Điểm danh những bài thuốc quý từ cây mít
Theo y học cổ truyền, hầu như tất cả các bộ phận trên cây mít đều là những bài thuốc hay để chữa bệnh.
Các bộ phận làm thuốc
Hầu như tất cả các bộ phận của cây mít đều được dùng làm thuốc. Lá mít được dùng làm thuốc lợi sữa, chữa ăn uống không tiêu, tiêu chảy và trị cao huyết áp. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá mít chữa các bệnh ngoài da và rắn cắn. Trong khi đó, rễ cây mít sắc uống có thể trị tiêu chảy.
Quả mít to, dài chừng 30 – 60cm, đường kính 18 – 30cm, ngoài vỏ có gai. Trừ lớp vỏ gai, phần còn lại của quả mít hầu như ăn được. Múi mít chín ăn rất thơm ngon. Xơ mít có thể dùng muối chua như muối dưa (gọi là nhút). Các quả mít non còn dùng như một loại rau củ để nấu canh, kho cá, trộn gỏi.
Hạt mít luộc, rang, nướng hay thổi với cơm ăn. Hạt mít có giá trị dinh dưỡng như các loại hạt và củ khác, được nhân dân dùng chống đói trong những ngày giáp hạt. Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Hạt mít có tác dụng bổ trung ích khí gây trung tiện, thông tiểu tiện.
Có tài liệu còn cho rằng trong hạt mít còn chứa một chất ức chế men tiêu hóa đường ruột nên khi ăn nhiều dễ bị đầy bụng.
Múi mít chín vàng óng, ăn ngon ngọt, đặc biệt có hương thơm rất đặc trưng, được coi là thức ăn bổ dưỡng và có tác dụng long đờm. Về giá trị dinh dưỡng, trong thịt múi mít chín có protein 0,6 – 1,5% (tùy loại mít), glucid 11 – 14% (bao gồm nhiều đường đơn như fructose, glucose, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2 và các chất khoáng như: sắt, canxi, photpho. Theo tài liệu của Tổ chức Lương thực và Nông thế giới (FAO), trong múi mít chứa nhiều chất đường, đạm, các loại vitamin A, B1, B2, C và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Một số bài thuốc từ cây mít
Bài thuốc lợi sữa cho sản phụ sau sinh
Phụ nữ sau khi sinh nếu ít sữa có thể áp dụng bài thuốc sau: Dùng lá mít tươi (30 – 40g/ngày) nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc tăng tiết sữa. Có thể lấy quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Bài thuốc có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa. Mỗi quá trình điều trị kéo dài từ 5 -7 ngày.
Chữa bệnh tiểu cặn trắng cho trẻ
Video đang HOT
Lấy 20 – 30g lá già của cây mít mật, thái nhỏ, sao vàng, nấu nước cho trẻ uống hằng ngày.
Chữa hen suyễn
Lấy lá mít, lá mía, than tre, cả 3 thứ có lượng bằng nhau sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Lấy lá mít tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau. Hoặc dùng lá mít khô nấu cô đặc thành cao, bôi lên vết lở loét sẽ mau khỏi.Vị thuốc từ nhựa mít: Vỏ cây mít có nhiều nhựa, cũng thường được dùng làm thuốc chữa nhọt vỡ mủ. Hoặc có thể dùng nhựa mít trộn với giấm, bôi lên chỗ mụn nhọt sưng tấy cũng có tác dụng giảm sưng.
Mít chín 30 múi, đường trắng 300g, chanh tươi 1 quả. Chọn mít dai vừa chín, múi to thịt dày, loại bỏ hạt, thái miếng vuông. Cho đường vào nồi cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Cho nhỏ lửa lại chỉ để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được. Để mít nguội, đem ướp lạnh. Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào nước đường còn lại, khuấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh.
Chữa rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu
Lá mít 20g sao vàng sắc với 550ml khi sôi cho nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày. Có thể phối hợp với Nam mộc hương 12g, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml.
