Điểm danh những nước châu Á đang khủng hoảng vì ’sóng thần’ COVID-19

Theo dõi VGT trên

Từ Ấn Độ cho tới Campuchia, nhiều quốc gia châu Á đang trải qua khủng hoảng y tế trầm trọng khi “sóng thần” COVID-19 đợt mới quét qua. Tình hình dịch bệnh tại châu Á khiến nhiều người lo ngại châu lục này có thể trở thành tâm dịch nóng nhất thế giới.

Thảm kịch COVID-19 ở Ấn Độ

Điểm danh những nước châu Á đang khủng hoảng vì 'sóng thần' COVID-19 - Hình 1
Khóc thương người thân thiệt mạng do COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ ngày 22/4/2021. Ảnh: Reuters/TTXVN

Theo kênh CNN, hồi tháng 2, dường như Ấn Độ đã kiểm soát được dịch bệnh khi số ca mắc hàng ngày giảm gần 90% so với đỉnh dịch làn sóng thứ nhất năm 2020. Giờ đây, Ấn Độ lại đang trải qua đợt bùng phát COVID-19 dữ dội nhất thế giới. Số ca mắc hàng ngày liên tục tăng trong 10 ngày qua. Ngày 27/4, Ấn Độ ghi nhận tới 362.902 ca mắc và 3.285 ca tử vong, cao nhất từ trước tới nay. Tính tới 28/4, Ấn Độ đã ghi nhận gần 18 triệu ca mắc COVID-19 kể từ khi đại dịch bùng phát năm ngoái. Làn sóng dịch bệnh thứ hai mà Ấn Độ đang trải qua nghiêm trọng hơn nhiều so với làn sóng đầu tiên năm 2020.

Những con số báo động nói trên cho thấy nhiều người Ấn Độ đang trải qua bi kịch đau lòng vì dịch bệnh. Nhiều gia đình và bệnh nhân phải tìm mọi cách để có bình dưỡng khí bên ngoài các bệnh viện quá tải. Nhiều trường hợp chết trước cửa bệnh viện trong khi chờ cấp cứu. Bệnh viện không còn giường trống, thiếu thốn trang thiết bị, thuốc men chữa bệnh, đặc biệt là ôxy y tế. Tại các nghĩa trang thành phố như New Delhi, xe cấp cứu nối đuôi nhau xếp hàng chờ đưa thi thể đi hỏa táng. Nhiều khu vực chôn cất trong các thành phố đang quá tải, những giàn hỏa táng rực lửa cả ngày lẫn đêm.

Ngày 26/4, Tiến sĩ Giridhara R. Babu thuộc Tổ chức Y tế Công cộng Ấn Độ cảnh báo đây chưa phải là đỉnh dịch. Ông nói: “Theo dữ liệu mà chúng ta thấy, chúng ta còn cách đỉnh dịch ít nhất 2 hoặc 3 tuần nữa”.

Điểm danh những nước châu Á đang khủng hoảng vì 'sóng thần' COVID-19 - Hình 2
Thi thể bệnh nhân COVID-19 trước khi đưa đi hỏa táng tại New Delhi, Ấn Độ ngày 20/4/2021. Ảnh: AP/TTXVN

Một số người cho rằng Ấn Độ có thể đang tiến gần đỉnh dịch, sớm hơn dự báo của ông Babu, nhưng khi có quá nhiều người mắc bệnh và quá ít trang thiết bị chữa bệnh, Ấn Độ có thể có thêm nhiều ca tử vong trước khi làn sóng thứ hai dịu xuống.

Số ca mắc bắt đầu tăng từ đầu tháng 3 nhưng tăng rất nhanh. Tổng số ca mắc vào cuối tháng 3 đã cao gấp 6 lần so với đầu tháng. Các chuyên gia nhận định làn sóng dịch bệnh thứ hai mạnh hơn rất nhiều vì người Ấn Độ chưa chuẩn bị tinh thần. Họ chủ quan khi tuyên bố kết thúc đại dịch quá sớm, nới lỏng các biện pháp phòng dịch quá sớm. Biến thể mới dễ lây lan hơn cũng khiến cho làn sóng dịch ở Ấn Độ thêm trầm trọng.

Các chuyên gia cho rằng con số 18 triệu ca mắc chưa phản ánh đúng thực tế. Số ca mắc có thể cao hơn tới 30 lần, tương đương nửa tỷ ca. Do cơ sở hạ tầng kém, lỗi con người và tốc độ xét nghiệm chậm mà các nhà khoa học và nhân viên y tế Ấn Độ cho rằng con số ca mắc và tử vong thực thấp hơn nhiều so với thực tế.

Mô hình dự báo của Đại học Washington (Mỹ) cho rằng số ca tử vong hàng ngày ở Ấn Độ sẽ còn tiếp tục tăng cho tới tận giữa tháng 5.

Điểm danh những nước châu Á đang khủng hoảng vì 'sóng thần' COVID-19 - Hình 3
Nhân viên y tế chuyển viện cho bệnh nhân COVID-19 tại Ahmedabad, Ấn Độ ngày 13/4/2021. Ảnh: AP/TTXVN

Diễn biến dịch bệnh nghiêm trọng đã khiến chính quyền các bang ở Ấn Độ phải tăng cường siết chặt các biện pháp phòng chống. Bang Karnataka áp đặt giờ giới nghiệm từ 21 giờ trong hai tuần từ 27/4. Bang Punjab cũng áp dụng biện pháp tương tự từ ngày 26/4, trong đó có giới nghiêm ban đêm và phong tỏa vào cuối tuần.

Để giải quyết tình trạng thiếu ôxy trầm trọng, chính phủ Ấn Độ đã tăng cường nỗ lực cung cấp cho các bệnh viện, huy động các đoàn tàu cao tốc đặc biệt chở ôxy, máy bay của không quân, xe tải để chở bình ôxy. Tại cuộc họp do Thủ tướng Narendra Modi chủ trì, chính phủ Ấn Độ quyết định miễn thuế quan nhập khẩu đối với vaccine COVID-19, ôxy và các thiết bị liên quan.

