Điểm danh những bệnh vặt giao mùa và cách phòng tránh
Lúc giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể trẻ không thích ứng kịp, đây là cơ hội cho virus, vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp phát triển mạnh.
Các bệnh vặt trẻ thường gặp thời điểm giao mùa
Cảm cúm: Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trong đó, bé sẽ đặc biệt khó chịu khi triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác.
Phòng tránh: Cần luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện cúm. Cần lưu nhớ lịch tiêm chủng đầy đủ đúng lịch cho bé và ưu tiên cho trẻ bú sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng.
Sốt phát ban: Bé mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da bé sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi. Sốt phát ban gây ra bởi virus sởi hay còn gọi là ban đỏ, hoặc ban đào khi bé nhiễm virus rubella.
Phòng tránh: Cần cho bé tiêm phòng sởi và rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Đau mắt đỏ: Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm màng kết. Vào thời điểm giao mùa hè sang thu, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… nên khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu đi nhiều, cơ thể mất khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh tấn công. Đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt…
Phòng tránh: Để chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả nhất phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội – Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Đặc biệt, trong 3 tháng đầu sau sinh, mắt trẻ rất dễ bị viêm, ghèn vì tiếp xúc với dịch ối và phần sinh dục dưới của mẹ nên cần vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý được chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh đơn liều, vô trùng, tránh lây nhiễm chéo”
Viêm tai: Viêm tai, đặc biệt là ở trẻ em, có nhiều khả năng xảy ra trong mùa đông cao hơn bất kỳ mùa nào khác. Những thay đổi về khí hậu, đặc biệt là khi không khí lạnh hơn, sẽ tăng khả năng trẻ bị viêm tai cấp tính. Trẻ sẽ thấy đau tai, khó nghe, chảy dịch ở tai, sốt cao, thậm chí là buồn nôn.
Video đang HOT
Phòng tránh: Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai. Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ, nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.
Viêm đường hô hấp: Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào rất phát triển. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể bé sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của bé, nhất là hệ hô hấp. Bé có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.
Phòng tránh: Mẹ nên vệ sinh đường hô hấp trên như tai, mũi, họng, miệng hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý chuyên biệt, đơn liều và vô trùng đồng thời tăng cường đề kháng cho trẻ bằng nhiều cách như tiêm chủng đầy đủ và cho bé bú sữa mẹ.
Theo eva.vn
6 loại nước nên uống vào 3 tháng cuối thai kì để mẹ vừa khỏe vừa đẹp, con thông minh
Người mẹ nào cũng vậy, ngay từ khi biết mang trong mình một sinh linh bé bỏng thì mẹ đã luôn làm những điều tốt đẹp nhất để con với mong muốn con phát triển cả trí não và thể chất khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ.
Các mẹ có biết, từ khi con trong bụng được 13-15 tuần tuổi, thì vị giác của bé đã hoàn thiện như người trưởng thành rồi không? Lúc này, những gì mẹ ăn thì bé đều có thể cảm nhận được.
Trong giai đoạn thai kì, không chỉ cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có lợi cho bé, mà các mẹ còn cần phải bổ sung nhiều nước đề phòng tránh trường hợp mất nước làm ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Không những vậy, uống nhiều nước còn giúp lọc sạch nước ối để có nguồn ối sạch trong cho bé con nữa. Và theo như phát hiện của các nhà khoa học, em bé của chúng ta có xu hướng nuốt nước ối có vị ngọt nhiều hơn các vị như chua, đắng... Vì thế ngoài nước lọc, các mẹ bầu hạy tham khảo các loại nước sau đây để bổ sung vào 3 tháng cuối có thể làm tăng ối, lọc ối, tăng cường dưỡng chất cho thai.
1. Nước dừa tươi
Không chỉ giúp mẹ đỡ khát vào những ngày nóng nực mà nước dừa còn giúp làm tăng lượng ối, bổ sung nhiều chất điện giải như kali, canxi, natri, phốt pho... để giữ cho cơ thể đủ nước.
Bên cạnh đó, nếu bầu bổ sung nước dừa vào 3 tháng cuối thai kì sẽ giúp duy trì huyết áp ổn định, tăng cường hoạt động của các cơ, tăng cường miễn dịch chống lại viêm nhiễm khi mang thai, đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng thai kỳ như táo bón, ợ hơi.
Tuy nhiên, đặc biệt lưu ý mẹ bầu không nên uống nước dừa vào 3 tháng đầu thai kỳ hay uống khi cơ thể mệt mỏi. Mẹ cũng đừng nên uống nước dừa quá nhiều hay uống vào buổi tối vì sẽ làm mất giấc ngủ của mẹ vì phải nước dừa rất lợi tiểu. Nếu có tiền sử huyết áp thấp, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định bổ sung nước dừa.
