Điểm danh những hàng bún mắm ở Sài Gòn
Xóm bún mắm ở đường Minh Phụng quận 6, Lê Quang Định quận Bình Thạnh hay quán bún mắm Trần Huy Liệu ở quận 3… là những địa chỉ ưa thích dành cho thực khách trót mê hương vị món này.
Nếu ai đã từng đặt chân đến đất Sài Gòn thì chắc hẳn sẽ không thể bỏ qua cơ hội được thưởng thức món bún mắm hấp dẫn được bày bán trên nhiều con đường, ngõ ngách nơi đây.
Bún mắm là món ăn của người dân miền Tây Nam Bộ. Thành phần quan trọng nhất và là điểm thu hút thực khách của món ăn dân dã này nằm ở phần nước dùng. Cách chế biến cũng khá đơn giản. Món ăn này được làm từ mắm các loài cá linh, cá sặc, cá lóc hay cá trèn, nấu cho rã thịt, lọc lấy phần nước trong, nêm ít gia vị cho vừa miệng. Mỗi quán sẽ có những bí quyết nấu bún mắm riêng, được gia giảm để tránh đi cái nặng mùi cũng như vị gắt của mắm mà không làm mất đi hương vị đậm đà đặc trưng của món ăn. Bún mắm không quá ngọt, quá mặn hay cay nhưng cũng không hề nhạt nhẽo nên rất phù hợp với khẩu vị của người Sài Gòn.
Ăn kèm là bún tươi và các loại rau có trong vườn đặc trưng của miền Tây như rau đắng, cọng bông súng, kèo nèo, bắp chuối, rau muống chẻ… Đĩa rau chính là thành phần quan trọng làm cân bằng vị mặn của mắm trong món ăn. Thỉnh thoảng, nếu có dịp đãi khách phương xa, tô bún mắm lại được điểm xuyết thêm vài con tôm, lát cá để tô bún thêm đậm đà và nhìn có vẻ “sang”.
Đặc biệt, bún mắm khi du nhập vào Sài Gòn lại được kết hợp thêm nhiều nguyên liệu khác như thịt heo quay, mực… Nếu đã có dịp đến Sài Gòn và thưởng thức món ăn thơm ngon này, chắc hẳn bạn sẽ chẳng bao giờ quên được hương thơm nức mũi của nó. Và đây cũng là món ăn được nhiều người dân Sài Gòn ưa thích bởi vị riêng đặc trưng.
Nhắc đến bún mắm Sài Gòn, người ta thường nghĩ ngay đến những xóm hay quán bún mắm nổi tiếng dưới đây:
Khu bún mắm ngã tư Minh Phụng – Hậu Giang (Quận 6)
Với dân nghiền bún mắm thì đây là địa chỉ được đánh giá cao về chất lượng món ăn, chất lượng phục vụ, hương vị nước lèo đậm đà, nồng nàn đúng điệu miền Tây. Chẳng thế mà từ sáng sớm cho đến tối mịt, các hàng quán ở đây luôn tấp nập khách ra vào.
Video đang HOT
Quán lẩu, bún mắm đường Trần Huy Liệu (Quận Phú Nhuận)
Một địa chỉ bún mắm thành danh, nổi tiếng không kém là quán lẩu mắm, bún mắm nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Trần Huy Liệu (Quận Phú Nhuận). Đây được xem như là quán bún mắm lâu đời nổi tiếng nhất ở Sài Gòn với hơn 30 năm kinh nghiệm.
Nhờ giữ được nguyên vẹn hương vị mắm trong từng bát bún mà nơi đây luôn thu hút rất nhiều thực khách đến thưởng thức. Nếu đã “trót” một lần nghiện món bún mắm nơi đây, bạn sẽ chẳng bao giờ quên được hương vị đặc biệt của nó.
Quán bún mắm khu Lê Quang Định (Quận Bình Thạnh)
Quán bún mắm trên đường Lê Quang Định (Quận Bình Thạnh) cũng là một địa điểm nằm lòng nổi tiếng của những người mê món ăn này. Chủ quán nơi đây đã giảm đi vị mắm để món ăn trở nên phù hợp hơn với khẩu vị riêng của người Sài Gòn – không quá đậm đà. Nơi đây luôn thu hút rất nhiều thực khách bất kể đông hè. Chẳng thế mà vào giờ cao điểm mỗi buổi chiều tối, rất đông thực khách nhẫn nại đứng chờ dưới lòng đường để có thể thưởng thức một tô bún mắm nóng hổi, đậm đà, hợp khẩu vị.
Ngoài những địa điểm nổi danh kể trên, bạn cũng có thể thưởng thức hương vị của món ăn đặc biệt này tại một số quán khác như bún mắm Bạc Liêu (Quận 10, Quận Tân Phú), quán Vy – bún mắm Cần Thơ (Quận 5), quán bún mắm trong cửa Tây chợ Bến Thành hay quán bún mắm vỉa hè ở đường Hoàng Sa (quận Bình Thạnh)… Đây là những địa điểm thu hút nhiều khách Tây đến ăn vào mỗi buổi trưa.