Trong khi đó, nhiều quốc gia cũng nỗ lực hỗ trợ Ấn Độ. Chính phủ Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Pakistan đã gửi viện trợ và trang thiết bị y tế cần thiết như máy thở, ôxy. Nói về việc hỗ trợ Ấn Độ, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominis Raab nói: “Không ai an toàn cho tới khi tất cả chúng ta đều an toàn”.

Đông Nam Á trong làn sóng dịch bệnh mới

Theo tờ Diplomat, không chỉ Ấn Độ, các quốc gia Đông Nam Á cũng căng thẳng vì tình hình dịch bệnh khó lường. Nhiều quốc gia cũng ghi nhận những kỷ lục mới đáng buồn trong tuần qua, kể cả những nước hầu như không bị dịch bệnh tác động trong phần lớn năm 2020.

Điểm danh những nước châu Á đang khủng hoảng vì 'sóng thần' COVID-19 - Hình 4
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 26/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 26/4, Philippines đã vượt qua ngưỡng 1 triệu ca bệnh, là quốc gia thứ 26 vượt qua mốc đáng buồn này. Số ca mắc đã tăng mạnh trong tháng 3, khiến chính quyền của Tổng thống Rodrigo Duterte phải áp đặt lệnh phong tỏa lần thứ hai với khu vực thủ đô Manila. Dù phong tỏa nhưng đợt bùng phát dịch này chưa có dấu hiệu giảm tốc. Tới ngày 28/4, Philippines có 1.013.618 ca mắc, trong đó 16.916 ca tử vong.

Cả hai con số trên đều ở mức cao thứ hai Đông Nam Á, sau Indonesia – quốc gia tiếp tục ghi nhận trung bình 5.000 ca mắc/ngày. Malaysia cũng chứng kiến số ca mắc gia tăng, trở thành nước có tổng số ca mắc COVID-19 cao thứ ba Đông Nam Á.

Đáng lo ngại là đợt bùng phát dịch bệnh đã lan sang cả những quốc gia trước đây kiềm chế dịch bệnh khá tốt. Ngày 27/4, Thái Lan ghi nhận kỷ lục 2.179 ca mắc và 15 ca tử vong. Đây là ngày thứ 5 liên tục Thái Lan có trên 2.000 ca mắc mới hàng ngày. Dịch bùng phát đã buộc chính phủ Thái Lan mạnh tay áp đặt các biện pháp phạt những ai vi phạm quy định phòng chống dịch trên 48 tỉnh. Bản thân Thủ tướng Thái Lan cũng bị phạt vì không đeo khẩu trang.

Điểm danh những nước châu Á đang khủng hoảng vì 'sóng thần' COVID-19 - Hình 5
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan ngày 21/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Đợt bùng phát ở Thái Lan được cho là góp phần khiến nhiều ca mắc gia tăng ở nước láng giềng là Lào – quốc gia đang trải qua đợt bùng phát COVID-19 nghiêm trọng nhất sau khi chỉ có vài ca mắc trong năm 2020. Ngày 26/4, Lào chứng kiến số ca mắc tăng cao nhất từ đầu đại dịch: 113 ca. Tới nay, tổng số ca mắc trên toàn quốc là 511. Đợt bùng phát này dù không là gì so với nhiều quốc gia nhưng đã khiến chính phủ Lào phải áp đặt phong tỏa hai tuần thủ đô Viêng Chăn, đóng cửa mọi quán bar, phòng tập, tụ điểm giải trí và cấm đi lại liên tỉnh.

Tình hình tương tự cũng diễn ra ở Campuchia, quốc gia trải qua năm 2020 với số ca bệnh ít ỏi. Ngày 27/4, Campuchia có 508 ca mắc mói, nâng tổng số ca mắc lên 11.063 ca, trong đó có 79 ca tử vong. Số ca mắc tăng đột ngột khiến chính phủ Campuchia đã phong tỏa nghiêm ngặt thủ đô Phnom Penh, thành phố Takhmau và thành phố Sihanoukville. Một số khu vực đã bị coi là “vùng đỏ” mà ở đó, người dân không được rời nhà trừ vì lý do y tế. Chợ ở thủ đô cũng bị đóng cửa tới ngày 7/5.

Video đang HOT

Điểm danh những nước châu Á đang khủng hoảng vì 'sóng thần' COVID-19 - Hình 6
Bố trí giường bệnh bên trong một bệnh viện dã chiến điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Phnom Penh. Ảnh: AFP/TTXVN

Tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay cộng với chương trình tiêm chủng chậm chạp khiến trong năm 2021, Đông Nam Á sẽ có thêm nhiều nạn nhân COVID-19 hơn rất nhiều so với năm 2020.

Theo trang thống kê worldometers.info, xét theo khu vực, châu Á (gần 38 triệu ca mắc) chỉ đang đứng sau châu Âu (44 triệu ca mắc) và Bắc Mỹ (38,1 triệu ca mắc) về tổng số ca mắc COVID-19. Với diễn biến hiện nay, châu Á sẽ sớm vượt Bắc Mỹ và có thể vượt cả châu Âu về tổng số ca mắc, trở thành khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất trong dịch COVID-19.

COVID-19 tới 6h sáng 28/4: Ấn Độ vượt 200.000 ca tử vong; ca nhiễm thực có thể tới hơn nửa tỷ người

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 13.800 ca tử vong và trên 800.000 ca nhiễm mới. Ấn Độ tiếp tục lập kỷ lục ca nhiễm mới, trong khi ca tử vong vượt mốc 200.000. Các chuyên gia lo ngại số ca nhiễm thực tế ở nước này có thể cao gấp 30 lần báo cáo, lên hơn nửa tỷ người.