2. Nước mía
Bên cạnh việc giúp giảm thiểu tình trạng ốm nghén, táo bón, nước mía còn giúp mẹ tăng cường năng lượng, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường đề kháng chống lại bệnh tật. Vào những ngày nóng nực, bổ sung nước mía sẽ giúp cơ thể mẹ đỡ mệt mỏi hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, có lưu ý cho mẹ một số điều khi dùng nước mía như: không uống quá nhiều hay uống nước mía đã để trong tủ lạnh quá lâu, không uống nước mía vào buổi tối. Và với những mẹ bầu bị tiểu đường, đường huyết cao hay thừa cân, cao huyết áp thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định nhé!
3. Nước trái cây
Các loại ước trái cây như cam chanh, bưởi, nước ép rau củ quả chứa nhiều vitamin C sẽ giúp các mẹ tăng cường miễn dịch, chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Bên cạnh đó còn giúp cung cấp một số vitamin và khoáng chất có lợi cho thai nhi, giúp con khỏe mạnh, thông minh ngay từ trong bụng mẹ.
Ngoài ra, sử dụng các loại nước ép trong thời kì bầu bì cũng giúp mẹ giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong thai kì như táo bón, mệt mỏi, tình trạng ốm nghén. Các mẹ nên sử dụng loại nước ép tự nhiên và nguyên nhất, không nên dùng các, loại sản phẩm đóng hộp vì có chứa các chất bảo quản.
4. Nước đậu đen rang
Nước đậu đen rang là một thức uống dễ làm và có giá thành khá rẻ nhưng lại đem lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Trong đậu đen chứa rất nhiều protein, vitamin nhóm B, beta carotene, axit folic, sẽ hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển về thể chất và trí thông minh của bé và đặc biệt còn giúp ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh.
Các mẹ gặp tình tình trạng táo bón, bệnh trĩ trong thai kỳ khi bổ sung loại "nước thần kì" này sẽ dễ dàng và nhanh chóng vượt qua, lại còn đem lại cho mẹ làn da rạng rỡ, xinh tươi, hồng hào hơn. Loại thức uống này mẹ bầu nên vào 3 tháng cuối thai kì để khỏe mẹ khỏe con.
5. Mật ong
Mật ong là một loại thực phẩm được ca ngợi như tinh túy của thiên nhiên vì chứa nhiều vitamin và dưỡng chất, nếu dùng làm thức uống cho các mẹ bầu thì lại vô cùng có lợi. Khi dùng mật ong trong 3 tháng cuối thai kì sẽ giúp mẹ thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường sự hấp thu dinh dưỡng, ngăn ngừa các tình trạng táo bón, huyết áp cao, thiếu máu, tăng cường miễn dịch chống lại các bệnh cảm cúm, nhiễm khuẩn thông thường trong thời kì bầu bì. Không chỉ mang nhiều lợi ích cho mẹ mà mật ong cũng rất tốt cho thai nhi, giúp con phát triển trí não một cách tối ưu.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý là không được uống mật ong sống mà nên hòa cùng với nước ấm và không lạm dụng quá nhiều mật ong, đồng thời không uống chung với các thực phẩm giàu vitamin D, C, đặc biệt là cùng đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành. Những mẹ bầu bị tiểu đường, thừa cân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng mật ong trong thời kì bầu bì.
6. Sữa tươi không đường
Trong thời gian thai kì sữa tươi không đường sẽ giúp các mẹ bổ sung một lượng lớn canxi cần thiết, đồng thời sẽ giúp bé phát triển chiều cao và trí não. Sữa tươi không đường có chứa Trytophan, một axit amin sản xuất ra các chất kích thích giấc ngủ là serotonin vì thế sẽ giúp các mẹ có một giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên uống quá nhiều sữa tươi và các mẹ nào bị dị ứng, bị chứng trào ngược, viêm loét dạ dày, sỏi thận... cũng không nên uống sữa tươi.
Bổ sung các loại nước này vào 3 tháng cuối thai kì, không những giúp tăng cường dưỡng chất nuôi thai lớn khỏe, thông minh mà còn làm tăng nước ối và lọc sạch ối nữa đấy. Và các mẹ nhớ là phải tham khảo ý kiến bác sỹ có phù hợp với thể trạng mình không, chúc các mẹ bầu sẽ được mẹ tròn con vuông nhé!
Theo searchtotal
Mắt đột nhiên đỏ ngầu có thể là do 4 nguyên nhân sức khỏe mà bạn không ngờ đến Nếu thấy mắt đột nhiên xuất hiện những mạch máu đỏ, thậm chí còn đỏ toàn bộ mắt thì bạn tuyệt đối đừng nên chủ quan bỏ qua mà nên đi khám ngay. Thời điểm giao mùa thay đổi thời tiết nên nhiều người thường gặp phải tình trạng khô mỏi, đỏ mắt. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắt...