Điểm danh loạt dự án BĐS nhà ở TP.HCM gặp khó, có dự án “đóng băng” hơn 11 năm
HoREA lại vừa kiến nghị thành phố xem xét tháo gỡ “vướng mắc” thêm 11 dự án bất động sản, nhà ở thương mại. Nhiều dự án đã giải phóng mặt bằng, doanh nghiệp đã chuẩn bị năng lực tài chính nhưng ách tắc về các thủ tục pháp lý đầu tư nên chưa thể khởi công, buộc phải “đóng băng” nhiều năm, có dự án kéo dài 11 năm.
Ảnh minh họa.
Chiều 11/6, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) – cho biết, hiệp hội này vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM, Sở Xây dựng TP.HCM, đề nghị xem xét tháo gỡ “vướng mắc” của 11 dự án bất động sản, nhà ở thương mại của 10 doanh nghiệp trên địa bàn TP, nâng tổng số dự án bất động sản chờ “gỡ vướng” tại TP.HCM lên con số 113 dự án.
Trước đó, HoREA đã có các văn bản báo cáo các vướng mắc của 102 dự án bất động sản. Sau đó, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi đã chỉ đạo và giao các sở ngành khẩn trương nghiên cứu nội dung kiến nghị của các doanh nghiệp, kịp thời trao đổi, làm việc và hướng dẫn các chủ đầu tư dự án thực hiện theo đúng quy định pháp luật…
Chủ tịch UBND TP chỉ đạo trong trường hợp có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, khẩn trương báo cáo xin ý kiến UBND TP để xem xét, quyết định, báo cáo kết quả thực hiện cho UBND TP trong 30 ngày làm việc.
Ngày 21/5 vừa qua, Chủ tịch UBND TP.HCM cũng đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các sở, ngành để xem xét, xác định hướng xử lý các dự án.
Tại báo cáo xem xét, gỡ vướng cho 11 dự án lần này, vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp vẫn là chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý trong đầu tư, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, nghĩa vụ nhà ở xã hội, nghĩa vụ tài chính bổ sung, chưa hoàn thành thủ tục giao đất… khiến các dự án ngưng trệ, thậm chí có dự án kéo dài đến 11 năm.
Chẳng hạn, dự án Khu nhà ở phường Tân Phú, quận 7 của Công ty TNHH Dynamic Innovation, đơn vị này kiến nghị UBND thành phố xem xét và chấp thuận Sở Xây dựng có Công văn xin ý kiến Công an TP.HCM để xác định dự án có hay không được phép bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở trên địa bàn thành phố.
Video đang HOT
Hay CTCP dệt Đông Nam đề nghị UBND TP.HCM chấp thuận giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất cho CTCP Đông Nam để thực hiện dự án khu nhà ở – trung tâm thương mại và siêu thị Đông Nam, sớm đưa dự án vào hoạt động.
Công ty Kim Oanh đề nghị UBND TP.HCM xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư dự án khu nhà ở Trường Lưu.
CTCP Bất động sản Nguyên Hồng kiến nghị UBND TP.HCM, Sở Kế hoạch và đầu tư chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án khu chung cư thương mại, văn phòng Nguyên Hồng tại 18 Nguyên Hồng (quận Gò Vấp) để dự án tiếp tục triển khai và xem xét đưa dự án vào danh sách các dự án chậm triển khai do vướng mắc tại Sở Kế hoạch và đầu tư…
Dự án Ihome tại 359 Phạm Văn Chiêu (phường 14, quận Gò Vấp) của Công ty cổ phần đầu tư Metro Star, do khu đất dự án có một phần diện tích 96m2 nằm bên trong ranh dự án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và chưa rõ nguồn gốc pháp lý nên đến nay vẫn chưa hoàn thiện thủ tục để cấp sổ hồng cho cư dân.
Do đó, công ty này kiến nghị các sở ngành công nhận bổ sung quyền sử dụng đất 96m2 của dự án trong thời gian sớm nhất và giải quyết hồ sơ cấp sổ hồng cho cư dân… tránh trường hợp người dân liên tục căn băng rôn đòi sổ hồng gây mất an ninh trật tự.