COVID-19 tới 6h sáng 28/4: Ấn Độ vượt 200.000 ca tử vong; ca nhiễm thực có thể tới hơn nửa tỷ người - Hình 1
Nỗi đau có người thân qua đời vì COVID ở Srinaga, Ấn Độ ngày 26/4. Ảnh: CNN

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 28/4 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 149.289.818 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 3.147.190 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 801.473 và 13.866 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 127.326.251 người, 18.813.969 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 111.026 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Ấn Độ (362.902 ca), Brazil (71.107 ca) và Mỹ (43.457); Ấn Độ cũng dẫn đầu về số ca tử vong mới (với 3.285 ca), tiếp theo là Brazil (2.818 ca) và Mỹ (777 ca)

Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ hiện là 32.918.502 triệu người, trong đó có 587.276 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 17.988.637 ca nhiễm, bao gồm 201.165 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 14.441.563 ca bệnh và 395.022 ca tử vong.

Tính theo tỷ lệ dân số, Hungary là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 277 người tử vong. Tiếp đến là CH Séc với 272 người và Bosnia-Herzegovina với 255 người/100.000 dân.

COVID-19 tới 6h sáng 28/4: Ấn Độ vượt 200.000 ca tử vong; ca nhiễm thực có thể tới hơn nửa tỷ người - Hình 2
Nhân viên y tế chuyển thi thể bệnh nhân COVID-19 tới nhà hỏa táng Nigambodh Ghat ở New Delhi, Ấn Độ ngày 22/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Ấn Độ lại lập kỷ lục ca nhiễm mới; tổng ca bệnh có thể cao hơn báo cáo 30 lần, tới hơn nửa tỷ người

Theo trang thống kê worldometers, trong 24 giờ qua, Ấn Độ lại lập kỷ lục thế giới về ca nhiễm mới, với 362.902 ca, trong khi có thêm 3.285 ca tử vong mới.

CNN cho biết, Ấn Độ đã ghi nhận tổng cộng hơn 17,9 triệu ca mắc COVID kể từ khi đại dịch bắt đầu, nhưng con số thực, theo các chuyên gia, có thể cao gấp 30 lần, đồng nghĩa lên tới trên nửa tỷ ca mắc.

Các nhân viên y tế và nhà khoa học ở Ấn Độ từ lâu đã cảnh báo rằng các ca nhiễm COVID-19 và các trường hợp tử vong được báo cáo thiếu đáng kể vì một số lý do, bao gồm cơ sở hạ tầng yếu kém, lỗi của con người và tỉ lệ xét nghiệm thấp.

Ông Ramanan Laxminarayan, Giám đốc Trung tâm Động lực học, Kinh tế và Chính sách về bệnh tật ở New Delhi, cho biết: "Mọi người đều biết rằng cả số ca bệnh và số tử vong đều là những con số thấp nhất". "Năm ngoái, chúng tôi ước tính rằng chỉ có một trong số khoảng 30 trường hợp nhiễm virus được phát hiện bằng cách xét nghiệm, vì vậy con số được báo cáo thấp hơn rất nhiều so với ca nhiễm thực sự. Thời gian này, số liệu tử vong có lẽ là những đánh giá thấp hơn thực tế nghiêm trọng, và những gì chúng ta đang thấy trên thực tế là nhiều ca tử vong hơn so với những gì được báo cáo chính thức", ông Ramanan nói.

COVID-19 tới 6h sáng 28/4: Ấn Độ vượt 200.000 ca tử vong; ca nhiễm thực có thể tới hơn nửa tỷ người - Hình 3
Thi thể bệnh nhân COVID-19 trước khi đưa đi hỏa táng tại New Delhi, Ấn Độ ngày 20/4/2021. Ảnh: AP/TTXVN

Theo các mô hình dự đoán từ Viện Đo lường và Đánh giá Y tế của Đại học Washington (Mỹ) thì số người chết tại Ấn Độ có thể sẽ lên tới hơn 13.000 người một ngày - gấp hơn bốn lần số người chết hàng ngày được báo cáo hiện tại".

Ấn Độ đã cam kết hỗ trợ y tế khẩn cấp trong bối cảnh các bệnh viện quá tải tiếp tục không thể tiếp nhận thêm bệnh nhân do thiếu giường bệnh và nguồn cung cấp oxy. Nước này cũng đã nhập khẩu 20 xe đông lạnh và chuyển số xe này tới các bang trong nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu xe chứa oxy.

Nhiều nước trên thế giới, trong đó có Anh, Đức và Mỹ, cũng đã cam kết viện trợ y tế khẩn cấp cho Ấn Độ trong bối cảnh hệ thống y tế của nước này đang "oằn mình" chống chọi với số ca mắc COVID-19 gia tăng đột biến.

COVID-19 tới 6h sáng 28/4: Ấn Độ vượt 200.000 ca tử vong; ca nhiễm thực có thể tới hơn nửa tỷ người - Hình 4
Xe cứu thương xếp hàng chở người bệnh COVID ở Ahmedabad, Ấn Độ. Ảnh: CNN

Mỹ: Trên 67% người trưởng thành đã tiêm đủ vaccine

Tổng thống Joe Biden ngày 27/4 (theo giờ địa phương) cho biết, nước Mỹ đã đạt "tiến bộ đáng kinh ngạc", với trên 67% người trưởng thành đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ.

Ông cho biết: "Khi tôi lên nắm quyền vào tháng 1, chúng ta đang mất hàng chục ngàn người trưởng thành mỗi tuần... Khi đó, không đầy 1% người lớn được tiêm đủ vaccine. Ngày hôm nay, sau không đầy 100 ngày, trên 67%, tức 2/3 người trưởng thành, đã được tiêm đầy đủ vaccine. Và trên 80% người trưởng thành đã được tiêm ít nhất 1 mũi. NỖ lực đó đã giúp giảm 80% ca tử vong ở người Mỹ, giảm 70% ca nhập viện".

COVID-19 tới 6h sáng 28/4: Ấn Độ vượt 200.000 ca tử vong; ca nhiễm thực có thể tới hơn nửa tỷ người - Hình 5
Tổng thống Joe Biden phát biểu ngày 27/4 tại Nhà Trắng. Ảnh: CNN

Triều Tiên mở lại một phần trường học

Cùng ngày, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin đã mở lại một phần các trường học, sau khi chuyển sang hình thức học trực tuyến vào năm 2020 do lo ngại dịch bệnh. Các hình ảnh phát sóng trên truyền hình cho thấy học sinh đeo khẩu trang đang đọc sách bên trong lớp học.

