Điểm danh những gia đình thể thao nức tiếng của Việt Nam
Đó là những gia đình truyền thống, có đóng góp cực lớn cho nền thể thao nước nhà đấy.
Phan Thanh Hùng – Phan Thanh Phúc – Phan Thanh Hưng
Ai cũng biết dòng họ Phan nức tiếng bóng đá xứ Quảng Nam – Đà Nẵng khi tạo dựng những thế hệ mang lại những chiếc cúp vô địch quốc gia cho bóng đá Đà Nẵng. Phan Thanh Hưng sinh ra trong môi trường bóng đá. Bác ruột của anh là Phan Thanh Hùng, chú ruột Phan Thanh Đức đều là những cầu thủ có tiếng của bóng đá Đà Nẵng. Anh trai của chàng tuyển thủ này là Phan Thanh Phúc đang chơi cho CLB Hòa Phát HN.
HLV Phan Thanh Hùng dẫn dắt CLB Hà Nội T&T và là trợ lý HLV của ĐTVN.
Cặp anh em Phúc – Hưng mà mọi người vẫn hay gọi là “gà – vịt” là đời thứ 2 theo bóng đá của dòng họ Phan nhưng Phan Thanh Hưng được coi là người thành công nhất. Năm 2008, khi Thanh Phúc lên tuyển chuẩn bị cho AFF Cup, cả gia đình khấp khởi mừng bởi “cái dớp” của những thế hệ đi trước hứa hẹn sẽ được phá bỏ, đặc biệt khi chuyến tập trung đó có cả sự góp mặt của ông bác Phan Thanh Hùng với tư cách trợ lý cho HLV Calisto. Tuy nhiên, Phúc “gà” đã không thể cạnh tranh được một suất nơi hàng tiền vệ vốn đã có quá nhiều tên tuổi lớn.
Phan Thanh Hưng – niềm tự hào của dòng họ Phan.
Nhìn hình ảnh Phúc “gà” trở về nhà, gia đình chẳng còn nghĩ đến chuyện cậu em trai Hưng “vịt” sẽ có ngày được lên tuyển, nói gì đến chuyện trở thành trụ cột. So với người anh trai hơn mình một tuổi, Thanh Hưng bị xem là phát triển chậm khi 15 tuổi mới vào lớp năng khiếu, 22 tuổi mới được đá trong đội hình chính SHB Đà Nẵng ở V-League 2009.
Video đang HOT
Phan Thanh Phúc khi còn khoác áo SHB Đà Nẵng.
Vậy mà khi Thanh Hưng được HLV Calisto gọi lên tập trung đội U23 VN chuẩn bị cho SEA Games, tất cả như choáng váng với những gì “vịt con” đã thể hiện. Xem lại bàn thắng Hưng sút tung lưới Chunnam Dragons, HLV Lê Huỳnh Đức nhận xét đó là một pha dứt điểm “độc”, được kết hợp nhuần nhuyễn giữa chạy tốc độ cao và sút mu chính xác mà ở lứa trẻ hiện tại của bóng đá VN rất khó kiếm được người thứ hai.
Với chính bản thân Thanh Hưng, mọi chuyện vẫn như một giấc mơ. Trong đó, Hưng như chú vịt con xấu xí vô danh bỗng chốc được lột xác. Phía trước Hưng là kỳ SEA Games cuối cùng trong sự nghiệp và đó cũng là nơi anh mong đợi được kết thúc một giấc mơ đẹp để mở ra một hiện thực xán lạn cho sự nghiệp của một đứa con nhà họ Phan.
Đoàn Việt Cường
Đoàn Việt Cường cũng là một trong số ít các cầu thủ được coi là con nhà nòi của bóng đá Việt Nam. Cha anh chính là cựu trung vệ Đồng Tháp Đoàn Văn Phát. Gia đình Cường có 4 anh chị em, Cường lại là con trai út nên rất được bố cưng. Mỗi khi ông Phát đến sân Cao Lãnh xem bóng đá đều cõng Cường đi theo. Không khí bóng đá đã “nhiễm” vào cậu bé Cường từ đó. Rồi những câu chuyện về bóng đá bố kể ngày càng thu hút Cường.
Hậu vệ Đoàn Việt Cường trong màu áo ĐTVN.
