Điểm danh những pháo đài cổ ấn tượng nhất Việt Nam
Pháo đài là công trình được xây dựng đặc biệt kiên cố, thường nằm ở nơi hiểm yếu, cao hơn địa hình xung quanh, có đặt súng lớn để phòng thủ.
Cùng điểm qua những pháo đài cổ nổi tiếng của Việt Nam.
1. Pháo đài cổ Núi Lớn là một trận địa pháo quy mô lớn được xây dựng ở Đông Dương thời Pháp thuộc. Ngày nay công trình này nằm bên một con đường quanh co ở lưng chừng núi Lớn của TP Vũng Tàu.
Pháo đài được khởi công năm 1885 và kéo dài trong vòng 15 năm mới hoàn thành với diện tích trên 1 ha, ở độ cao 100 mét so với mực nước biển, có quy mô, độ kiên cố và hiện đại bậc nhất Đông Dương thời đó.
Nơi đây có 6 khẩu trọng pháo do Pháp chế tạo từ năm 1872-1876, được đặt trên bệ, bố trí theo hình vòng cung, mỗi khẩu cách nhau khoảng 17,5 mét.
Các khẩu pháo được đặt trên mâm pháo có thể quay 360 độ và nâng hay hạ tầm bắn nhờ vào hệ thống đĩa có răng cưa gắn với bệ pháo.
Video đang HOT
Phía sau pháo đài kiên cố này là mồ hôi, xương máu và cả sinh mạng của những người lao dịch khổ sai. Họ phải xẻ đá, phá núi làm đường, đào hào giao thông, xây hầm công sự bằng đôi tay mình… Ngày nay pháo đài cổ Núi Lớn là một điểm tham quan nổi tiếng ở Vũng Tàu.
2. Nằm trên đỉnh núi Đồn Cao (còn gọi là đỉnh Đá Pháp) thuộc địa phận tổ 4 thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, pháo đài Đồn Cao là một công trình quân sự cổ còn được bảo tồn khá tốt ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.
Pháo đài này được xây dựng vào khoảng năm 1925 trên đỉnh núi đá có độ cao khoảng 1200 mét so với mực nước biển bằng các vật liệu địa phương. Công trình gồm hai tầng, gồm tầng hầm rộng có nhiều ngách, tầng nổi có một sân rộng và nhiều điểm nghỉ.
Các bức tường ở đồn dày trung bình 80 cm, trên tường có nhiều lỗ châu mai. Hai góc phía Nam của pháo đài có 2 lô cốt với tầm bao quát rất rộng.
Phía dưới đồn, nơi giáp với vách đá dựng đứng có một khu nhà nhỏ dùng làm nơi ăn uống và kéo đồ từ chân núi lên bằng ròng rọc. Theo thời gian, Đồn Cao đã bị đổ nát nhiều dưới tác động của thời tiết khắc nghiệt.
Năm 2013, pháo đài Đồn Cao đã được trùng tu tôn tạo để phục vụ việc phát triển du lịch. Ngày nay công trình là một điểm tham quan thú vị dành cho du khách khi ghé thăm cao nguyên đá Đồng Văn.
3. Nằm trên một ngọn đồi ở phía Nam thị trấn Đồng Đăng, pháo đài Đồng Đăng là một chứng tích lịch sử đặc biệt của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.
Nằm ở một vị trí chiến lược cách cửa khẩu Việt – Trung 2km, pháo đài là một hệ thống lô cốt rất vững chắc do Pháp xây dựng từ năm 1939 đến năm 1941 để không chế một khu vực rộng lớn tiếp giáp với biên giới Trung Quốc.
Pháo đài được thiết kế phức tạp với nhiều tầng, phần nổi là những cụm lô cốt kiên cố với lỗ châu mai nhô lên trên đỉnh đồi, trong khi phần chìm là một hệ thống tầng hầm gồm nhiều phòng chức năng như phòng họp, phòng ngủ, nhà bếp, nhà kho…
Khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, trên 100 chiến sĩ thuộc Đại đội 5 Công an vũ trang Lạng Sơn được bố trí tại đây đã chiến đấu anh dũng, đánh bật hàng chục đợt tấn công của đối phương hòng chiếm lấy cao điểm.
Vào năm 2002, pháo đài Đồng Đăng được công nhận là di tích lịch sử của tỉnh Lạng Sơn.
Đầu bếp Italy ngạc nhiên vì người Việt ăn pizza với tương cà
Marvin không bao giờ thêm gì vào pizza, nhưng người Việt lại ăn món bánh này cùng tương ớt, tương cà chua.