Chữa an thần, trị tăng huyết áp
Ngoài ra, vỏ cây mít còn được dùng làm thuốc an thần, trị tăng huyết áp. Dùng lá và vỏ mít mỗi thứ 30g, nấu với 300ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 5-7 ngày.
Theo Phununews
Cá rô đồng: Món ăn - bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả
Theo y học cổ truyền, thịt cá rô đồng có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, rất tốt cho người khí huyết suy, cơ thể suy nhược, tỳ vị yếu, ăn uống không tiêu.
Rô đồng là loài cá nước ngọt, sống phổ biến ở các ao, ruộng lúa, ao đìa, sông rạch... Mùa sinh sản chủ yếu vào tháng 5 - 7. Cá rô đồng có màu xanh từ xám đến nhạt, phần bụng có màu sáng hơn phần lưng, với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang. Chúng có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm.
Đây là loại thực phẩm dân dã, ngon và bổ. Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, trong 100g thịt cá rô đồng chứa chất đạm 20,3g, chất béo 1,5g, và các chất khoáng vi lượng như can xi, phosphor, sắt, vitamin B1, B2...
Theo y học cổ truyền, thịt cá rô đồng có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, rất tốt cho người khí huyết suy, cơ thể suy nhược, tỳ vị yếu, ăn uống không tiêu.
Một số món ăn - bài thuốc từ cá rô đồng:
Bài 1:
Cá rô đồng 200g, rau cải xanh 500g, gừng 1 nhánh nhỏ, gia vị vừa đủ.
Cá rô sơ chế sạch, đánh sạch vảy, khía bụng, bỏ ruột, bỏ mang rồi rửa sạch nhớt. Đun sôi nước, cho cá rô đồng vào luộc cùng với gừng. Khi cá chín thì vớt ra, gỡ lấy thịt, ướp gia vị. Phần xương cá giã hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước. Rau cải rửa sạch, cắt ngắn khoảng 1cm. Đun sôi nước cá, cho rau cải xanh, thịt cá vào nấu, khi canh sôi lại lần nữa, nêm gia vị là được. Ăn trong bữa cơm.
Ăn thường xuyên món này rất tốt cho những người khí huyết suy, cơ thể gầy yếu, ăn uống không tiêu, cảm lạnh, nôn mửa. Những người đang bị sốt, ra nhiều mồ hôi không nên dùng.
Cá rô đồng 3 - 5 con, đậu xanh 100g, gạo tẻ 100g.
Cá rô luộc chín, gỡ lấy thịt, phi dầu hành và gia vị cho thơm. Gạo vo sạch nấu thành cháo, sau đó cho cá và gia vị vừa đủ, ăn nóng.
Món cháo này rất tốt cho các trường hợp trẻ em nóng nhiệt chậm lớn.
Bài 3:
Cá rô đồng 3 - 5 con, rau má 150g.
Cá rô nướng gỡ lọc lấy thịt, xương cá giã nhuyễn lọc để lấy nước vừa đủ. Rau má rửa sạch, thái nhỏ. Đun sôi nước cá, cho rau má vào, thêm vài lát gừng và gia vị làm canh ăn.
Món này có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho có đờm vàng do phế nhiệt.
Bài 4:
Cá rô 200g, rau nhút 200g.
Cá làm sạch, luộc chín, gỡ lấy thịt, ướp gia vị. Phần xương cá đem giã nhỏ, lọc lấy nước nấu chung với nước luộc cá. Rau nhút 300g, bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, cắt khúc. Nấu nước cá sôi, cho thịt cá vào, đến khi sôi lại thì cho rau nhút vào, nêm gia vị, canh sôi lại là được. Ăn nóng trong bữa cơm.
Món canh này có tác dụng bổ tỳ vị, trợ tiêu hóa, nhuận trường, an thần. Rất tốt cho người ăn ngủ kém, suy nhược thần kinh, táo bón...
Theo Trí Thức Trẻ
6 bài thuốc trị bệnh từ hoa thiên lý Chất kẽm trong hoa thiên lý có tác dụng đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam do thường xuyên tiếp xúc với chì. Thiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương. Theo Đông y, thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon...