“Điểm danh” những bộ phim võ thuật đáng “Đồng tiền bát gạo” không thể bỏ qua
Mang đậm dấu ấn võ thuật cùng cốt truyện hấp dẫn, những tác phẩm điện ảnh sau đây xứng đáng nằm trong “kho phim” của riêng bạn.
Nếu như nhắc đến nền điện ảnh Hàn Quốc, khán giả sẽ nhớ ngay đến những thước phim tình cảm ngọt ngào, lãng mạn thì khi nhắc đến những bộ phim kinh dị ám ảnh chắc hẳn khán giả sẽ lập tức hình dung ra đất nước Nhật Bản xinh đẹp. Và Trung Quốc sẽ được nhắc đến như cái nôi của dòng phim võ thuật trong nền điện ảnh châu Á những thập kỷ qua.
Những bộ phim mang đậm dấu ấn võ thuật của Trung Quốc có thể kể đến như: Ngọa Hổ Tàng Long (2000) của đạo diễn Lý An thực hiện năm 2000, dựa theo nguyên tác tiểu thuyết võ hiệp cùng tên của nhà văn Vương Độ Lư. Năm 2002, Ngọa hổ tàng long trở thành một cái tên sáng giá trong làng điện ảnh thế giới với 4 giải Oscar trong số 10 đề cử (bao gồm Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất) và doanh thu 213 triệu USD với 2 nam – nữ diễn viên chính là Châu Nhuận Phát và Dương Tử Quỳnh.
Một bộ phim khác không thể không nhắc đến đó là Tuyệt Đỉnh Kungfu (2004) – một bộ phim võ thuật, hài do chính Châu Tinh Trì làm đạo diễn và đảm nhiệm vai chính. Bộ phim đã trở thành phim không nói tiếng Anh được phát hành rộng rãi nhất ở Mỹ.
Đến với Thái Lan, môn võ cổ truyền Muay Thái đã được đem lên màn bạc xứ này với đơn cử nổi bật là series gồm 3 phần của bộ phim Ong-Bak ra mắt phần đầu tiên năm 2003 (tựa tiếng việt: Truy Tìm Tượng Phật) do nam diễn viên chính Tony Jaa thủ vai. Đây là bộ phim nói về Muay Thái truyền thống với những cú đấm đáng nể.
Quay trở lại với điện ảnh xứ Trung Hoa những năm 2008, khó mà bỏ qua cái tên Diệp Vấn do chính nam diễn viên Chân Tử Đan thủ vai chính. Lấy câu chuyện thật từ nhân vật Diệp Vấn, với hy vọng đưa lên màn ảnh một Diệp Vấn rõ nét về tính cách cũng như võ thuật. Bên cạnh đó, ekip làm phim cũng muốn quảng bá môn võ Vịnh Xuân Quyền, loạt phim Diệp Vấn dần trở thành loạt phim võ thuật được mong đợi của khán giả yêu điện ảnh.
Video đang HOT
Và sắp tới, Diệp Vấn sẽ trở lại với phần phim mới mang tên: Diệp Vấn Ngoại Truyện – Trương Thiên Chí. Phần tiếp theo này sẽ là một chương khác của Diệp Vấn khi khai thác nhân vật Trương Thiên Chí – đồng môn Vịnh Xuân, từng là đối thủ đáng gờm của Diệp Vấn. Phim sẽ có sự tham gia của hai nam diễn viên nổi tiếng Trương Tấn và Dave Bautista.
Theo hoahoctro.vn
Bá vương biệt cơ, Tâm trạng khi yêu... lọt vào top 100 bộ phim không nói tiếng Anh hay nhất
Tâm trạng khi yêu, Bá vương biệt cơ, Lồng đèn đỏ treo cao, Ngọa hổ tàng long... là những tác phẩm điện ảnh Hoa ngữ lọt vào top 100 bộ phim không nói tiếng Anh hay nhất thế giới.
