấp phối cần bê tông hoá và 5,7km đường chính nội đồng lầy lội vào mùa mưa dự kiến sẽ được xử lý trong năm nay để đưa thị xã Từ Sơn hoàn thành nông thôn mới. Cái giá của “khoản vay” 700 tỷ đồng, theo đó, được xem là rất đắt.
Trao đổi về hiện tượng chạy đua làm nhà văn hoá, hội trường, làm đường… để được công nhận nông thôn mới, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng (nguyên Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội) cho rằng, mục tiêu cao nhất của việc xây dựng nông thôn mới là phải thúc đẩy được sản xuất, tăng việc làm, nâng cao được thu nhập của người dân địa phương chứ không phải là những công trình phúc lợi như vậy.
“Chúng tôi đi giám sát thì thấy ở rất nhiều xã, nợ xây dựng cơ bản đã vượt khả năng thanh toán” – ông Hùng nhận định, những ví dụ như Hương Mạc, Tam Sơn rất nhiều và đó chính là biểu hiện chạy theo thành tích.
P.Thảo
Theo Dantri
Tại xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội: Ăn nhờ ở đậu vì "hố tử thần"
Chỉ trong vài chục phút, nhiều công trình xây dựng của người dân thôn Hòa Lạc, xã An Tiến đã bị "hố tử thần" nuốt trọn. Để đảm bảo an toàn, một số gia đình đã phải đi... sơ tán.
Đường sá, nhà cửa tan hoang do sự cố sụt lún bất thường
Bỗng dưng thành vô gia cư
8h30 ngày 2-4 tại nhà ông Nguyễn Văn Bắc và bà Nguyễn Thị Sợi ở thôn Hòa Lạc bỗng xảy ra hiện tượng lún sụt đất. Kết quả đo đạc cho thấy đường kính hố sụt lún là 14m, sâu 11,3m. UBND xã An Tiến sau đó đã thống kê thiệt hại về tài sản, cho thấy hộ ông Nguyễn Văn Bắc bị đổ 2 trụ cổng và 2 cánh cửa sắt, tường bao dài 15m cao 1,8m, sân bê tông có diện tích 40m2, nhà kiên cố 2 tầng bị nghiêng lún; Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Sợi có công trình phụ có tổng diện tích 55m2 bị sập đổ. Ngoài ra, gia đình ông Vũ Văn Học cũng bị đổ công trình phụ với diện tích 30m2, tường nhà ở bị nứt dài 3m. Tổng số hộ nằm trong khu vực nguy hiểm là 26 hộ với 85 nhân khẩu, diện tích bị ảnh hưởng là 11.661m2.
Có mặt tại khu vực trên sáng 4-4, chúng tôi tận mắt thấy một số công trình xây dựng, sân vườn, đường giao thông đã nằm trong "hố tử thần". Cạnh đó, nhiều công trình khác cũng bị lún khá nghiêm trọng. Trên mặt đường và các bức tường xuất hiện vô số vết nứt dài. Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ người và tài sản nằm trong khu vực bị ảnh hưởng nặng đã được di dời đến nơi an toàn. Để cảnh báo người dân, UBND xã đã cho dựng những tấm biển "nguy hiểm, cấm vào".
Chia sẻ với phóng viên ANTĐ, bà Nguyễn Thị Minh (59 tuổi) - người sống tại khu vực này kể lại, khoảng 8h30 ngày 2-4, khi bà đang bế cháu chơi ở sân thì bất ngờ thấy 2 trụ cổng đổ sập. Nhìn xuống dưới chân, bà Minh thấy mặt đất bị rạn, xuất hiện những vết nứt to dần nên bà nhanh chóng bế cháu chạy ra ngoài. Sau đó ít phút, toàn bộ phần đất bà Minh đứng trước đó cùng công trình phụ của gia đình bà đã bị "hố tử thần" nuốt trọn. Được sự hỗ trợ của UBND xã, toàn bộ người và tài sản trong gia đình bà Minh và các hộ bị ảnh hưởng đã được di dời an toàn. Do khó khăn về chỗ ở nên gia đình bà được bố trí ở tạm tại nhà văn hóa.
"Ở nhà văn hóa, tuy chúng tôi yên tâm hơn, song sinh hoạt gặp nhiều khó khăn do không có nước sinh hoạt, không nhà vệ sinh. Vì vậy, việc nấu nướng, ăn uống, tắm giặt gia đình tôi đều phải nhờ hàng xóm. Vẫn biết đây là sự cố bất khả kháng, song mong muốn lớn nhất của gia đình tôi và các hộ khác là sớm được hỗ trợ di dời đến nơi ở mới để ổn định cuộc sống" - bà Minh chia sẻ.
