Điểm danh những quốc gia bắt buộc tiêm vaccine COVID-19
Sự gia tăng mạnh mẽ các ca nhiễm COVID-19 mới do biến thể Delta và tỷ lệ tiêm chủng giảm đã khiến nhiều chính phủ phải áp đặt quy định bắt buộc tiêm vaccine COVID-19, hoặc những rào cản với người không chịu tiêm phòng.
Người dân xếp hàng để xét nghiệm COVID-19 miễn phí ở Bangkok, Thái Lan ngày 15/7/2021. Ảnh: Reuters
Dưới đây là quy định về bắt buộc tiêm vaccine ở một số quốc gia theo tổng hợp của hãng tin Reuters:
Australia : Vào cuối tháng 6, Australia đã quyết định bắt buộc tiêm vaccine COVID-19 đối với những người chăm sóc người già và nhân viên có nguy cơ cao trong các khách sạn cách ly.
Chính phủ cũng quy định tiêm chủng bắt buộc đối với các vận động viên Paralympic tới Tokyo vì các thành viên chưa được tiêm trong đội có thể gặp rủi ro về sức khỏe.
Anh: Các nhân viên chăm sóc tại nhà ở Anh sẽ bắt buộc phải tiêm phòng COVID-19 từ tháng 10.
Ngoài ra, trong một động thái đảo ngược chính sách với “Ngày Tự do” (dỡ bỏ hầu hết các hạn chế kể từ ngày 20/7), Chính phủ Anh yêu cầu người dân phải xuất trình giấy chứng nhận tiêm phòng đầy đủ khi tới các địa điểm đông người, như hộp đêm. Quy định này được đưa ra sau khi nghiên cứu cho thấy khoảng 35% thanh niên từ 18-30 tuổi ở Anh chưa được tiêm phòng.
Ngoài ra, Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố, từ cuối tháng 9, khi tất cả người trưởng thành có cơ hội được tiêm đủ 2 mũi vaccine, “hộ chiếu” vaccine nội địa sẽ là bắt buộc ở Anh.
Nhiều người xếp hàng chờ vào câu lạc bộ đêm Egg ở Anh vào nửa đêm 19/7, khi hạn chế được dỡ bỏ. Ảnh: Guardian
Video đang HOT
Canada: Ban Thư ký Hội đồng Ngân khố Canada cho biết hôm 20/7, họ đang xem xét liệu vaccine COVID-19 có cần thiết cho một số vai trò và vị trí nhất định trong chính phủ liên bang hay không.
Pháp : Tất cả nhân viên y tế ở Pháp đều bắt buộc phải tiêm COVID-19 và bất kỳ ai muốn vào rạp chiếu phim hoặc lên tàu sẽ phải xuất trình bằng chứng đã tiêm phòng hoặc xét nghiệm âm tính – theo quy định mới được Tổng thống Emmanuel Macron công bố vào ngày 12/7.
Ngày 19/7, Chính phủ Pháp thông báo rằng, mức phạt dự kiến 45.000 euro đối với các doanh nghiệp không kiểm tra xem khách hàng có giấy thông hành sức khỏe sẽ được hạ thấp hơn nhiều, bắt đầu từ 1.500 euro và tăng dần đối với những người tái phạm. Tiền phạt sẽ không phải nộp ngay lập tức.
Hy Lạp : Ngày 12/7, Hy Lạp đưa ra yêu cầu bắt buộc tiêm vaccine COVID-19 với nhân viên viện dưỡng lão và nhân viên y tế kể từ tháng 9. Ngoài ra, theo các biện pháp mới, chỉ những khách hàng đã được tiêm chủng mới được phép vào bên trong các quán bar, rạp chiếu phim, nhà hát và các không gian kín khác.
Indonesia : Indonesia đã yêu cầu bắt buộc tiêm vaccine từ tháng 2. Chính quyền thủ đô Jakarta quy định phạt tiền tới 5 triệu rupiah (357 USD) với những người từ chối tiêm vaccine.
Tiêm vaccine COVID-19 tại Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Italy : Một nghị định được chính phủ Italy thông qua từ tháng 3 yêu cầu các nhân viên y tế, bao gồm cả dược sĩ, phải tiêm phòng COVID-19. Những người từ chối có thể bị đình chỉ việc mà không được trả lương trong thời gian còn lại của năm.
Kazakhstan : Bộ Y tế Kazakhstan cho biết hôm 23/6, nước này sẽ áp dụng tiêm chủng COVID-19 bắt buộc hoặc xét nghiệm hàng tuần cho những người lao động trong các nhóm từ trên 20 người.
Ba Lan : Ba Lan có thể bắt buộc tiêm chủng đối với một số người có nguy cơ cao nhiễm COVID-19 từ tháng 8.
Nga : Theo tờ Moscow Times, Thủ đô Moskva đã tiết lộ kế hoạch yêu cầu 60% tất cả công dân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phải được tiêm chủng đầy đủ trước ngày 15/8.
Người dân Moskva không còn phải xuất trình mã QR chứng minh họ đã được tiêm phòng hoặc có khả năng miễn dịch để được ngồi bên trong các quán cà phê, nhà hàng và quán bar kể từ ngày 19/7.
Saudi Arabia : Vào tháng 5, Saudi Arabia đã yêu cầu toàn bộ người lao động các khu vực công và tư nhân muốn đến nơi làm việc phải tiêm vaccine, nhưng không nêu rõ thời điểm thực hiện.
