Điểm danh những điểm đến không thể bỏ qua khi đến Điện Biên
Không chỉ là vùng đất chứa đựng những dấu tích hào hùng, Điện Biên còn là một điểm đến có thể làm say lòng bất cứ phượt thủ nào quyết định ‘xách ba lô lên và đi’ vào mùa du lịch cuối năm.
Điện Biên không chỉ là một điểm hẹn lịch sử hấp dẫn trong lịch sử dân tộc mà còn là tỉnh duy nhất của cả nước có chung đường biên với với cả 2 quốc gia là Lào và Trung Quốc. Vì thế, Điện Biên được các phượt thủ yêu thích với những cung đường hiểm trở và hành trình đầy thử thách. Đây cũng là điểm đến thân thiện về du lịch văn hóa khi có đến 19 dân tộc cùng sinh sống.
Từ khoảng trung tuần tháng 11 hằng năm, khi tiết trời bắt đầu chuyển lạnh cũng là mùa hoa dã quỳ nở rộ ở Điện Biên. Khắp các triền đồi, thung sâu hay những cung đường đều được nhuộm một sắc vàng rực rỡ của hoa dã quỳ. Những tín đồ du lịch chắc chắn sẽ không thể bỏ lỡ khoảnh khắc hòa mình cùng thiên nhiên tuyệt đẹp này.
Mùa này, những cung đường của Điện Biên đều được nhuộm một sắc vàng rực rỡ của hoa dã quỳ. (Ảnh: Kiên Ka Ka)
Ngoài những cung đường vàng rực rỡ cho bạn tha hồ lên đồ check-in để có những bức ảnh để đời cùng hội bạn, dưới đây là những điểm đến mà bạn nhất định phải đến để hiểu hơn về vùng đất hào hùng và đa sắc màu này nhé!
Khu di tích Điện Biên Phủ – nơi lưu dấu mốc son hào hùng
Đây là nơi lưu dấu mốc son lịch sử hào hùng một thời của dân tộc. Đây không chỉ là điểm đến của những người đam mê lịch sử. Trong đó, thật thiếu sót khi bạn đến khu di tích này mà chưa đi khám phá đồi A1, C1 & C2, D1,Him Lam, đồi Ðộc Lập, cứ điểm Hồng Cúm, hầm Ðờ Cátxtơri.
Bảo tàng Điện Biên Phủ – nơi lưu giữ những mảnh ghép thời gian
Đèo Pha Đin – cung đường huyền thoại
Đèo Pha Đin nằm cách thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên khoảng 100 km, là ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Điện Biên và Sơn La. Từ xa nhìn lại, đèo chạy dài như sợi dây thừng nối những quả núi và sườn đồi lại với nhau, nằm lơ lửng giữa đất trời xung quanh. Đèo Pha Đin Điện Biên là một trong những “tứ đại đỉnh đèo” vùng Tây Bắc bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ, và Mã Pì Lèng.
Đèo Pha Đin, nơi khung cảnh tựa chốn bồng lai với những áng mây trắng bồng bềnh ôm ấp núi. (Ảnh: dulichdienbien)
Video đang HOT
Trước đây, với ước muốn chinh phục ngọn đèo nằm trong “tứ đại đỉnh đèo” này, các phượt thủ phải mất rất nhiều thời gian ấp ủ giấc mơ, thậm chí còn không có nhiều sự lựa chọn để di chuyển đến Điện Biên khi các hãng hàng không chưa khai thác nhiều đường bay này.
Những du khách phương Nam muốn đến nơi đây phải bay đến Hà Nội, sau đó phải mất thêm hơn 1 giờ bay đến Điện Biên hoặc phải đi xe ô tô hết 10 giờ đồng hồ. Nhưng giờ đây, mọi người có thể tha hồ lên lịch khám phá để lưu lại những kỷ niệm đẹp với vùng đất hào hùng này cùng đường bay thẳng TP.HCM – Điện Biên từ ngày 2/12/2023 cùng hãng hàng không Vietjet ngay đúng thời điểm Điện Biên đang mùa đẹp nhất trong năm. Bên cạnh đó, đặt vé bay cùng Vietjet bạn có thể chọn thanh toán trả góp với “Bay trước – Trả sau” sẽ giúp cho bạn thoải mái hơn trong việc đặt một chiếc vé bay để vi vu, nhất là trong giai đoạn cận Tết như hiện tại.