Đoàn Việt Cường sinh ngày 1.1.1985 tại xã An Đông, huyện Tam Đông, Đồng Tháp. Hiện khoác áo CLB Hoàng Anh Gia Lai. Chơi tốt ở các vị trí tiền vệ trụ, hậu vệ biên phải và trung vệ. Là cầu thủ năng nổ, luôn thi đấu nhiệt tình và không ngại va chạm. Tại AFF Cup, Cường được thi đấu chính thức hầu hết các trận của VN. Anh chỉ vắng mặt trong trận chung kết lượt đi với Thái Lan do dính thẻ phạt.
- Thành tích trong nước: Vô địch U.18 toàn quốc, góp phần đưa Đồng Tháp lên V-League mùa bóng 2005 và 2007.
- Thành tích quốc tế: Vô địch Đông Nam Á, vào vòng loại thứ 3 Olympic Bắc Kinh.
Nguyễn Cao Cường – Ba Đẻn ( Thế Anh)
Chỉ cần nghe tới cái biệt danh “Ba Đẻn”, những người hâm mộ bóng đá Việt Nam lâu năm hẳn đều có thể lập tức hình dung về một “quái kiệt”: dáng vóc nhỏ bé, đen nhẻm, chân vòng kiềng, nhưng bù lại, có lối chơi bóng nhanh nhẹn, khéo léo và vô cùng tinh quái. Ba Đẻn là cựu danh thủ huyền thoại của bóng đá Việt Nam. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống bóng đá. Cha là cựu danh thủ Thìn A, em trai là danh thủ Nguyễn Cao Cường, cả 3 đều từng có những chiến công lẫy lừng trong màu áo CLB Thể Công cũ.
Gia đình cựu danh thủ Thìn A, Ba Đẻn và Cao Cường lừng lẫy của Thể Công.
Năm 1966, cựu tuyển thủ Ba Đẻn được chọn trong cuộc tuyển lựa của CLB Thể Công cùng lứa với một loạt danh thủ kì cựu của bóng đá Việt Nam như: Nguyễn Trọng Giáp, Vương Tiến Dũng, Vũ Mạnh Hải, Phan Văn Mỵ, Phạm Xuân Thêu… và được đưa đi tập huấn dài hạn tại CHDCND Triều Tiên. Kể từ ấy, “Ba Đẻn” trở thành một ngòi nổ vô cùng đáng sợ trong màu áo Thể Công, cùng các đồng đội tạo nên những chiến công lừng lẫy… Ông về hưu năm 2008 sau 40 năm cống hiến.
Khác với anh ruột, Cao Cường – sinh năm 1954, kém Ba Đẻn 5 tuổi – có chiều cao khá tốt (1,73m, thời những năm 70 đã là chiều cao lý tưởng), sức vóc kèm theo tốc độ “trời sinh” khiến Cao Cường mau chóng “lọt mắt xanh” các thầy ở Thể Công sau khi được Ba Đẻn giới thiệu vào đội. Cao Cường mau chóng trở thành một tiền đạo hàng đầu ở Thể Công. Đầu những năm 70, khả năng săn bàn của Cường “khét tiếng” tại giải Hồng Hà (tức giải vô địch miền Bắc).
Ông giải nghệ vào năm 1990 và tham gia huấn luyện cho các lứa trẻ Thể Công. Cho đến khi Thể Công bị xóa sổ (chuyển giao phiên hiệu lại cho Thanh Hóa trước mùa giải 2010), ông quyết định về hưu.
Mẹ con hoa khôi wushu Thùy Linh
Vũ Thùy Linh là hoa khôi trong làng wushu Việt Nam. Cô là một trong số ít những tuyển thủ wushu sinh ra trong gia đình có truyền thống wushu. Mẹ của Thùy Linh là cựu VĐV wushu Nguyễn Phương Lan sinh năm 1971 tại Hà Nội. Hiện tại, ngoài làm Chủ nhiệm CLB wushu Hà Nội, HLV trưởng bộ môn wushu Taolu Việt Nam, cô Phương Lan còn tham gia công tác trọng tài wushu quốc tế. Năm 2005, cô được kết nạp Đảng ngay tại Philippines trong thời gian diễn ra SEA Games 23 và được tặng Huân chương Lao động hạng nhì cùng năm đó. Ngoài ra, cô cũng từng đoạt giải cao trong cuộc thi hoa khôi thể thao. Ngoài HCV thế giới năm 1999, cô còn giành tới 3 HCV châu Á, HCV SEA Games 19, 2 HCV SEA Games 21 và rất nhiều HCB, HCĐ ở những giải thi đấu trong và ngoài nước khác.
Cựu VĐV Phương Lan và con gái Thùy Linh.