Còn theo người dân sống tại khu vực, rất may sự cố xảy ra vào ban ngày, ít người ở nhà nên không có thiệt hại về người. Để tránh bị ảnh hưởng, một số gia đình trong khu vực đã phải dùng cột gỗ để gia cố các công trình.
Gia đình bà Nguyễn Thị Minh phải chuyển đến nhà văn hóa ở tạm
Nhanh chóng hỗ trợ người dân
Liên quan đến sự cố trên, ông Trần Văn Hoành - Chủ tịch UBND xã An Tiến cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, UBND xã đã huy động dân quân và công an xã đến bảo vệ hiện trường, làm hàng rào cảnh giới người dân, tổ chức sơ tán người và tài sản. Bên cạnh đó UBND xã cũng cử cán bộ chuyên môn lập sổ theo dõi biến động tại khu vực này, cử người chốt trực 24/24 giờ, cấm xe có trọng tải từ 2,5 tấn trở lên đi vào tuyến đường gần khu vực sụt lún, thông báo rộng rãi trên loa truyền thanh của xã để người dân được biết. Tiếp theo đó, UBND xã có báo cáo nhanh gửi UBND huyện Mỹ Đức để nhanh chóng kiểm tra hiện trường, xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục sự cố.
Cũng theo ông Hoành, cách đây 10 năm, cũng tại địa bàn thôn Hòa Lạc đã xảy ra 2 vụ tương tự nhưng cách vị trí bị sụt lún hiện tại khoảng 100m. Do vậy, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do khu vực có nền đất yếu, có nhiều hố mạch sâu chưa được khảo sát, phát hiện. Trước tình hình đó, UBND xã An Tiến đã kiến nghị các sở, ngành liên quan tiến hành khảo sát, thăm dò địa chất và tìm phương án xử lý, hỗ trợ người dân để họ sớm có nơi ăn chỗ ở mới, ổn định cuộc sống.
Được biết, ngay sau khi nhận được báo cáo của UBND xã An Tiến, UBND huyện Mỹ Đức đã có công văn chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự huyện, CAH, lực lượng dân quân tổ chức bảo vệ hiện trường, sơ tán người và tài sản của 5 hộ dân lân cận để đảm bảo an toàn. Sáng 4-4, đại diện UBND huyện Mỹ Đức đã đến kiểm tra hiện trường. Chiều cùng ngày, đoàn công tác của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng có mặt tại nơi xảy ra sự cố để bước đầu tìm hiểu nguyên nhân.
Theo ông Lê Văn Cành - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, "hiện UBND huyện đang xem xét phương án hỗ trợ người dân bị thiệt hại về tài sản. Dự kiến sau khi có kết luận của Sở Tài nguyên và Môi trường về nguyên nhân dẫn đến hiện tương này, UBND huyện sẽ đề xuất biện pháp bố trí chỗ ở cho các hộ dân bị ảnh hưởng trình các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết".
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ sụt lún đất quy mô lớn tại thôn Hòa Lạc, xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã giao các cơ quan hữu quan khẩn trương vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân, kết luận và đề xuất biện pháp khắc phục.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức khẩn trương kiểm tra, tổ chức khảo sát địa chất, quan trắc địa hình, tìm hiểu nguyên nhân, kết luận và đề xuất biện pháp khắc phục xử lý sự cố. Đồng thời tăng cường rà soát, thăm dò hiện trạng địa chất tại các khu vực khác trên địa bàn để có phương án ứng phó kịp thời.
Cùng với đó, Chủ tịch UBND TP giao Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức đảm bảo tuyệt đối an toàn và điều kiện sinh hoạt cho các hộ dân tại khu vực sụt lún, báo cáo Thành ủy, UBND TP trước ngày 12-4-2016.
Theo_An ninh thủ đô
Hải Phòng: Nhà văn hóa thôn sập khiến 10 người nhập viện Nhà văn hóa thôn sập khi đã thi công gần xong, 10 công nhân bị thương đang được điều trị tại Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng... Theo thông tin từ các cơ quan chức năng Hải Phòng, vào khoảng 10h sáng ngày 4/4, tại công trình xây dựng Nhà văn hóa thôn Hà Hương (xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo, Hải...