Hồ Pá Khoang – “Vịnh Hạ Long” của Tây Bắc
Hồ Pá Khoang nằm ở độ cao gần 900 m so với mực nước biển, được ví như một “Vịnh Hạ Long” của Tây Bắc. Hồ nước này xinh đẹp cả 4 mùa trong năm. Tham quan hồ Pá Khoang, du khách có thể bơi thuyền độc mộc hay bồng bềnh cùng con thuyền nhỏ lướt nhẹ trên những gợn sóng lăn tăn. Thuyền sẽ đưa khách len lỏi vào tận cùng ngóc ngách của các đảo rừng, khám phá biết bao điều kỳ diệu của thế giới tự nhiên.
Đặc biệt, quanh hồ có khoảng 30 bản làng của các dân tộc thiểu số, bạn có thể đến đây để nghỉ ngơi, tìm hiểu thêm về nét văn hóa truyền thống của cư dân bản địa. Du khách cũng có thể đi bộ xuyên rừng thưởng ngoạn cảnh quan và ghé thăm làng dân tộc Thái hay Khơ Mú còn rất nguyên sơ, tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống và nghỉ dưỡng nơi những nếp nhà sàn xinh xắn.
Những nét văn hóa truyền thống sẽ làm say lòng du khách
Cột mốc cực Tây Tổ Quốc – A Pa Chải
Bên cạnh đèo Pha Đin thì đèo A Pa Chải cũng chính là điểm đến yêu thích của dân phượt. Cột mốc trên cực Tây là cột mốc số 0, đánh dấu điểm giao giữa ba quốc gia Việt Nam, Lào và Trung Quốc.
Hiện tại, cực Tây được đánh giá là điểm đến vô cùng xa xăm, vất vả nhất trong bốn điểm cực của Việt Nam. Đổi lại đường đi là đến cực Tây là một tuyệt phẩm, nhiều khung trời đẹp khó tả, nắng, núi đồi và cây xanh tạo nên nhiều ánh nhìn thu hút.
Du khách lên bản du lịch mới ở Điện Biên, khen cảnh đẹp như phim, mê món ăn người Thái
Bản Nà Sự (xã Chà Nưa) là một bản du lịch cộng đồng mới đi vào hoạt động tại Điện Biên.
Tới đây, du khách sẽ lạc vào không gian sống của bà con người Thái với những nếp nhà sàn, ẩm thực phong phú, những hoạt động văn hóa văn nghệ hấp dẫn...
Trên hành trình di chuyển từ thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) đi cực Tây - A Pa Chải (Mường Nhé), nhiều du khách bị thu hút bởi một khu bản xinh đẹp nằm ven quốc lộ 4H. Khu bản với hàng trăm nếp nhà gỗ san sát, phía trước là dòng suối mát trong róc rách chảy qua.
Men theo cây cầu treo để vào bản, du khách thích thú với những chiếc cọ nước truyền thống được bà con kì công phục dựng ngay bên bờ suối. "Chúng tôi không có dự định ghé thăm bản làng này nhưng khi đi qua, cả đoàn thấy khung cảnh quá đẹp, bình yên nên dừng lại ghé thăm. Những nếp nhà, dòng suối, cọn nước... đều rất đặc trưng của Tây Bắc, khiến tôi liên tưởng tới bối cảnh những bộ phim", chị Huỳnh Thanh Vân (Quận 1, TPHCM) chia sẻ.
