Điểm danh những món ăn nổi tiếng dưới 30k gắn liền với các địa điểm ở Sài Gòn
Có những món ăn mà nói theo cú pháp tên món ăn địa điểm thì người Sài Gòn ai cũng biết đấy!
Sài Gòn là cái nôi của rất nhiều món ăn ngon trong nền ẩm thực đường phố, kéo theo đó cũng là rất nhiều hàng quán khác nhau bán cùng một món. Tuy vậy, đối với người dân Sài Gòn thì có những món ăn nổi tiếng sẽ luôn gắn liền với một địa điểm nào đó, chỉ cần nói tên món ăn nơi chốn thì ai ai cũng biết. Cùng xem list này xem bạn đã thử bao nhiêu trong số những món ăn Sài Gòn nổi tiếng gắn liền với các địa điểm nhé!
Phá lấu Marie Curie
Ở Sài Gòn có rất nhiều những hàng phá lấu, nhưng nhắc đến chỗ phá lấu mà hầu như ai cũng biết thì đó chính là “phá lấu Marie” – tên gọi ngắn gọn của hàng phá lấu gần cổng trường Marie Curie. Không chỉ nổi tiếng với học sinh trong trường, rất nhiều người dân Sài Gòn cũng biết đến phá lấu Marie và thường xuyên đến ăn.
Không chỉ có vị thế “đắc địa” trước cổng trường, phá lấu Marie còn là một trong số ít những nơi dùng thịt bò làm phá lấu, khác với phá lấu bình thường chỉ dùng thịt heo. Món phá lấu được nấu đậm đà với lá sách bò, thịt bò, lòng, tim, gan ở đây được đánh giá là chế biến kĩ, không có mùi tanh. Tuy nhiên với nhiều người thì vị nước của phá lấu Marie khá nhạt, không hợp để chấm bánh mì lắm mà hợp ăn với mì gói hơn.
Cháo sườn nhà thờ
Nguồn ảnh: Đỗ Thành Huy, Cáo NhamNhở.
Cháo sườn nhà thờ, cháo sườn nhà thờ Tân Định hay cháo sườn chợ Tân Định là ba cái tên hay được dùng để chỉ một hàng cháo nhỏ khiêm tốn nằm trên đường Hai Bà Trưng. Gọi như vậy là bởi vì hàng cháo này nằm gần chợ Tân Định và nhà thờ Tân Định. Quán cháo này nổi tiếng với người Sài Gòn nhờ hạt cháo thơm mềm, nấu thành dạng keo đặc, ngoài sườn còn ăn với trứng bách thảo hay trứng lòng đào.
Quán tuy chỉ là hàng vỉa hè nhưng rất đông khách, cứ tầm chiều tối là lại thấy đầy ắp người đến mua hoặc ăn tại chỗ. Một phần cháo ở đây nhiều cháo, tuy nhiên hơi ít thịt. Bánh quẩy đôi khi cũng hơi ỉu vì chiên sẵn, nhưng nhìn chung vẫn được lòng người dân Sài Gòn rất nhiều năm qua.
Nguồn ảnh: Cáo NhamNhở.
Gỏi xoài sân bay
Nguồn ảnh: Internet.
Video đang HOT
Nằm đối diện với sân bay Tân Sơn Nhất, hẳn không ai làm việc hay sinh sống gần khu này mà không biết đến hàng gỏi xoài lâu năm vừa rẻ vừa ngon này. Vì đây là một loạt những hàng bán trái cây san sát nhau nên mọi người có thể chọn quả xoài mà mình muốn để chủ quán có thể chế biến thành gỏi. Gỏi xoài ở đây được làm khá đơn giản với các nguyên liệu như rau răm, đậu phộng, hành phi và ruốc, được đánh giá là vừa ăn. Đặc biệt, gỏi xoài ở đây rẻ cực kì. Hồi 2010 thì một phần chỉ có 6k, sau gần 8 năm thì chỉ lên thêm 4k nữa là 10k.
Nguồn ảnh: Internet.
Trà sữa nhà hát thành phố
Thật lâu về trước, trước khi cơn sốt trà sữa đổ bộ Sài Gòn thì quán Trà Sữa Nhà Hát, hay còn gọi Trà Sữa Bố Già là một tụ điểm nổi tiếng của thế hệ 9x Sài Thành. Ở đây không có bàn ghế, cũng chẳng có không gian để ngồi lại. Thay vào đó, các bạn trẻ thường hay mua trà sữa rồi ngồi bệt luôn đâu đó gần đấy, hay dựng xe vào lề đường, vừa uống vừa ngắm phố xá.
Tính ra thì trà sữa nhà hát có giá trị về kỷ niệm và văn hóa hơn là hương vị, bởi ở đây cũng chỉ dùng trà túi lọc và sữa tươi rất bình thường. Quán đã tồn tại hơn một thập kỷ, đã gắn bó với nhiều thế hệ giới trẻ Sài Gòn nên không thể thay thế được bởi bất kì hàng trà sữa hiện đại nào.