Các trường học ở Triều Tiên thường bắt đầu năm học mới vào đầu tháng 4. Tuy nhiên, năm ngoái, các trường học ở nước này đã mở lại vào tháng 6/2020 để tránh tụ tập đông người.

Cho đến nay, Triều Tiên vẫn tuyên bố chưa có ca mắc COVID-19, nhưng nước này đã nhanh chóng áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt phòng tránh dịch bệnh, trong đó có việc kiểm soát biên giới từ đầu năm 2020.

COVID-19 tới 6h sáng 28/4: Ấn Độ vượt 200.000 ca tử vong; ca nhiễm thực có thể tới hơn nửa tỷ người - Hình 6
Chuyển bình oxy để cung cấp cho bệnh nhân COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 26/4/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Hong Kong (Trung Quốc) khởi động "bong bóng vaccine"

Trong bối cảnh tình hình đại dịch COVID-19 ở Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đang có xu hướng cải thiện, chính quyền đặc khu đã quyết định nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội thông qua chương trình "bong bóng vaccine", có hiệu lực từ ngày 29/4. Thông báo trên được Cục trưởng Cục Y tế và vệ sinh thực phẩm Hong Kong Trần Triệu Thủy (Sophia Chan) đưa ra ngày 27/4.

Các nhà hàng đủ điều kiện có thể mở cửa hoạt động muộn nhất đến 2h00 sáng hôm sau và 6 loại hình kinh doanh, trong đó có quán bar, karaoke và phòng tiệc, có thể mở cửa trở lại sau thời gian dài đóng cửa từ cuối tháng 11/2020. Nếu tất cả nhân viên đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19, các nhà hàng có thể mở cửa đến 00h00, với điều kiện khách hàng cần cài đặt và sử dụng ứng dụng "Đi lại an toàn" (LeaveHomeSafe) và nhà hàng chỉ được phục vụ 50% công suất. Nếu tất cả nhân viên đã tiêm đủ 2 liều vaccine được 14 ngày thì nhà hàng có thể mở cửa đến 2h00 sáng hôm sau, khách hàng cũng phải cài đặt và sử dụng ứng dụng "Đi lại an toàn" (LeaveHomeSafe) và công suất phục vụ là 75%.

COVID-19 tới 6h sáng 28/4: Ấn Độ vượt 200.000 ca tử vong; ca nhiễm thực có thể tới hơn nửa tỷ người - Hình 7
Các nhân viên y tế chờ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Trước đó một ngày, chính quyền Đặc khu Hong Kong cũng đã công bố thỏa thuận đi lại "bong bóng đi lại hàng không" giữa Singapore và Hong Kong bắt đầu được thực hiện từ ngày 26/5 tới. Thỏa thuận này cho phép người từ Singapore và Hong Kong khi nhập cảnh phía kia không phải tiến hành các biện pháp cách ly.

Tính đến nay, Hong Kong ghi nhân tổng cộng 11.748 ca mắc COVID-19, trong đó có 209 ca tử vong, thấp hơn nhiều so với các thành phố phát triển khác.

Trung Quốc đề xuất hỗ trợ vaccine cho các nước Nam Á

Ngày 27/4, Trung Quốc đã đề xuất hỗ trợ các quốc gia Nam Á tiếp cận nguồn cung vaccine trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

Cuộc họp trực tuyến do Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chủ trì với sự tham dự của đại diện các nước Afghanistan, Pakistan, Nepal, Sri Lanka và Bangladesh.

Bộ trưởng Vương Nghị nhấn mạnh Trung Quốc sẵn sàng thiết lập nguồn cung khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 cho các nước Nam Á trong cuộc chiến chống đại dịch. Ông cũng khẳng định nước này sẵn sàng hỗ trợ Ấn Độ.

Nhiều nước trên thế giới, trong đó có Anh, Đức và Mỹ, cũng đã cam kết viện trợ y tế khẩn cấp cho Ấn Độ trong bối cảnh hệ thống y tế của nước này đang "oằn mình" chống chọi với số ca mắc COVID-19 gia tăng đột biến.

COVID-19 tới 6h sáng 28/4: Ấn Độ vượt 200.000 ca tử vong; ca nhiễm thực có thể tới hơn nửa tỷ người - Hình 8
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Nhật Bản lập trung tâm tiêm chủng khổng lồ

Thủ tương Nhât Bản Suga Yoshihide đã chỉ thị Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi thành lập một trung tâm tiêm chủng quy mô lớn ở thủ đô Tokyo để đây nhanh công tác tiêm chủng vaccine ngưa COVID-19 cho người cao tuổi. Nhật Bản đã bắt đầu chương trình tiêm chủng vào giữa tháng 2 nhưng lại tụt hậu so với các nước tiên tiến khác như Israel, Anh và Mỹ. Chỉ hơn 1% trong tông dân số 126 triệu người mơi được tiêm ít nhất một mũi vaccine, hầu hết là nhân viên y tê. Thủ tương Suga cho biết chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành việc tiêm chủng cho người cao tuổi vào cuối tháng 7 tơi.

COVID-19 tới 6h sáng 28/4: Ấn Độ vượt 200.000 ca tử vong; ca nhiễm thực có thể tới hơn nửa tỷ người - Hình 9
Cảnh vắng vẻ tại một tuyến đường ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ khi lệnh phong tỏa được áp dụng nhằm khống chế dịch COVID-19, ngày 9/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Đông Nam Á - Lào: 18/18 tỉnh thực hiện phong toả, giới nghiêm

Chiều 27/4, Lào ghi nhận thêm 75 ca mắc mới COVID-19, giảm 38 ca so với một ngày trước đó. Tuy nhiên, số tỉnh/thành của Lào có ca mắc COVID-19 vẫn tiếp tục tăng, cho thấy dịch vẫn tiếp tục lan rộng tại nước này.