Người dân cũng sẽ phải tiêm phòng khi vào bất kỳ cơ sở chính phủ, tư nhân hoặc cơ sở giáo dục nào cũng như khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng kể từ ngày 1/8. Công dân Saudi Arabia sẽ cần tiêm đủ hai liều vaccine COVID-19 nếu muốn xuất cảnh từ ngày 9/8.
Fiji: Đảo quốc Thái Bình Dương Fiji vừa công bố kế hoạch bắt buộc toàn bộ người lao động tiêm vaccine ngừa COVID-19 với thông điệp cương quyết Thủ tướng Frank Bainimarama đưa ra là “không tiêm, mất việc”.
Ông Bainimarama yêu cầu toàn bộ nhân viên trong lĩnh vực công ở quốc gia 930.000 dân này phải nghỉ phép nếu như không đi tiêm mũi đầu tính đến hạn 15/8 và sẽ bị sa thải nếu không tiêm mũi hai với hạn chót 1/10. Các cá nhân vi phạm sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt nặng, trong khi các công ty có người lao động vi phạm có nguy cơ phải đóng cửa.
CDC và FDA Mỹ đề nghị dừng tiêm vaccine COVID của Johnson & Johnson
Ngày 13/4, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã khuyến nghị chính quyền dừng tiêm vaccine COVID của hãng Johnson & Johnson vì lo ngại chứng máu đông cục.
Vaccine phòng COVID do công ty dược Janssen, thuộc sở hữu của Johnson&Johnson, sản xuất đã được khuyến nghị tạm dừng tiêm tại Mỹ. Ảnh: AP
Theo CNN, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đang khuyến nghị chính quyền tạm dừng việc sử dụng vaccine phòng COVID-19 của Johnson & Johnson sau 6 trường hợp được báo cáo tại nước này, bị chứng máu đông cục "hiếm và nghiêm trọng" cục máu đông.
Sáu trường hợp được báo cáo nằm trong số lượng người đã được tiêm trên 6,8 triệu liều vaccine Johnson & Johnson tại Mỹ. Theo thông báo của CDC, tất cả sáu trường hợp này đều xảy ra ở phụ nữ tuổi 18 - 48, và các triệu chứng xảy ra từ 6 đến 13 ngày sau khi tiêm chủng.
Một tuyên bố chung đưa ra ngày 13/4 từ Tiến sĩ Anne Schuchat, Phó giám đốc CDC, và Tiến sĩ Peter Marks, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Sinh học thuộc FDA, cho biết: "CDC sẽ triệu tập một cuộc họp của Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) vào 14/4 để xem xét thêm các trường hợp này và đánh giá ý mức độ nghiêm trọng tiềm năng của chúng".
Tuyên bố cho biết thêm: "FDA sẽ xem xét phân tích đó vì họ cũng điều tra những trường hợp này. Cho đến khi quá trình đó hoàn tất, chúng tôi khuyến nghị tạm dừng sử dụng vaccine này một cách hết sức thận trọng. Điều này quan trọng, một phần, để đảm bảo rằng cộng đồng các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhận thức được khả năng xảy ra các tác dụng phụ này và có thể lập kế hoạch để nhận biết và quản lý thích hợp do cần phương pháp điều trị thống nhất với chứng máu đông cục này".
Tuyên bố trên cũng lưu ý, những người đã tiêm vaccine của Johnson & Johnson, những người bị đau đầu dữ dội, đau bụng, đau chân hoặc khó thở trong vòng 3 tuần sau khi tiêm chủng được khuyến cáo liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ.
Tuyên bố của giới chức CDC và FDA Mỹ cho rằng những trường hợp bị tác dụng phụ nghiêm trọng nói trên "dường như là cực kỳ hiếm".
"Đó là một sự cố rất hiếm. Chúng ta đang nói về 1 phần triệu, và khi tiêm hàng triệu liều vaccine, ta sẽ thấy những sự cố như vậy mà chúng ta không thể thấy trong thử nghiệm lâm sàng chỉ vì không có số lượng lớn hàng triệu" - Tiến sĩ Carlos del Rio, phó giám đốc điều hành của Trường Y Đại học Emory tại Hệ thống Y tế Grady, giải thích.
Ông cho rằng, CDC và FDA đã nhanh chóng bắt tay vào việc: "Tôi nghĩ an toàn vaccine luôn được ưu tiên - và tôi nghĩ đây chính xác là một bước đi đúng đắn cho đến khi chúng ta hiểu được chuyện gì đang xảy ra và con đường phía trước là gì".
Ông Del Rio nói thêm rằng quá trình đông máu có thể liên quan đến cách hoạt động của vaccine Johnson & Johnson vốn là vaccine vectơ adenovirus - cùng loại với vaccin phòng COVID của AstraZeneca.
Vaccine của AstraZeneca hiện không được sử dụng ở Mỹ, nhưng đã được cấp phép ở hơn 70 quốc gia. Cơ quan Dược phẩm Châu Âu gần đây đã kết luận rằng hiện tượng cục máu đông bất thường với lượng tiểu cầu trong máu thấp nên được liệt vào danh sách "tác dụng phụ rất hiếm gặp" của vaccine AstraZeneca. Mặc dù khuyến cáo công chúng để ý các dấu hiệu chứng cục máu đông, các cơ quan quản lý tại châu Âu cho biết lợi ích của việc tiêm vaccine là vô cùng lớn để chấp nhận rủi ro nhỏ.
COVID-19 tại ASEAN hết 2/4: Trên 59.100 ca tử vong; Philippines sắp thay Indonesia thành tâm dịch Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 2/4, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 22.136 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 59.138 người. Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 31/3/2021....