Cà phê nhà thờ
Nguồn: Han Han Hiu Hiu, An Lê.
Cà phê thì ở đất Sài Gòn nơi nào cũng có, những nơi hương vị ngon đặc biệt cũng có nhiều, nhưng chỉ có cà phê gắn liền với nhà thờ Đức Bà mới được nhiều người biết đến. Đây là một biểu hiện rất điển hình của văn hóa cà phê bệt của Sài Gòn, muốn biết cà phê bệt thế nào thì chỉ cần ra khu công viên gần nhà thờ Đức Bà sẽ thấy. Cà phê nhà thờ của Sài Gòn nổi không thua gì trà chanh nhà thờ hay trà đá Hồ Gươm ngoài Hà Nội đâu. Đây có thể nói là tụ điểm yêu thích của giới trẻ Sài Gòn để tụ tập bạn bè bởi giá vừa rẻ, mà không khí nhộn nhịp ở đây thì không phải nơi nào cũng có.
Nguồn ảnh: Tấn Bình.
Chè tàu cột điện
Chè tàu cột điện là một trong những món ăn lâu đời nhất Sài Thành, đến mức chẳng cần địa chỉ, chẳng cần bảng hiệu tên quán. Chỉ cần ghép với hai chữ “cột điện” là người ta ngay lập tức biến đến quán chè người Hoa nhỏ bán đã hơn vài thập kỷ. Thế nhưng những ai biết rõ thì sẽ hiểu được sở dĩ gọi như vậy là vì quán này không có… số. Trên con đường sầm uất Trần Hưng Đạo hè tàu cột điện nằm ngay giữa hai ngôi nhà số 476 và 478 một cách hết sức kì lạ.
Quán chuyên phục vụ các món chè người Hoa rất lạ miệng mà hiếm ai thử qua bao giờ, đó là chè hột gà chưng, cao quy linh, hoài sơn bạch quả… nếu bạn còn ái ngại không biết hương vị của những món này thế nào thì hãy để lượng thực khách trung thành biết bao năm qua thuyết phục bạn. Dù chẳng có tên, chẳng có nổi con số nhà nhưng quán chè cột điện vẫn tồn tại được hơn vài thập kỷ, đủ chứng tỏ chất lượng rồi đấy.
Phở chùa Khuông Việt
Nếu có bao giờ bận việc phải đi ngang chùa Khuông Việt (đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình) thì bạn hãy để ý tìm xe phở bán được hơn 60 năm, được mọi người gọi là phở chùa Khuông Việt nhé. Xe phở nghi ngút khói nằm khiêm tốn bên góc chùa Khuông Việt, chẳng có địa chỉ nên mọi người cứ dùng chùa này để “định vị”. Chủ xe phở là một ông lão tuổi đã cao với mái tóc bạc phơ hiền lành và thân thiện. Phở của ông bán có thịt mềm, hương vị nước dùng đậm đà nên được vô số người ủng hộ suốt mấy thập kỷ cho đến nay. Quán chỉ xếp vài chiếc bàn nhỏ nhưng hiếm khi nào trống, đủ để chứng minh được chất lượng món ăn.
Theo TTVN
Đặc sản ăn vặt Sài Gòn: độ "chất" được đảm bảo bằng... tên trường học
Nhắc tới ẩm thực đường phố thì có nói Sài Gòn đi đầu trong việc sáng tạo ắt cũng không ngoa. Suốt mấy năm qua đã có vô vàn những món ăn hết sức độc và lạ, mặc dù có nhiều món chỉ có thể "vang bóng một thời" ngắn ngủi, nhưng vẫn có những công thức đã cắm rễ và trở thành đặc sản Sài Gòn.
Bánh tráng trộn, phá lấu, súp cua... những món ăn này đã góp không ít phần trong việc thu hút người du lịch yêu thích ẩm thực đường phố từ khắp mọi nơi. Tuy nhiên, với khối lượng quán xá hàng gánh "đồ sộ", có đôi khi các du khách sẽ cảm thấy hoang mang vì không biết phải đi đâu, ăn gì!
Vì lý do này, chúng mình xin được đưa ra một "hack" đơn giản khi lựa chọn hàng quán. Ấy là công thức tên món ăn tên trường học!
Hàng quán cổng trường tuy nhỏ, nhưng mà "có võ" á!
Vì sao? Bởi vì những hàng quán gần trường học là những quán lâu đời và có "thâm niên" nhất, những quán này thường đã phục vụ từ nhiều thế hệ học sinh trước đó nên cực đảm bảo về độ ngon lẫn chất lượng.