Ban Chỉ đạo quốc gia Lào về phòng chống dịch COVID-19 cho biết sau một ngày có số ca mắc mới thấp hơn tỉnh Champasak, thủ đô Viêng Chăn tiếp tục có số người nhiễm cao nhất cả nước trong 24 giờ qua với 59 ca. Tiếp đó là tỉnh Champasak, tỉnh Viêng Chăn, tỉnh Savannakhet, tỉnh Bokeo, tỉnh Luang Prabang và Xiengkhuang.

Với 59 ca mắc mới, thủ đô Viêng Chăn hiện có 333 ca mắc COVID-19, cao nhất trên cả nước, chủ yếu là các ca được phát hiện từ ngày 20/4 và đều có liên quan đến bệnh nhân số 59. Đáng chú ý, với việc tỉnh Xiengkhuang lần đầu có ca mắc COVID-19, số tỉnh/thành có người nhiễm bệnh đã lên tới 15/18, trong đó có tới 8 tỉnh tiếp giáp 9 tỉnh của Việt Nam gồm Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum. Hiện chỉ còn 2 tỉnh của Lào có chung đường biên giới với các tỉnh của Việt Nam là tỉnh Houaphanh và tỉnh Attapue là chưa có ca mắc COVID-19.

COVID-19 tới 6h sáng 28/4: Ấn Độ vượt 200.000 ca tử vong; ca nhiễm thực có thể tới hơn nửa tỷ người - Hình 10
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch ở Lào. Ảnh: TTXVN

Tỉnh Xiengkhuang, Bắc Lào sáng 27/4 cũng áp dụng lệnh phong tỏa trên toàn tỉnh. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, toàn bộ 18/18 tỉnh/thành của Lào thực hiện phong tỏa và giới nghiêm. Tính đến thời điểm hiện tại, Lào ghi nhận tổng cộng 511 ca mắc COVID-19, tất cả bệnh nhân của Lào đều trong trạng thái sức khỏe ổn định, chưa có trường hợp diễn biến nghiêm trọng hoặc tử vong.

COVID-19 tới 6h sáng 28/4: Ấn Độ vượt 200.000 ca tử vong; ca nhiễm thực có thể tới hơn nửa tỷ người - Hình 11
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan ngày 26/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Thái Lan: Ca tử vong trong ngày cao nhất từ đầu dịch

Thái Lan ngày 27/4 ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 trong ngày ở mức cao nhất từ trước đến nay sau khi quốc gia Đông Nam Á này xác nhận thêm 15 bệnh nhân không qua khỏi.

Giới chức Thái Lan ngày 27/4 cũng ghi nhận thêm 2.179 ca nhiễm mới, nâng tổng số các ca bệnh từ trước tới nay lên 59.687 ca, trong đó có 163 ca tử vong. Trong số các ca nhiễm mới được ghi nhận, có 2.149 ca lây nhiễm cộng đồng, 25 ca được phát hiện thông qua việc chủ động xét nghiệm và 5 ca ngoại nhập. Cho đến nay, Thái Lan vẫn còn 25.973 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị trong các bệnh viện, trong đó có 5.665 người tại các bệnh viện dã chiến và 169 người phải thở máy.

Trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng, Chính phủ Thái Lan sẽ áp dụng một hệ thống chỉ huy duy nhất để nâng cao hiệu quả của chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 quốc gia, với mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 30 triệu người trong 3 tháng tới và 50 triệu người vào cuối năm nay trên tổng dân số gần 70 triệu người.

COVID-19 tới 6h sáng 28/4: Ấn Độ vượt 200.000 ca tử vong; ca nhiễm thực có thể tới hơn nửa tỷ người - Hình 12
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan ngày 21/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Campuchia đóng cửa toàn bộ sòng bạc ở các tỉnh giáp giới Thái Lan

Bộ Y tế Campuchia chiều 27/4 thông báo trong 24 giờ qua, nước này đã có thêm 508 ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Tính đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này lên tới 11.063 người, trong đó 3.704 trường hợp đã bình phục và 82 người không qua khỏi.

Làn sóng lây nhiễm cộng đồng đã lan tới tỉnh vùng biên xa xôi của Campuchia giáp Thái Lan là Banteay Meanchey - nơi chính quyền địa phương vừa ra lệnh tạm thời đóng cửa toàn bộ các khu sòng bạc tại tỉnh này từ ngày 27/4 để ngăn chặn nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát mạnh. Chính quyền cũng cho phong tỏa một số khu vực ở thành phố Poipet gần biên giới với Thái Lan đề phòng khả năng dịch lan vào các khu dân cư xung quanh.

Trong khi đó, tại Kampong Chhnang - một trong những tỉnh có đông cộng đồng người gốc Việt sinh sống, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 90km, chính quyền địa phương đã ban hành lệnh phong tỏa 2 thôn Kampong Preah và Chhnuk Trou Village. thuộc huyện Boribo sau khi phát hiện 4 người gốc Việt nhiễm virus SARS-CoV-2.

COVID-19 tới 6h sáng 28/4: Ấn Độ vượt 200.000 ca tử vong; ca nhiễm thực có thể tới hơn nửa tỷ người - Hình 13
Khu vực điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN

Philippines sẽ gia hạn phong toả thủ đô

Cũng trong ngày 27/4, Bộ Y tế Philippines thông báo ghi nhận thêm 7.204 ca mắc mới và 63 ca tử vong, đưa tổng số ca mắc và tử vong tại nước này lên lần lượt là 1.013.618 và 16.916.

Bộ Y tế Philippines đã đề nghị gia hạn các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt ở vùng thủ đô Manila và 4 tỉnh lân cận, nhấn mạnh sự cần thiết của việc hạn chế lây nhiễm và cải thiện hệ thống y tế. Theo kế hoạch, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ đưa ra quyết định về biện pháp trên trong ngày 27/4.

Kể từ ngày 29/3, Philippines đã áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt trong vòng 1 tháng đối với vùng thủ đô Manila và 4 tỉnh lân cận.

