‘Điểm danh’ những nước cử đại diện dự lễ nhậm chức của Tổng thống Putin và Ngày Chiến thắng ở Nga
Ít nhất ba nguyên thủ nước ngoài có kế hoạch thăm Nga vào 8 – 9/5 để dự dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở Moskva.
Sự kiện này sẽ diễn ra hai ngày sau lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin và một ngày sau hội nghị thượng đỉnh lần thứ 10 của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) diễn ra tại Moskva.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko trong cuộc gặp ở Moskva ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Vedomosti (Nga) ngày 6/5, việc tổ chức các cuộc duyệt binh nhân Ngày Chiến thắng ở Moskva và các thành phố khác của Nga hiện đang ở giai đoạn cuối, với cuộc duyệt binh ngày 9/5 trên Quảng trường Đỏ dự kiến có sự tham gia của hơn 9.000 người và 75 phương tiện, trang thiết bị quân sự. Sự kiện này sẽ diễn ra hai ngày sau lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin và một ngày sau hội nghị thượng đỉnh lần thứ 10 của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) dự kiến diễn ra tại Moskva.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Nga đã gửi bản danh sách về số lượng khách được mời tham dự cuộc duyệt binh tới Điện Kremlin, trong khi người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov nói với tờ Vedomosti rằng Điện Kremlin “sẽ công bố tất cả thông tin về các vị khách nước ngoài” vào ngày 6/5.
Video đang HOT
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông đã đưa tin về sự xuất hiện của một số đối tác Nga nhân các sự kiện trên. Chính thức, ba chuyến thăm tới Nga vào ngày 8-9/5 đã được xác nhận và các phương tiện truyền thông nhà nước Nga cho biết có tới bốn nhà lãnh đạo nước ngoài có thể tham dự.
Trong số các nhà lãnh đạo đó, hãng thông tấn TASS đã xác nhận rằng Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embalo và Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, sẽ đến thăm Nga, và một nhà ngoại giao Nga nói với TASS rằng nhà lãnh đạo Cuba Miguel Diaz-Canel cũng dự kiến sẽ tham dự sự kiện ở Moskva.
Ngoài ra, Tổng thống Tajikistan Emomali Rakhmon và nhà lãnh đạo Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev thông báo sẽ tham gia buổi lễ. Văn phòng Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov cho biết ông Japarov đang lên kế hoạch đến thăm Moskva nhưng không nêu chi tiết. Nhiều khả năng Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cũng sẽ đến Nga. Tổng thống Belarus chắc chắn sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh EAEU.
Nếu Armenia không tham dự hội nghị EAEU và lễ kỷ niệm ngày 9/5 tại Moskva năm nay, điều đó sẽ có ý nghĩa mang tính biểu tượng khi Thủ tướng Armenia hiện đang chuẩn bị cho cuộc gặp với người dân khu vực biên giới, chuyên gia Vadim Mukhanov tại Trung tâm Nghiên cứu Hậu Xô Viết thuộc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO RAS) của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói với Vedomosti. Ông Mukhanov cho rằng Thủ tướng Pashinyan có thể không tham dự hội nghị thượng đỉnh EAEU trong bối cảnh mối quan hệ giữa Armenia và Nga ngày càng xấu đi.
Trong khi đó, hãng tin Reuters cùng ngày dẫn một nguồn tin ngoại giao của Pháp cho biết, nước này sẽ cử đại sứ của mình tới lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho nhiệm kỳ sáu năm tiếp theo của ông vào ngày 7/5, trái ngược với Đức cho biết họ sẽ không có đại diện.
Quan hệ Pháp – Nga đã xấu đi trong những tháng gần đây khi Paris tăng cường hỗ trợ cho Ukraine. Mới tuần trước, Tổng thống Emmanuel Macron không loại trừ việc gửi quân tới Ukraine và nói rằng nếu Nga xuyên thủng tuyến phòng thủ của Ukraine thì “việc xem xét điều đó khi Kiev yêu cầu hỗ trợ là hợp pháp”.
Về phần mình, Đức cho biết sẽ không cử đại diện đến dự lễ nhậm chức của Tổng thống Putin. Các nước vùng Baltic, hiện không còn đại diện ngoại giao ở Moskva cũng đã loại trừ việc tham dự lễ nhậm chức. Hai nhà ngoại giao châu Âu cho biết họ không mong đợi Mỹ cử phái viên đến dự lễ nhậm chức, dù Washington chưa đưa ra thông báo công khai.
Quyết định của Paris cho thấy sự chia rẽ tiềm ẩn trong phe phương Tây với một số quốc gia, bao gồm cả các nước vùng Baltic, vốn phản đối việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine. Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis nói: “Chúng tôi tin rằng việc cô lập Nga phải được tiếp tục. Ưu tiên của chúng tôi vẫn là hỗ trợ Ukraine”.
Tuy nhiên, Andrey Kortunov, Giám đốc nghiên cứu tại Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga (RIAC), nhận định sự xuất hiện được công bố của các nhà lãnh đạo nước ngoài khác cho thấy “Nga không bị cô lập trên toàn cầu, trong đó Guinea-Bissau đang tìm cách mở rộng đầu tư và Lào là thành viên thân Nga nhất trong ASEAN”.
Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một sự kiện kỷ niệm 50 năm khởi công tuyến đường sắt Baikal-Amur (BAM) xuyên Siberia, ông Putin tuyên bố: "Hành lang giao thông Bắc - Nam sẽ trở thành ví dụ điển hình cho sự hợp tác quốc tế rộng rãi nhất. Chúng ta đang nói về việc tạo ra các tuyến đường hậu cần mới để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội cho các quốc gia Á - Âu và Nam bán cầu".
Dự án vận tải quốc tế Bắc-Nam được công bố lần đầu tiên tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11/2023. Mục tiêu của dự án là kết nối các tuyến đường sắt nối Nga, Iran, Azerbaijan và Ấn Độ.
Một phần quan trọng của hành lang Bắc-Nam là tuyến đường sắt dài 160 km trị giá 1,7 tỷ USD dự kiến sẽ khởi công vào năm nay. Tuyến đường này sẽ đóng vai trò như mắt xích cuối cùng trong tuyến đường sắt nối Nga với các cảng ở Vịnh Ba Tư và tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn tới trung tâm thương mại Mumbai của Ấn Độ.
Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh rằng sự "xoay trục sang phương Đông" của Nga đã trở nên khả thi nhờ vào BAM. Ông nói rằng BAM đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hậu cần của Nga trong thế kỷ 21. Ông Putin cũng ca ngợi BAM là biểu tượng cho ước mơ và khát vọng lãng mạn của cả một thế hệ người dân Xô Viết. Ông nói: "Đối với nhiều người trong số những người đã tham gia xây dựng dự án này, đây là điều họ đã mơ ước và giờ đây điều đó đã trở thành hiện thực".
Ông Putin gọi BAM là hiện thân của tinh thần làm việc phi thường và lòng dũng cảm của 2 triệu thanh niên từ khắp Liên Xô. Họ đã thực hiện "một dự án độc nhất vô nhị trong lịch sử thế giới".
Cuộc cạnh tranh giành ưu thế kinh tế giữa BRICS và G7 Các chuyên gia cảnh báo sự phân chia nền kinh tế toàn cầu thành hai khối có thể tạo ra nhiều rào cản thương mại hơn và làm gia tăng căng thẳng địa chính trị. Quang cảnh Hội nghị Ngoại trưởng G7 ở đảo Capri, Italy ngày 18/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Tỷ trọng của BRICS (gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nam Phi và...