Trong số các dự án bất động sản đang gặp vướng, có dự án văn phòng đại diện, nhà khách tỉnh Hậu Giang và khu thương mại dịch vụ kết hợp căn hộ tại phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức) của CTCP Đầu tư xây dựng thương mại Hậu Giang do vướng thủ tục pháp lý nên dự án đã kéo dài hơn 11 năm.
Theo doanh nghiệp này, việc chậm phê duyệt các thủ tục đầu tư đã dẫn tới việc doanh nghiệp không thể đưa dự án vào triển khai, hoạt động của công ty bị đình trệ hoàn toàn. Do đó, Công ty Hậu Giang kiến nghị UBND TP và các sở ban ngành xem xét, chấp thuận dự án được phép chuyển mục đích sử dụng đất, tiếp tục thực hiện các thủ tục đầu tư tiếp theo.
6 xu hướng của thị trường bất động sản trong tương lai
Nguồn cung mới trong các năm tới sẽ chủ yếu tập trung ở các vùng lân cận ngoại ô của các thành phố lớn và lân cận các đô thị vệ tinh. Thậm chí, một số nhà đầu tư đã tìm kiếm cơ hội phát triển dự án bất động sản tại các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên.
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) mới đây đã ra dự báo 6 xu hướng của thị trường bất động sản trong tương lai.
Thứ nhất, phân khúc bất động sản nhà ở sẽ tiếp tục phát triển. Nhu cầu nhà ở trung bình và thấp, nhà ở công nhân tiếp tục là xu hướng chủ đạo của thị trường cùng với nhu cầu về không gian xanh, đa tiện ích, hạ tầng cơ sở đầy đủ. Mô hình dự án bất động sản xanh, bất động sản sinh thái ở các khu vực ngoại ô thành phố sẽ thu hút nhà đầu tư, do vừa đáp ứng nhu cầu môi trường sống trong lành, vừa đáp ứng xu hướng đầu tư căn nhà thứ hai của người dân đô thị.
Thứ hai, phân khúc bất động sản văn phòng, bán lẻ và nghỉ dưỡng sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt sau giai đoạn dịch bệnh và tác động từ Cách mạng Công nghiệp 4.0. Không gian làm việc đa năng, có thể vừa làm việc, vừa hội họp.
Cụ thể, bất động sản bán lẻ sẽ chịu tác động từ xu hướng thay đổi sang phương thức bán hàng đa kênh, đa phương thức và linh hoạt hơn theo hướng tăng cường quản lý chuyên nghiệp. Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng quan tâm hơn đến yếu tố vệ sinh, an toàn sức khỏe, sử dụng đa năng, linh hoạt hơn, như vừa có thể ở, làm việc và nghỉ ngơi. Thị trường du lịch Việt Nam ngày càng rút ngắn khoảng cách với những thị trường du lịch nổi bật tại ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Ngoài ra, giá bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam vẫn đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thứ ba, phân khúc bất động sản logistics trong tương lai theo hướng phát triển các dự án gần nguồn sản xuất, đa dạng hóa nguồn đầu vào, tăng tính tiện nghi, linh hoạt và khả năng đáp ứng nhanh, ứng dụng Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư vào cấu trúc vận hành của các trung tâm logistics.
Thứ tư, phân khúc bất động sản khu công nghiệp được dự báo tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại như CPTPP, EVFTA, RCEP... Vì vậy, dòng vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp được kỳ vọng tiếp tục gia tăng. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản công nghiệp cũng nhận được nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước như miễn giảm tiền thuê đất, ưu đãi về thuế đối với các nhà đầu tư.
Thứ năm, nguồn cung mới trong các năm tới sẽ chủ yếu tập trung ở các vùng lân cận ngoại ô của các thành phố lớn và lân cận các đô thị vệ tinh. Thậm chí, một số nhà đầu tư đã tìm kiếm cơ hội phát triển dự án bất động sản tại các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên.