Mexico:
Tại Mexico, nhà chức trách đã cho phép những công ty tư nhân tại thủ đô Mexico City mở cửa trở lại từ ngày 26/4 - lần đầu tiên sau hơn một năm đóng cửa vì dịch COVID-19. Thị trưởng Mexico City - bà Claudia Sheinbaum cho biết theo quyết định trên, 500.000 người sẽ có thể trở lại văn phòng làm việc tại thủ đô. Tuy nhiên, các công ty vẫn phải tuân thủ những biện pháp an toàn sức khỏe như đảm bảo giãn cách xã hội, sử dụng khẩu trang, xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2 hàng tuần. Trong khi đó, các nhân viên làm việc trong lĩnh vực công sẽ tiếp tục làm việc từ xa. Nhà chức trách Mexico nới lỏng biện pháp phòng dịch trong bối cảnh số ca mắc mới và số người nhập viện vì COVID-19 tại thủ đô đã giảm kể từ tháng 1 vừa qua. Theo thống kê chính thức, số bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại bệnh viện hiện ở mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020 khi Mexico City hứng chịu làn sóng đầu tiên của dịch bệnh.

COVID-19 tới 6h sáng 28/4: Ấn Độ vượt 200.000 ca tử vong; ca nhiễm thực có thể tới hơn nửa tỷ người - Hình 14
Học sinh trở lại trường học ở Antibes, miền Nam Pháp ngày 26/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Hạ viện Italy phê chuẩn kế hoạch phục hồi sau đại dịch

Hạ viện Italy đã phê chuẩn kế hoạch phục hồi sau đại dịch COVID-19 của chính phủ nước này, vài ngày trước thời hạn chót phải trình văn bản trên lên Liên minh châu Âu (EU).

Trước đó, Thủ tướng Mario Draghi đã thông báo một chương trình phục hồi trị giá 222,1 tỷ euro (268,3 tỷ USD), khẳng định chương trình này sẽ vừa giảm thiểu những tác hại do dịch bệnh gây ra, vừa giải quyết được các vấn đề dai dẳng về cấu trúc nền kinh tế của Italy. Theo ông, chương trình này sẽ quyết định vận mệnh và uy tín của Italy trên trường quốc tế.

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 27/4, Hạ viện Italy đã thông qua chương trình trên với 442 phiếu ủng hộ, 51 phiếu trắng và 19 phiếu chống. Một số nghị sĩ đối lập cho rằng cần có thêm thời gian để nghiên cứu bản kế hoạch dài hơn 300 trang nói trên. Tuy nhiên, Thủ tướng Draghi nhấn mạnh đến hạn chót phải trình kế hoạch lên EU. Ông cho biết: "Điều quan trọng là phải phê chuẩn kế hoạch này trước ngày 30/4 để chúng ta có thể tiếp cận quỹ hỗ trợ của EU trong thời gian sớm nhất".

Italy là nước thành viên EU đầu tiên chịu tác động của đại dịch COVID-19 và hiện vẫn là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong năm ngoái, nền kinh tế nước này đã suy giảm tới 8,9% và hơn 119.000 người đã tử vong do COVID-19. Vì vậy, Italy được nhận tài trợ nhiều nhất từ quỹ phục hồi trị giá 750 tỷ euro của EU. Nước này hy vọng sẽ nhận được 191,5 tỷ euro dưới dạng hỗ trợ và cho vay trong giai đoạn 2021-2026. Ngoài ra, Chính phủ Italy cũng bổ sung 30,6 tỷ euro trong giai đoạn này, nâng tổng trị giá chương trình phục hồi của nước này lên 222,1 tỷ euro.

Trong kế hoạch tái thiết nền kinh tế này, Chính phủ của Thủ tướng Draghi ưu tiên đầu tư phát triển năng lượng xanh, dịch vụ Internet và số hóa hành chính công. Ngoài ra, chương trình cũng hỗ trợ tài chính cho phụ nữ và thanh niên lập nghiệp, cải cách hệ thống thuế khóa, hệ thống tư pháp và hành chính công.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hàn Quốc: Rúng động trước vụ trẻ 2 tuổi chết thương tâm vì bị bố mẹ ngược đãiHàn Quốc: Rúng động trước vụ trẻ 2 tuổi chết thương tâm vì bị bố mẹ ngược đãi
18:54:44 09/02/2025
Tổng thống Trump đang thay đổi trật tự thế giới với tốc độ chưa từng cóTổng thống Trump đang thay đổi trật tự thế giới với tốc độ chưa từng có
19:54:45 09/02/2025
Thai phụ bị 'yêu râu xanh' sàm sỡ, ném ra khỏi đoàn tàu đang chạyThai phụ bị 'yêu râu xanh' sàm sỡ, ném ra khỏi đoàn tàu đang chạy
22:06:30 09/02/2025
Tòa Hình sự quốc tế phản pháo lệnh cấm vận của ông TrumpTòa Hình sự quốc tế phản pháo lệnh cấm vận của ông Trump
21:40:39 09/02/2025
Trung Quốc tham vọng xây 'đập Tam Hiệp' trong không gianTrung Quốc tham vọng xây 'đập Tam Hiệp' trong không gian
22:41:39 10/02/2025
Ông Trump sắp công bố áp thêm thuế 25% đối với thép, nhôm nhập khẩu vào MỹÔng Trump sắp công bố áp thêm thuế 25% đối với thép, nhôm nhập khẩu vào Mỹ
22:18:30 10/02/2025
Nga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn DonbassNga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn Donbass
16:07:10 09/02/2025
Tướng Nga: 90% tên lửa hiện đại phương Tây cấp cho Ukraine bị bắn hạTướng Nga: 90% tên lửa hiện đại phương Tây cấp cho Ukraine bị bắn hạ
09:28:41 09/02/2025