Ngoài ra, giá cả của những quán này gần như luôn được đảm bảo là "hạt dẻ" so với các hàng quán ở những khu du lịch khác. Ví dụ như một cái bánh tráng nướng ở quận 1 có thể được "thét" giá lên đến 25k, trong khi ở gần trường học thì chỉ có 10 - 15k mà thôi. Thêm một điểm đáng lưu ý là hầu hết các món ăn vặt ở Sài Gòn thường được bán trên những hàng gánh và các xe đẩy lưu động nên đôi khi việc tìm kiếm những món này có thể rất khó khăn. Dù vậy, nếu "gắn" tên trường vào thì việc định vị sẽ trở nên hết sức dễ dàng. Vậy hãy cùng điểm danh qua những hàng quán gắn liền với tên trường ngay bây giờ nhé!
Xôi chiên Lê Quý Đôn
Xôi chiên có nguồn gốc từ Biên Hoà, Đồng Nai, nhưng khi được đưa vào Sài Gòn và bán như món ăn vặt thì đã được người nấu cho thêm nhân thịt bằm, nấm tai mèo, đậu xanh và nhiều loại nhân khác nhau. Món này đã trở thành một trong những món ăn vặt, ăn nhẹ khoái khẩu của giới trẻ Sài Gòn nói riêng và người Sài Gòn nói chung. Xôi chiên có mặt ở khá nhiều nơi trong thành phố, nhất là ở những con chợ, nhưng dễ tìm nhất thì chỉ có ở phía sau cổng trường Lê Quý Đôn mà thôi.
Ngoài ra, bên cạnh còn có bán những món ăn nhanh như kimbap, phô mai que và bánh tráng trộn với giá cả phải chăng.
- Giờ mở cửa: 6:00 - 18:00 (Các bạn lưu ý là giờ mở cửa không cố định lắm đâu nhé, và nên đến trước hoặc sau giờ tan trường từ 11 - 12h trưa và 4 - 5h chiều để tránh chờ đợi).
Phá lấu bò Marie
Nằm trên đường Ngô Thời Nhiệm kế bên THPT Marie Curie, phá lấu bò Marie Curie (hay phá lấu cô Giàu) nằm trong top những "thương hiệu" phá lấu nổi tiếng nhất Sài Gòn. Đặc biệt ở chỗ, phá lấu truyền thống đều làm từ thịt heo, nhưng phá lấu Marie Curie có một biến tấu đặc biệt với thịt bò.
Phần cái với lòng bò, tim, gan, lá lách được chế biến rất kỹ và ngon miệng, có thể ăn với mì gói hoặc bánh mì. Tuy nhiên, phần lớn các cô cậu "thượng đế" trường Marie Curie đều thích ăn với mì gói hơn vì bánh mì có vẻ hơi nhạt miệng. Nghe đồn là dù cộp mác Marie Curie nhưng đã rất nhiều lần con dân các trường "hàng xóm" hay bị bắt gặp sang... ăn ké!
- Giờ mở cửa: 11:00 - 19:00.
Súp cua Trần Văn Ơn
Nằm trên đường Trần Doãn Khanh quận 1, ngay sát bên THPT Trần Văn Ơn, súp cua Trần Văn Ơn có thể nói là đã "nuôi lớn" bao thế hệ học sinh và vẫn luôn là một trong những "thương hiệu" súp cua lâu đời có tiếng nhất Sài Gòn, rất hay được gọi tên chung với những "ông lớn" khác như súp cua nhà thờ Đức Bà hay súp cua chợ Thiếc. Ưu thế của súp cua Trần Văn ơn so với những quán súp cua còn lại là giá cả hết sức phải chăng, bởi vì đối tượng thực khách chủ yếu vẫn là học sinh.
- Giờ mở cửa: 9:00 - 20:00.
Trà sữa "tá lả" Marie
Chắc các bạn sẽ ngạc nhiên khi trường Marie Curie lại được "ưu ái" xuất hiện những 2 lần, nhưng món trà sữa tá lả trường Marie thật sự rất được ưa chuộng với giới trẻ Sài Gòn. Không chỉ học sinh trường này là khách hàng thường xuyên, mà rất nhiều người từ khắp nơi trên Sài Gòn cũng "đổ bộ" mỗi ngày. Ưu thế của Trà Sữa Marie chắc là nằm ở việc giá cả rất rẻ cùng lượng topping "đồ sộ" nhìn thích mắt vô cùng.
- Giờ mở cửa: 10:00 - 19:00.
Theo Trí Thức Trẻ
Gương mặt mới của Phá-Lấu-biz: Xôi phá lấu lòng gà - "Ngoài lòng heo bình thường tôi còn muốn gây dấu ấn với lòng gà béo ngậy" Xôi phá lấu thì không mới, nhưng xôi phá lấu mà có cả lòng heo, lưỡi heo và còn thêm cả... lòng gà thì cũng hơi bị "lạ" đó nha! Nếu Kpop cứ vài ngày là lại có một nhóm nhạc mới debut thì phá lấu ở Sài Gòn cứ một thời gian lại có biến tấu mới xuất hiện, và lần này...