VNREA cũng dự báo phân khúc bất động sản nông nghiệp, lâm nghiệp sinh thái, bất động sản năng lượng sẽ phát triển khi cơ chế, chính sách hoàn thiện cho loại hình bất động sản này.
Nguồn cung bất động sản tăng trưởng
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng đưa ra dự báo, nhu cầu bất động sản giai đoạn 2021 - 2030 sẽ tiếp tục tăng trưởng. Dự báo này không chỉ căn cứ vào nền tảng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, xu hướng tăng cường đầu tư, thương mại, mà còn dựa trên nhu cầu thực tế của người dân.
Thứ nhất, theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, diện tích bình quân nhà ở đầu người cả nước đến năm 2025 phải đạt 27m2/người; đến năm 2030 phải đạt 30m2/người. Như vậy, trung bình mỗi năm phải xây dựng mới khoảng 60 triệu m2 nhà ở các loại. Thu nhập bình quân đầu người vào năm 2030 dự báo tăng lên 6.000 - 6.500 USD (gấp đôi so với hiện nay) sẽ tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân.
Thứ hai,tuổi thọ bình quân tiếp tục tăng lên, trong giai đoạn 2021 - 2030 đạt 75 tuổi (cao hơn bình quân hiện nay là 74 tuổi) theo Chiến lược phát triển dân số đến năm 2030.
Thứ ba, tuổi làm việc được tăng lên sẽ gia tăng quy mô lực lượng lao động, dẫn tới nhu cầu bất động sản văn phòng, khu công nghiệp cũng như bất động sản nói chung cũng tăng.
Thứ tư, tốc độ đô thị hóa, tỷ lệ đô thị hóa cũng tăng khoảng 1%/năm tương ứng với 1 triệu dân đô thị gia tăng hàng năm. Đây là cơ sở quan trọng để gia tăng nhu cầu nhà ở cho người dân đô thị.
Tăng trưởng nhu cầu bất động sản không phát triển đồng đều
Một nhận định khác của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đưa ra, đó là tăng trưởng nhu cầu bất động sản sẽ không phát triển đồng đều với tất cả các thị trường và phân khúc bất động sản. Dự án bất động sản đảm bảo được các yếu tố tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, môi trường sống, học tập, làm việc an toàn, lành mạnh sẽ phát triển mạnh mẽ và là xu hướng nhu cầu xã hội trong tương lai.
Thị trường bất động sản cũng sẽ phải đối mặt với sự hạn chế tài nguyên đất đai ở khu vực trung tâm, sẽ dẫn tới quá trình đầu tư phát triển các dự án bất động sản được tập trung nhiều hơn tại khu vực ngoài trung tâm thành phố, các đô thị vệ tinh, các đô thị nằm trong vùng kinh tế trọng điểm TP.HCM, Hà Nội, và bám theo các dự án phát triển hạ tầng cơ sở, cầu cảng, đường cao tốc, các tuyến đường sắt đô thị. Cùng với việc hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến thị trường bất động sản và tiếp tục cải cách thủ tục hành chính sẽ tạo điều kiện tăng nguồn cung bất động sản.
Theo VNREA, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh còn phức tạp, khó lường, nếu Việt Nam tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, sớm đạt mục tiêu bao phủ vắc-xin và chuyển sang trạng thái bình thường mới, chung sống với Covid-19, thực hiện tốt Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, sẽ là điều kiện để các ngành kinh tế tăng trưởng tốt. Trong bối cảnh này, thị trường bất động sản được dự báo sẽ là một trong những lĩnh vực có tốc độ phục hồi nhanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Dự án BĐS nào ở Quảng Bình được phép mua bán, huy động vốn? Việc cập nhật công khai thông tin các dự án bất động sản giúp người dân nắm bắt được điều kiện giao dịch mua bán; đồng thời hạn chế tình trạng huy động vốn trái phép ở các dự án chưa đủ điều kiện theo quy định. Việc công khai thông tin các dự án đủ điều kiện giao dịch mua bán, huy...