Tin đang nóng

Tro cốt Từ Hy Viên được chôn cất cực khó hiểu, netizen phản đối gay gắt khi lộ sự thật gây sốc phía sauTro cốt Từ Hy Viên được chôn cất cực khó hiểu, netizen phản đối gay gắt khi lộ sự thật gây sốc phía sau
20:20:56 10/02/2025
Vụ chàng trai Quảng Nam trong 3 tuần cưới 2 vợ vì cùng có bầu: Người trong cuộc nói gì?Vụ chàng trai Quảng Nam trong 3 tuần cưới 2 vợ vì cùng có bầu: Người trong cuộc nói gì?
20:32:55 10/02/2025
Tìm kiếm công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ chìm tàu tại Hàn QuốcTìm kiếm công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ chìm tàu tại Hàn Quốc
20:16:03 10/02/2025
Hé lộ bức ảnh cuối đời của Từ Hy Viên, soi cận 1 chi tiết hiếm ai để ý khiến ngàn người xót xaHé lộ bức ảnh cuối đời của Từ Hy Viên, soi cận 1 chi tiết hiếm ai để ý khiến ngàn người xót xa
23:04:04 10/02/2025
Diễn biến vụ Bình 'Kiểm' tổ chức bắt cóc ca sĩ, người mẫu để sản xuất clip sexDiễn biến vụ Bình 'Kiểm' tổ chức bắt cóc ca sĩ, người mẫu để sản xuất clip sex
21:16:00 10/02/2025
Đã tìm ra lý do chồng cũ và mẹ chồng cũ quyết "hút máu" Từ Hy Viên đến lúc chếtĐã tìm ra lý do chồng cũ và mẹ chồng cũ quyết "hút máu" Từ Hy Viên đến lúc chết
20:42:59 10/02/2025
Mai Phương Thuý xinh đẹp ngày đầu năm, Lệ Quyên triết lý chuyện yêu đươngMai Phương Thuý xinh đẹp ngày đầu năm, Lệ Quyên triết lý chuyện yêu đương
22:59:04 10/02/2025
Giả danh bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương lừa đảo 2.500 người mua thuốcGiả danh bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương lừa đảo 2.500 người mua thuốc
21:07:03 10/02/2025

Tin mới nhất

Trung Quốc tiếp tục các nỗ lực cứu hộ sau lở đất ở Tứ Xuyên

Trung Quốc tiếp tục các nỗ lực cứu hộ sau lở đất ở Tứ Xuyên

05:41:12 11/02/2025
Một nhân viên của đội cứu hỏa và cứu hộ cho biết hoạt động cứu hộ bị cản trở bởi điều kiện trơn trượt do thời tiết ẩm ướt và lạnh giá, và địa hình phức tạp của khu vực.
Ukraine chạy đua đưa người tị nạn về nước giữa khủng hoảng lao động

Ukraine chạy đua đưa người tị nạn về nước giữa khủng hoảng lao động

05:39:01 11/02/2025
Với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng ở Ukraine, chính phủ nước này đang tìm cách đưa một phần trong số họ trở về để góp phần phục hồi nền kinh tế.
Nga tạo ra hệ thống dựa trên AI để ngăn ngừa tai nạn máy bay

Nga tạo ra hệ thống dựa trên AI để ngăn ngừa tai nạn máy bay

05:37:36 11/02/2025
Ông cho biết hệ thống của công ty dựa trên trí tuệ nhân tạo có thể cảnh báo về sự hình thành băng tuyết hoặc tràn dầu trên đường băng và nhận biết sự xuất hiện của các loài chim.
Vị thế xuất sầu riêng lớn nhất của Thái Lan đang bị thách thức

Vị thế xuất sầu riêng lớn nhất của Thái Lan đang bị thách thức

05:34:47 11/02/2025
Bên cạnh đó, BMI đánh giá sản lượng và xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể, trong khi Lào dự kiến sẽ tiếp tục đóng góp vào chuỗi cung ứng sầu riêng.
Bo-Kaap: Khu phố Hồi giáo sắc màu giữa lòng Cape Town (Nam Phi)

Bo-Kaap: Khu phố Hồi giáo sắc màu giữa lòng Cape Town (Nam Phi)

05:32:35 11/02/2025
Cư dân địa phương nhiều lần phản ánh về tình trạng xe buýt chở khách du lịch và làm tắc nghẽn giao thông, du khách chen chúc chụp ảnh trên đường phố và sự xuất hiện của ngày càng nhiều doanh nghiệp do người ngoài sở hữu.
Đại sứ Nga tại Trung Quốc: Chủ tịch Tập Cận Bình nhận lời mời dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại Nga

Đại sứ Nga tại Trung Quốc: Chủ tịch Tập Cận Bình nhận lời mời dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại Nga

05:30:47 11/02/2025
Trước đó, Trợ lý Tổng thống Nga, ông Yuriy Usakov, cũng thông báo Trung Quốc sẽ tiến hành các hoạt động kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít Nhật và kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2.
Hàn Quốc họp khẩn về phát biểu tăng thuế quan của Tổng thống Trump

Hàn Quốc họp khẩn về phát biểu tăng thuế quan của Tổng thống Trump

05:29:11 11/02/2025
Ông Trump vẫn chưa ban hành sắc lệnh hành pháp (liên quan đến mức thuế mới). Chúng tôi sẽ có thể đưa ra các biện pháp đối phó tùy thuộc vào chi tiết của mức thuế , một đại diện của POSCO Holdings đã trao đổi hãng tin Yonhap.
Giải pháp công nghệ cho giáo dục tại một số quốc gia châu Á

Giải pháp công nghệ cho giáo dục tại một số quốc gia châu Á

05:27:05 11/02/2025
Công nghệ giáo dục vào những năm 2000 đã hứa hẹn sẽ cân bằng khoảng trống nhưng đã không thực hiện được điều này. Trong 5 năm qua, hơn 2.000 công ty công nghệ giáo dục của Ấn Độ đã đóng cửa.
Ông trùm bất động sản Ai Cập muốn tái thiết Dải Gaza với 27 tỉ USD

Ông trùm bất động sản Ai Cập muốn tái thiết Dải Gaza với 27 tỉ USD

22:38:28 10/02/2025
Ông Hisham Talaat Moustafa, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn bất động sản Talaat Moustafa Holding Group của Ai Cập đã phác thảo kế hoạch tạo ra một xã hội văn minh ở Gaza trong vòng 3 năm, với chi phí khoảng 27 tỉ USD.
Sau luật cấm thịt chó, hàng trăm trang trại nuôi thịt ở Hàn Quốc đóng cửa