. Điện ảnh Hoa ngữ chiếm 12 phim trong danh sách 100 bộ phim không nói tiếng Anh hay nhất thế giới
Mới đây, BBC vừa công bố danh sách 100 bộ phim không nói tiếng Anh hay nhất thế giới, do 209 nhà phê bình điện ảnh đến từ 43 quốc gia tham gia, mỗi nhà phê bình chọn ra 10 bộ phim.
Bộ phim Bảy võ sĩ của đạo diễn Akira Kurosawa dẫn đầu danh sách bình chọn, trở thành niềm tự hào của điện ảnh Nhật.
Bộ phim dẫn đầu danh sách thuộc về Bảy võ sĩ của điện ảnh Nhật Bản, ngoài ra đạo diễn Akira Kurosawa còn có 3 phim lọt vào danh sách, gồm: Lã sinh môn, Sinh chi dục và Loạn.
Điện ảnh Hoa ngữ có 12 bộ phim lọt vào danh sách top 100, thuộc tác phẩm của các đạo diễn lớn như Trần Khải Ca, Vương Gia Vệ, Trương Nghệ Mưu, Hầu Hiếu Hiền, Lý An và Dương Đức Xương.
Tâm trạng khi yêu của đạo diễn Vương Gia Vệ đứng hạng 9 trong 10 bộ phim có thứ hạng cao nhất.
Đạo diễn Vương Gia Vệ có 3 bộ phim lọt vào danh sách bình chọn, gồm: Tâm trạng khi yêu (hạng 9), Rừng Trùng Khánh (hạng 56) và Happy Together(hạng 71).
Bộ phim Bá vương biệt cơ đã mang về cho đạo diễn Trần Khải Ca giải thưởng Cành cọ vàng năm 1993.
Vị trí thứ 12 trong danh sách bình chọn thuộc về tác phẩm kinh điển Bá vương biệt cơ của đạo diễn Trần Khải Ca.
Bộ phim Lồng đèn đỏ treo cao là một trong những tác phẩm điện ảnh đưa Trương Nghệ Mưu và Củng Lợi bước lên đỉnh vinh quang.
Đạo diễn Trương Nghệ Mưu có 2 phim được bình chọn, gồm: To Live ở vị trí 41 và Lồng đèn đỏ treo cao xếp hạng 93.
Bộ phim Ngọa hổ tàng long của đạo diễn Lý An đã đưa võ hiệp của điện ảnh Hoa ngữ tiếp cận khán giả phương Tây.
2 bộ phim kinh điển Ẩm thực nam nữ và Ngọa hổ tàng long của đạo diễn Lý An được xếp hạng 54 và 78 trong danh sách bình chọn.
Đạo diễn Hầu Hiều Hiền chinh phục giới phê bình điện ảnh thế giới với bộ phim Bi tình thành thị, được xếp vị trí thứ 18.
Đạo diễn quá cố của điện ảnh Đài Loan Dương Đức Xương đã để lại tác phẩm kinh điển Yi Yi ( Nhất Nhất), đứng ở vị trí 25.
BBC đánh giá, điều thất vọng nhất trong danh sách top 100 bộ phim không nói tiếng Anh hay nhất thế giới là thiếu hụt nữ đạo diễn hoặc những bộ phim do các đạo diễn nữ cùng hợp tác, chỉ vỏn vẹn có 4 bộ phim.
Tuy nhiên, BBC nhấn mạnh khi mời các nhà phê bình điện ảnh tham gia bình chọn đã cố gắng cân bằng giới tính, có 94 nhà phê bình là nữ giới, chiếm 45% trong danh sách tham gia bình chọn.
Theo thegioidienanh.vn
Cái giá phải trả của Thư Kỳ: Lỡ vai trong 'Ngọa hổ tàng long' vì lười biếng Thư Kỳ mới là người được đạo diễn Lý An nhắm cho vai Ngọc Kiều Long nhưng cô ngại đóng một phim dài lại mất thời gian học võ nên đã từ chối. Ngọa hổ tàng long (Crouching Tiger, Hidden Dragon) là một hiện tượng điện ảnh của đạo diễn Lý An, ra mắt năm 2000, dựa theo nguyên tác tiểu thuyết võ...