Trong cái se lạnh của Sài Gòn tấp nập, được nép mình vào một góc quán quen, thưởng thức tô bún mắm nóng hổi, đậm đà và hít hà cái hương vị đặc trưng của nước dùng là thú vui ẩm thực khó quên cho bất kỳ ai.
Theo Amthuc365
Được biết đến như đặc sản độc nhất ở miền Tây, hiếm người biết từ "kèn" trong món bún nổi tiếng này nghĩa là gì?
Không chỉ mang một cái tên lạ lẫm và gây tò mò, món bún kèn nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ còn có hương vị rất đặc biệt đấy!
Nhắc đến những loại đặc sản gây nhớ thương ở miền Tây thì không thể bỏ qua các loại bún. Bên cạnh bún riêu, bún mắm, bún nước lèo,... khiến bao tín đồ ẩm thực phải thòm thèm mỗi khi nhắc tới, bún kèn cũng là một đặc sản bạn nhất định phải thử khi đến với 2 tỉnh Kiên Giang và An Giang.
Không được bày bán quá phổ biến như nhiều loại bún khác, bún kèn hút hồn người nhìn trước tiên thông qua màu vàng bắt mắt "có một không hai". Thoạt nhìn món ăn này, chắc hẳn bạn sẽ đoán được thứ nguyên liệu có trong đây chính là cá đồng. Tuy nhiên, thứ quan trọng hơn cả trong việc tạo hương vị đặc trưng cho bún kèn chính là... "kèn".
Bún kèn là một món bún độc đáo và hầu như chỉ có ở miền Tây Nam Bộ. - (Ảnh: @hieu.ricky)
Nhiều bạn khi nghe đến đây chắc hẳn sẽ phải "đoán già đoán non" xem thực ra "kèn" là thứ gì mà lại được dùng để đặt tên cho món đặc sản trứ danh này? Thực chất, từ "kèn" hay "khèn" được vay mượn từ đồng bào người Khmer, mang ý nghĩa "nấu bằng nước cốt dừa". Bún kèn vì thế chính là sự giao thoa tinh tế của vị ngọt cá đồng trong làn nước dùng béo ngậy và thơm mùi nước cốt dừa.
Thực chất, từ "kèn" trong tên món ăn này cũng dùng để chỉ 1 trong những thứ nguyên liệu chính tạo nên hương vị đặc trưng của nó, đó là nước cốt dừa. - (Ảnh: Trịnh Gia Lệ)
@michelletang_sgn
Bún kèn đặc biệt gắn liền với 2 địa danh là Châu Đốc (An Giang) và Rạch Giá - Phú Quốc (Kiên Giang). Bún nước kèn Châu Đốc có sự kết hợp của các loại cá đồng như cá lóc, cá bông, cá rô được tách lấy phần thịt dày, sau đó xào chung với gia vị như bột nghệ, bột cà ri, đinh hương,... tạo thành màu vàng ươm bắt mắt. Ngoài ra, phần nước dùng của bún kèn Châu Đốc khá lỏng và nhiều chứ không đặc sệt.
Bún kèn Châu Đốc (An Giang) thường có những đặc trưng riêng so với bún kèn ở Rạch Giá hay Phú Quốc (Kiên Giang).
Bún kèn Châu Đốc thường được dùng chung với bánh mì. - (Ảnh: @michelletang_sgn)
Trong khi đó, bún kèn của vùng Rạch Giá hay Phú Quốc (Kiên Giang) lại được chế biến từ cá ngân xay nhuyễn là chủ yếu. Cá sau khi xay được xào với sả, ớt, tỏi cho đến khi khô và tơi như ruốc chứ không để nguyên miếng như ở Châu Đốc. Đặc biệt, có thể thấy phần nước dùng của bún kèn Kiên Giang thường sệt và ít hơn.
Trong khi đó, bún kèn của Kiên Giang thường đặc sệt và cá cũng được xay nhuyễn ra. Vì vậy, cả vẻ ngoài lẫn hương vị sẽ rất khác nhau. - (Ảnh: @todayanneats)
@hetagram
@jamieexpham
Lần sau có đến An Giang hay Kiên Giang thì nhớ thử qua món bún kèn làm từ nước dừa béo thơm này xem sao bạn nhé!
Theo Toquoc
Bún mắm, bún nghệ - tinh hoa ẩm thực Huế Không biết do ăn ớt mà mắt thoáng cay xè, chẳng biết đến lúc quay lại lần hai, liệu còn được ăn những món bún dân dã, rẻ lắm mà ngon này nữa không? Các món ăn ấy cứ dần biến mất lúc nào chẳng ai hay... Cái thời tiết dở dở, ương ương mấy ngày nay làm tôi nhớ đến Huế những...