Điểm danh máy bay quân sự TQ trang bị trên tàu sân bay nội địa Sơn Đông
Ngoài tiêm kích hạm chủ lực J-15, tàu sân bay nội địa Sơn Đông của Trung Quốc còn mang theo nhiều mẫu máy bay khác phục vụ tác chiến trên biển.
Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc vẫn còn nhiều điểm hạn chế.
Theo SCMP, Sơn Đông là tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc và được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc hồi tuần trước, giúp mở rộng năng lực tác chiến trên biển.
Mẫu tàu sân bay này vẫn còn nhiều hạn chế so với năng lực chiến đấu của tàu sân bay Mỹ. Nhưng đây vẫn được coi là bước tiến trong ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc.
Theo thông tin đăng tải trên tạp chí hải quân Trung Quốc, có nhiều mẫu máy bay được trang bị trên tàu Sơn Đông.
Tiêm kích hạm J-15
Tiêm kích hạm J-15 vẫn là máy bay chủ lực trên tàu sân bay.
Tiêm kích hạm J-15 hiện vẫn là phương án khả dĩ nhất của Trung Quốc. Mẫu máy bay thế hệ 4 sử dụng 2 động cơ, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết do Viện 601 của hải quân Trung Quốc hợp tác phát triển cùng Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương.
J-15 là mẫu máy bay được Trung Quốc phát triển theo nguyên mẫu Su-33 của Nga. Trọng lượng cất cánh của J-15 là khoảng 33 tấn, nặng nhất trong số các tiêm kích hạm trên thế giới.
Để tận dụng ưu thế này, Trung Quốc cần đến các thiết bị phóng điện từ hơn là phóng hơi nước kiểu truyền thống như mẫu tàu sân bay thứ ba mà Trung Quốc đang đóng mới.
Video đang HOT
Trực thăng vận tải Z-18
Trực thăng Z-18 của Trung Quốc.
Z-18 là mẫu trực thăng vận tải thế hệ mới nhất của Trung Quốc, do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Changhe phát triển, dựa trên mẫu trực thăng dân dụng AC313.
Phiên bản trang bị cho hải quân mang tên Z-18F “Đại bàng biển” có khả năng mang theo ngư lôi Yu-7K và tên lửa chống hạm YJ-9, hỗ trợ tác chiến trên và dưới mặt nước.
Một vài phiên bản khác của Z-18F có thể đóng vai trò trinh sát và cảnh báo sớm.
Trực thăng KA-31
Trực thăng Ka-31 đóng vai trò cảnh báo sớm.
Kamov Ka-31 được NATO gọi là Helix, là mẫu trực thăng do Nga sản xuất, hiện sử dụng trong quân đội Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.
Đây là mẫu trực thăng đóng vai trò cảnh báo sớm, không trang bị vũ khí. Đặc điểm nhận dạng là ăng ten lớn có thể gấp gọn dưới thân và cảm biến quang điện cồng kềnh bên dưới buồng lái.
Trực thăng Z-9C
Z-9C là mẫu trực thăng đa dụng.
Z-9 do Tập đoàn Chế tạo Máy bay Harbin của Trung Quốc sản xuất, là mẫu trực thăng vừa đóng vai trò quân sự vừa đóng vai trò dân sự. Mẫu Z-9 đầu tiên cất cánh năm 1981, được chế tạo dựa trên các nguyên vật liệu do Pháp cung cấp.
Phiên bản tác chiến trên biển mang tên Z-9C lần đầu xuất hiện năm 1990. Mẫu trực thăng đa nhiệm này vừa có thể chở quân, vừa có thể mang theo vũ khí, hoặc gắn radar-band KLC-1 để phát hiện mục tiêu vượt xa tầm phủ sóng của radar trang bị trên tàu chiến.
Theo danviet.vn
Tàu sân bay Trung Quốc tự đóng kém tàu Mỹ ở chỗ nào?