Sau luật cấm thịt chó, hàng trăm trang trại nuôi thịt ở Hàn Quốc đóng cửa

22:34:25 10/02/2025
Hàng trăm trang trại chó thịt ở Hàn Quốc đã đóng cửa kể từ tháng 8.2024, sau luật cấm thịt chó cùng chính sách hỗ trợ các trang trại đóng cửa, với mức hỗ trợ lên đến 600.000 won (10,5 triệu đồng)/con.
Quan hệ Mỹ - Nhật: Lụy nhỏ, được lớn

Quan hệ Mỹ - Nhật: Lụy nhỏ, được lớn

22:24:04 10/02/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba là lãnh đạo quốc gia thứ hai gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump từ sau ông Trump trở lại cầm quyền.
Hòa bình Gaza trước các thách thức mới

Hòa bình Gaza trước các thách thức mới

22:13:25 10/02/2025
Dù tiếng súng đã tạm im, nhưng thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và lực lượng Hamas ở Dải Gaza vẫn rất mong manh, nhất là sau nhiều diễn biến vừa xuất hiện.

Có thể bạn quan tâm

Thấy em gái có thái độ khác lạ với anh rể, tôi dỗ dành dò hỏi rồi điếng người khi biết được bí mật đau đớn

Thấy em gái có thái độ khác lạ với anh rể, tôi dỗ dành dò hỏi rồi điếng người khi biết được bí mật đau đớn

Góc tâm tình

05:43:11 11/02/2025
Nghe em gái nói mà tôi như chết lặng. Thảo nào gần đây, chồng tôi cũng khang khác. Tôi lấy chồng cùng huyện khác xã nên khá gần, chỉ cách nhà bố mẹ đẻ 6km.
'Bogota: City of the lost': 'Bom xịt' ở Hàn bất ngờ gây sốt

'Bogota: City of the lost': 'Bom xịt' ở Hàn bất ngờ gây sốt

Phim châu á

23:54:03 10/02/2025
Dù thất bại tại phòng vé Hàn Quốc, bộ phim Bogota: City of the lost bất ngờ lọt bảng xếp hạng thịnh hành khi phát hành trên nền tảng Netflix.
'Captain America: Brave new world': Món ăn tinh thần 'giải ngấy' tuyệt vời sau dịp Tết

'Captain America: Brave new world': Món ăn tinh thần 'giải ngấy' tuyệt vời sau dịp Tết

Phim âu mỹ

23:50:27 10/02/2025
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán với các tác phẩm hài hước dành cho gia đình, các fan của thể loại siêu anh hùng sẽ được thưởng thức bom tấn mới nhất của nhà Marvel là Captain America: Brave New World
Phim 'Bộ tứ báo thủ' của Trấn Thành chạm mốc 300 tỷ đồng

Phim 'Bộ tứ báo thủ' của Trấn Thành chạm mốc 300 tỷ đồng

Hậu trường phim

23:42:56 10/02/2025
Theo thống kê của Box Office Vietnam, tính đến chiều 10/2, phim Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành đã thu về 300,4 tỷ đồng doanh thu.
Bức ảnh khiến Triệu Lộ Tư bị cả MXH tấn công

Bức ảnh khiến Triệu Lộ Tư bị cả MXH tấn công

Sao châu á

23:30:31 10/02/2025
Ngày 10/2, Yahoo News đưa tin Triệu Lộ Tư bị bắt gặp đi chơi cùng bạn bè. Nữ diễn viên được trông thấy vẫn cần dùng nạng để di chuyển, nhưng điều này tạo ra nhiều tranh cãi.
Lên mạng kêu gọi ủng hộ từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lên mạng kêu gọi ủng hộ từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Pháp luật

23:22:56 10/02/2025
Cơ quan CSĐT Công an TP Phủ Lý (Hà Nam) đang điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do bị can Nguyễn Hà Giang (SN 2001), trú tại: thôn Lệ Chi, xã Thuy Lôi, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên gây ra.
Nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, nguyên nhân từ lối sống?

Nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, nguyên nhân từ lối sống?

Sức khỏe

23:14:11 10/02/2025
Theo chuyên gia, số lượng tinh trùng của nam giới Việt khoảng 15 triệu/ml tinh dịch, tương đương thế giới nhưng thua xa thời xưa.
Thiếu nữ bán trang sức bạc tỷ của mẹ để lấy vài đồng mua khuyên mỹ ký

Thiếu nữ bán trang sức bạc tỷ của mẹ để lấy vài đồng mua khuyên mỹ ký

Netizen

22:52:18 10/02/2025
Không ít cư dân mạng cho rằng khi con gái đã là một nữ sinh trung học, đáng lẽ vợ chồng bà Wang nên cân nhắc cho con một khoản tiền tiêu vặt.
Hari Won tin dù có ngày tay trắng, Trấn Thành không bao giờ để vợ phải nhịn đói

Hari Won tin dù có ngày tay trắng, Trấn Thành không bao giờ để vợ phải nhịn đói

Sao việt

22:44:10 10/02/2025
Hari Won tiết lộ, ngoài tình yêu, cô lấy Trấn Thành còn vì tin rằng nếu có một ngày hai đứa trắng tay, anh cũng không bao giờ để vợ phải nhịn đói.
Rashford gửi tin nhắn cảm xúc tới Aston Villa

Rashford gửi tin nhắn cảm xúc tới Aston Villa

Sao thể thao

22:24:41 10/02/2025
Marcus Rashford gửi tin nhắn cảm xúc tới Aston Villa sau khi anh lần đầu tiên ra sân kể từ tháng 12 năm ngoái trong chiến thắng trước Tottenham ở FA Cup.
Chính quyền ông Trump có thêm nhiều động thái mới

Chính quyền ông Trump có thêm nhiều động thái mới

22:00:58 10/02/2025
The Hill đưa tin Nhà Trắng trong ngày 8.2 đã bảo vệ quyết định của Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) về việc cắt giảm đáng kể các khoản tài trợ dành cho những trường đại học và trung tâm nghiên cứu.