Thùy Linh nối gót mẹ, là hoa khôi tài năng của wushu Việt Nam.
Là con gái của một VĐV wushu lẫy lừng, nhưng Thùy Linh tự thừa nhận cô lại không được mẹ huấn luyện, bởi từ bé đã phải đi tập huấn xa nhà. Thùy Linh không chỉ được thừa hưởng những nét đẹp từ mẹ, mà ngay cả tài năng cũng không kém cạnh gì mẹ Phương Lan. Từ năm 2003 – 2005, Thùy Linh vô địch 3 kì liên tiếp giải trẻ Châu Á, giành huy chương bạc và đồng giải vô địch TG năm 2007, HCV seagames 24, vô địch Châu Á – Macau 2008, HCV quốc gia thì cứ mỗi kì… 2 tấm huy chương.
Theo PLXH
Olympic Việt Nam đi chuyên cơ sang Ả Rập
Sau hơn 30 giờ di chuyển, đội tuyển Olympic Việt Nam đã có mặt tại Abha để chuẩn bị cho trận đấu với Olympic Ả Rập tại vòng loại Olympic 2012.
Vào lúc 23h ngày 16/6, đội tuyển Olympic Việt Nam bắt đầu từ TP.HCM lên đường sang Ả Rập để thi đấu lượt đi vòng sơ loại thứ 2 Olympic London 2012. Sau hơn 30h bay và qua 3 lần transit, tới 17h chiều ngày 17/6 đội tuyển Olympic Việt Nam mới tới được thủ đô Ryad của Ả Rập tại.
Cảm giác đầu tiên của toàn đội là ngợp trước không khí trang trọng ở khung cảnh quanh sân bay. Nhất là các siêu xe được trưng bày dọc hành lang của sân bay trung tâm, khiến toàn đội tranh thủ chụp ảnh làm kỷ niệm khi chờ làm thủ tục.
Tiếp đó, thầy trò HLV Phan Thanh Hùng phải trải qua thêm 3h di chuyển nữa mới tới được Abha, địa điểm diễn ra trận đấu giữa Olympic Việt Nam và Olympic Ả Rập.
Ngay sau đó, thành viên Liên đoàn bóng đá chủ nhà ngay lập tức có mặt và đưa toàn đội Olympic VN lên một máy bay tư nhân để di chuyển xuống Abha - thủ phủ cách Thủ đô Ryiad 800 cây số. Trong đội, ngay cả HLV Phan Thanh Hùng từng nhiều lần di chuyển bằng máy bay ở các giải đấu lớn, cũng phải trầm trồ trước sự tang trí sang trọng và hoành tráng của phi cơ này.
Tại Ryad, đội tuyển Olympic Việt Nam được bố trí nghỉ ở khách sạn 5 sao Mercure. Dù rất mệt mỏi sau hành trình dài, 2 tiếng sau khi nhận phòng, thầy trò HLV Phan Thanh Hùng vẫn quyết định ra sân tập luyện như lịch trình. Điều khiến ban huấn luyện Olympic Việt Nam lo lắng chính là thời tiết tại Ả Rập. Ở Abha nhiệt độ thấp hơn thủ đô Ryad nhưng cũng luôn duy trì ở khoảng 40 độ C. Đồ ăn bên khách sạn chủ yếu đồ ăn đạo Hồi cũng khiến toàn đội vất vả trong việc nạp năng lượng.
Trận đấu giữa đội tuyển Olympic Việt Nam và Olympic Ả Rập sẽ diễn ra vào đêm 19/6.
Một số hình ảnh của ĐTVN trên đất Ả Rập:
Vui vẻ tận hưởng cảm giác được đi chuyên cơ
Olympic Việt Nam đi chuyên cơ sang Ả Rập
Không quên tranh thủ tạo dáng bên các siêu xe trưng bày ở sân bay
Khách sạn Olympic Việt Nam sẽ ở trong thời gian tại Ả Rập
Theo vietnamnet
Hình ảnh U23 Việt Nam chăm chỉ luyện tập Tập trung trong một quãng thời gian rất ngắn và chỉ có 3 buổi tập làm quen (một buổi phải hoãn vì mưa), nhưng tất cả cầu thủ trẻ được triệu tập lên Olympic Việt Nam, đều luyện tập hết mình để thể hiện tài năng. 18h chiều nay, 20 cầu thủ được HLV Phan Thanh Hùng "chọn mặt gửi vàng" sẽ lên...