Đây là bản con suối chảy qua phía mặt tiền của bản Nà Sự, xã Chà Nưa - bản du lịch cộng đồng đầu tiên của huyện Nậm Pồ (Điện Biên), bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 10/2022. Bản là nơi sinh sống của người dân tộc Thái trắng từ rất lâu đời với 139 hộ, gần 600 nhân khẩu
Những du khách từ TPHCM thích thú check-in không gian xinh đẹp tại bản Nà Sự
Nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, bản Nà Sự có lợi thế phát triển kinh tế - xã hội hơn nhiều địa phương trong xã, huyện. Đặc biệt, bà con nơi đây còn giữ gìn được nhiều nét đặc trưng, văn hóa truyền thống của người Thái như nếp nhà sàn, ẩm thực, trang phục, tập quán sinh hoạt, những bản sắc cộng đồng như: dân ca, dân vũ, đời sống tâm linh...
Bản Nà Sự có địa thế rất đẹp: lưng tựa núi, mặt hướng ra sông, nép mình bên dòng suối uốn lượn. Nằm ở giữa tuyến đường đi A Pa Chải, đây có thể là điểm dừng chân để du khách nghỉ ngơi hoặc nghỉ lại qua đêm trên đường quay ngược trở về thành phố
Sau hai năm vận động, tuyên truyền về du lịch cộng đồng, mời các già làng, trưởng bản, người có uy tín... đi tham quan, học tập mô hình du lịch cộng đồng tại các huyện, tỉnh khác, người dân Nà Sự đã nhiệt tình ủng hộ chính sách của xã, huyện. Bà con tham gia làm đường vào bản, đường ra suối, chỉnh trang nhà cửa, phục dựng hệ thống cọn nước để tạo không gian ấn tượng thu hút du khách, học các lớp dịch vụ du lịch như nấu ăn, dọn phòng, giữ gìn trang phục truyền thống, món ăn cổ truyền...
Tại điểm du lịch cộng đồng bản Nà Sự, du khách sẽ được khám phá, trải nghiệm thực tế sinh hoạt, lao động sản xuất của bà con dân tộc Thái: Tham gia chế biến món ăn, tham quan cảnh đẹp quanh bản; giao lưu văn hóa, văn nghệ, hưởng thức ẩm thực địa phương, nghỉ ngơi tại các gia đình trong bản...
Chị Thùng Thị Lâm (áo trắng), chị Lèn Thị Chiên (áo xanh) chế biến các món ăn truyền thống pa pỉnh tộp, cá gói lá chuối, thịt băm gói lá... để phục vụ du khách
Hơn 70% nguyên liệu chế biến đồ ăn được bà con nuôi trồng hữu cơ ngay tại bản. Giữ truyền thống xa xưa, mỗi gia đình người Thái luôn có một vườn rau xanh mướt ngay cạnh nhà để tự cung tự cấp. Ngày nay, trâu, bò, lợn, gà... được bà con nuôi ở xa khu vực sinh sống và đào ao thả cá
Chỉ trong thời gian ngắn, với sự đồng lòng của bà con nhân dân và chính quyền địa phương, bản Nà Sự đã "thay da đổi thịt". Theo ông Khoàng Văn Van - Bí thư Đảng ủy xã Chà Nưa, huyện đã mời nhiều chuyên gia du lịch đến đóng góp ý kiến xây dựng bản Nà Sự
Đến nay, khu bản người Thái này đang được đầu tư bài bản trên nguyên tắc tôn trọng tự nhiên, giữ gìn bản sắc, phát triển theo các tiêu chí du lịch cộng đồng hướng tới đạt chuẩn ASEAN
Sau 1 tháng đầu tiên hoạt động, bản Nà Sự đã đón 500 du khách, trong đó có 200 du khách đặt dịch vụ ăn uống - trải nghiệm văn hóa ẩm thực người Thái, 25 khách lưu trú homestay - trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt và giao lưu văn hóa của người Thái
Đây hứa hẹn sẽ là điểm dừng chân lý thú với những du khách tới khám phá A Pa Chải nói riêng và du lịch Điện Biên nói chung.
Những chuyện nhỏ trên cung đường du lịch Tây Bắc Tây Bắc gồm 6 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái. Trong số đó, Sơn La giữ một vị trí đặc biệt thuận lợi, là trung tâm của cánh cung Tây Bắc. Nhiều chuyên gia du lịch đánh giá, nếu có thể làm nổi bật hơn nữa giá trị vốn có và xây dựng thêm nhiều sản...