Sơn Đông, tàu sân bay Trung Quốc tự đóng đầu tiên, vừa được đưa vào biên chế. Tuy nó mang nhiều máy bay hơn tàu tiền nhiệm nhưng còn kém xa các tàu sân bay Mỹ ở nhiều phương diện.
Tàu sân bay Trung Quốc tự đóng đầu tiên mang tên Sơn Đông
Tàu Sơn Đông có vẻ bề ngoài tương tự tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh, mua lại từ Ukraine về tân trang.
Còn về năng lực của Sơn Đông, các nguồn tin từ Trung Quốc tuyên bố nó có thể mang theo 36 tiêm kích, nhiều hơn tàu Liêu Ninh 12 chiếc. Một tài khoản chuyên thông tin về hải quân Trung Quốc trên Twitter nêu ra cấu hình máy bay của tàu Sơn Đông như sau:
24 tiêm kích trên hạm J-15
3 tiêm kích tác chiến điện tử J-15D EW
6 trực thăng trinh sát Z-18F ASW
4 trực thăng Z-18Y AEW&C
2 trực thăng vận tải Z-18A VIP
1 trực thăng y tế Z-8JH
2 trực thăng cứu hộ Z-9S
So sánh: một tàu sân bay của hải quân Mỹ được trang bị 44 tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet, 5 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler. Tàu Mỹ còn có thể mang theo thêm 19 trực thăng, nhưng thông thường 1/3 số trực thăng này được triển khai trên các chiến hạm hộ tống tàu sân bay.
Tàu sân bay lớp Nimitz hay lớp Ford của hải quân Mỹ còn có loại máy bay mà tàu sân bay Trung Quốc không có, đó là máy bay cảnh báo sớm E-2D Hawkeye. Là máy bay cánh quạt với phi hành đoàn 5 người, trang bị radar tiên tiến, chiếc E-2D Hawkeye có thể quét tìm các mối đe dọa từ phía đối phương trên không, trên biển trong phạm vi hàng trăm dặm từ mọi hướng. Một khi phát hiện, nó sẽ dẫn đường cho tiêm kích hoặc tên lửa từ tàu chiến tấn công đánh chặn hoặc tiêu diệt mục tiêu thù địch.
E-2D còn đóng vai trò là nền tảng chỉ huy và kiểm soát, điều phối hoạt động của phi đội chiến đấu cơ trên hạm chống lại các mục tiêu trên không và trên mặt đất.
Máy bay E-2D Hawkeye giúp phi đội tiêm kích trên hạm thực thi các nhiệm vụ hiệu quả hơn, mở rộng tầm tác chiến ở khoảng cách an toàn đối với tàu sân bay.
Trong khi đó, các tàu sân bay Trung Quốc thiếu hẳn năng lực quan trọng này. Cả hai tàu sử dụng thiết kế phóng máy bay kiểu nhảy cầu, tận dụng một sườn dốc để cho máy bay cất cánh thay vì dùng máy phóng máy bay như tàu sân bay Mỹ. Việc này làm hạn chế lượng nhiên liệu, vũ khí mà máy bay mang theo. Tàu sân bay Trung Quốc cũng không thể phóng một máy bay cảnh báo sớm cánh quạt như E-2D Hawkeye với kiểu thiết kế nhảy cầu.
Chính vì thế, hiện nay Trung Quốc đang đóng tàu sân bay thứ ba, tạm gọi là tàu Type 003. Tàu sân bay Trung Quốc tự đóng này được cho là sẽ có thiết kế phóng máy bay điện từ giống như như tàu sân bay Gerald R. Ford của Mỹ.
ANH MINH
Theo tienphong.vn
Tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc có thể chỉ là hổ giấy Giới phân tích quân sự phương Tây cho rằng tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc chỉ là bản sao của Liêu Ninh với nhiều hạn chế về năng lực tác chiến do không có máy phóng. Ngày 17/12, hải quân Trung Quốc đã tổ chức lễ tiếp nhận và đưa vào sử dụng tàu sân bay nội địa đầu...