Marvin Lorenzo Cortinovis (32 tuổi), đến từ Italy, hiện đang sống và làm việc tại Huế. Với mong muốn giới thiệu ẩm thực quê nhà, anh mở một nhà hàng Italy. Suốt những năm tháng phục vụ khách Việt, anh phát hiện ra không ít khác biệt thú vị.
Điều khiến Marvin thấy lạ nhất là thực khách Việt luôn hỏi xem liệu nhà hàng có tương cà, tương ớt. "Chúng tôi thường ăn nguyên miếng pizza, không chấm thêm gì bởi nó đã có đủ gia vị. Tôi rất ngạc nhiên khi khách luôn hỏi xin tương cà chua hay tương ớt, mà nhà hàng lại không có sẵn. Thời gian sau, tôi phải mua thêm để đáp ứng nhu cầu lớn của khách", anh nói.
Anh cho rằng pizza ở Việt Nam có nhân bánh đa dạng hơn như thịt bò, thịt gà, dứa... Trước khi mở nhà hàng ở Huế, đầu bếp này từng sống tại TP HCM một năm và thử pizza ở nhiều nơi.
"Tôi đoán có lẽ nhiều nhà hàng ở Việt Nam nướng pizza kiểu Mỹ nên dùng nhiều loại nhân để phủ lên đế bánh. Tôi vẫn giữ công thức truyền thống, nếu ai không thích thì sẽ cố gắng giải thích tại sao tôi lại nấu như vậy, để khách hiểu hơn về ẩm thực Italy", anh nói.
Marvin trong căn bếp tại nhà hàng của mình. Pizza truyền thống theo công thức của bà và mẹ Marvin chủ yếu dùng sốt cà chua, phô mai mozzarella và thịt nguội, hoặc thịt xông khói hoặc xúc xích salami. Ảnh: Marvin Corti
Ngoài ra, Marvin để ý người Việt không ăn pizza ngay khi bánh được mang ra bàn mà thường nói chuyện, ăn nhiều món khác và lát sau mới dùng bánh. "Pizza phải được ăn ngay sau khi vừa ra lò, bởi bánh còn nóng và có độ giòn nhẹ. Lúc nào tôi cũng nhắc khách ăn luôn, họ gật đầu rồi lại tiếp tục nói chuyện. Tôi khá buồn, vì để lâu pizza sẽ không ngon", anh cho hay.
Một điểm khác biệt Marvin nhận thấy là các loại đồ uống trong bữa ăn của người Việt. Thông thường, ở Italy thực khách sẽ ăn pizza cùng với bia, rượu hoặc nước có ga. "Tôi thấy thật thú vị khi người Việt gọi những đồ uống như sinh tố, trà, nước ép trong bữa ăn. Chúng tôi thường không dùng những thức uống đó trong nhà hàng", anh nói.
Bánh pizza prosciutto cotto (nhân phô mai mozzarella, thịt nguội chín) tại nhà hàng của Marvin. Ảnh: Ngân Dương
Chàng trai Italy cũng bất ngờ khi thấy người Việt luôn muốn chia sẻ phần ăn của mình. Điều này cũng khiến anh bỡ ngỡ trong thời gian đầu mới mở nhà hàng. "Ở châu Âu, mỗi người ăn một phần riêng, không ăn cùng hay gắp chung. Ví dụ, tôi gọi một phần mì Ý thì nó là của tôi. Người Việt thì muốn chia đôi đĩa mì nên thời gian đầu, việc giải thích cho khách khá khó khăn nhưng tôi thấy cũng vui. Giờ tôi quen rồi", anh nói.
Với Marvin, mục đích mở nhà hàng không phải vì tiền, mà anh muốn giới thiệu về ẩm thực Italy truyền thống. "Dù có nhiều khác biệt, tôi thấy rất thú vị và trân trọng cả hai nền văn hóa. Tôi học và biết thêm được nhiều điều trong quá trình làm việc cùng phụ bếp và phục vụ khách", Marvin chia sẻ.
Four Seasons Resort The Nam Hai - Đẳng cấp 'siêu sang' của du lịch Việt Four Seasons Resort The Nam Hai (Hội An) 3 năm liền đánh dấu Việt Nam trên bản đồ du lịch 'siêu sang' thế giới với chứng nhận '5 sao' - mức cao nhất trong khung đánh giá của Forbes Travel Guide. Biệt thự 1 phòng ngủ có hồ bơi riêng với không gian riêng tư, tinh tế Được xem là thước đo chuẩn...