Điểm danh dàn bom thông minh Nga dùng không kích IS
Dưới đây là những hình ảnh về dàn bom thông minh Nga dùng để không kích IS.
Các phi vụ không kích IS sử dụng bom thông minh của Nga đều được ghi lại và công bố cho thấy độ chính xác tuyệt vời không hề kém cạnh các mẫu bom dẫn đường của Mỹ.
Trong chiến dịch không kích phiến quân IS ở Syria, ngoài việc sử dụng các loại bom thông thường, không dẫn đường (họ FAB, OFAB), Không quân Nga còn sử dụng hàng loạt kiểu bom thông minh để thực hiện các phi vụ oanh tạc chính xác vào kho đạn dược, trung tâm chỉ huy của phiến quân IS.
Các phi vụ không kích IS sử dụng bom thông minh của Nga đều được ghi lại và công bố cho thấy độ chính xác tuyệt vời không hề kém cạnh các mẫu bom dẫn đường của Mỹ.
Theo mạng Sputnik News, cho tới thời điểm này thì Không quân Nga được cho là đã sử dụng các loại bom thông minh gồm: KAB-500Kr, KAB-1500Kr, KAB-500-OD và KAB-500S-E. Trong đó KAB-500Kr (trọng lượng 520kg, phần thuốc nổ là 100kg) thiết kế để phá hủy các mục tiêu “cứng” cỡ nhỏ trên mặt đất, mặt nước như cầu cống, đường giao thông, đường băng, các cơ sở công nghiệp, tàu vận tải
KAB-1500-Kr (trọng lượng 1,52 tấn, chứa thuốc nổ 440kg) thiết kế để hủy diệt các mục tiêu như công trình kiên cố, cơ sở công nghiệp quân sự, kho đạn dược (hàng hóa) và các cảng biển…
Video đang HOT
KAB-500-OD (trọng lượng 370kg, thuốc nổ 140kg) được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất như các công trình quân sự, bộ binh địch ẩn núp trên núi…
Các kiểu bom thông minh KAB-500/1500Kr, KAB-500-OD được trang bị đầu tự dẫn truyền hình với thuật toán tương quan xử lý thông tin về mục tiêu có khả năng “nhớ” vị trí mục tiêu và điều khỉnh đường bay của bom để đánh trúng mục tiêu, tức là áp dụng nguyên lý “thả-quên”. Các đầu tự dẫn này cho phép tiêu diệt các mục tiêu có độ tương phản yếu và được ngụy trang khi có vật chuẩn trên địa hình và các tọa độ mục tiêu so với các vật chuẩn này. Máy bay mang thả ở độ cao 0,5-5km với KAB-500Kr, KAB-500-OD và 1-8km với KAB-1500Kr, tốc độ máy bay khi thả là 500-1.100km/h.
Ngoài bom dẫn đường bằng đầu dẫn truyền hình, Nga lần đầu tiên đưa vào thực chiến bom dẫn đường vệ tinh KAB-500S-E. Đây là vũ khí hàng không chính xác cao và hoạt động theo nguyên tắc “thả và quên” (nghĩa là sau khi thả bom, phi công thoải mái rời vùng ném bom, bom tự tấn công mục tiêu không cần hiệu chỉnh phi công). Bom được thiết kế để tấn công các mục tiêu tĩnh trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm.
Bom dẫn đường vệ tinh KAB-500S-E có trọng lượng tổng thể 560kg (trong đó thuốc nổ là 195kg), dài 3m, đường kính 0,4m, sải cánh 0,75. Bom có thể thả từ độ cao 500m tới 5km, máy bay thả có thể bay ở tốc độ 550-1.100km/h.
Ngoài các loại bom thông minh trên, Nga còn rất nhiều loại bom thông minh khác và có thể chúng sẽ được sử dụng trong thời gian tới. Ví dụ như bom dẫn đường laser bán chủ động KAB-500/1500L.
Hoặc bom lượn thông minh UPAB-500 có tầm phóng đến 70km nếu được thả ở độ cao 10km, trang bị kiểu dẫn đường truyền hình.
Theo_Kiến Thức
Tên lửa chống tăng AT-3 huyền thoại tiếp tục được cải tiến
Tên lửa chống tăng AT-3 sau nửa thế kỷ phục vụ tiếp tục được người Serbia nâng cấp trở thành một tổ hợp diệt tăng tự hành mạnh mẽ, hiện đại.
Tên lửa chống tăng AT-3 sau nửa thế kỷ phục vụ tiếp tục được người Serbia nâng cấp trở thành một tổ hợp diệt tăng tự hành mạnh mẽ, hiện đại.
Tại triển lãm quốc phòng Partner 2015, Quân đội Serbia vừa chính thức giới thiệu mẫu tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành BOV M83 được tích hợp sẵn các biến thể nâng cấp của tên lửa chống tăng AT-3 (định danh của NATO dành cho loại tên lửa Malyutka) huyền thoại.
Theo nhà sản xuất, BOV M83 được Quân đội Serbia phát triển với nhiệm vụ chính là tiêu diệt các loại xe tăng và xe bọc thép bằng các tên lửa chống tăng có dẫn đường.
Tên lửa chống tăng AT-3 hay Malyutka 2 có tầm bắn từ 500m đến 3km với chế độ dẫn đường bằng tay, M83 cũng có thể được tích hợp các tên lửa chống tăng 9M14P1 Malyutka và 9M14M. Điểm mạnh của M83 là việc nó có khả năng tự theo dõi các mục tiêu và triển khai các tên lửa chống tăng với khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
AT-3 (Malyutka) được Liên Xô phát triển từ đầu những năm 1960 và hiện vẫn được quân đội nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Nó cũng được đánh giá là một trong những mẫu tên lửa chống tăng có độ tin cậy cao, dễ sử dụng và có hai chế độ dẫn đường gồm bằng tay hoặc bán tự động.
BOV M83 với tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường Malyutka 2 được trưng bày tại triển lãm quốc phòng PARTNER 2015.
Mặc dù được đưa vào trang bị từ lâu nhưng Malyutka và các biến thể hiện đại hóa của nó vẫn có thể tiêu diệt cả các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại được trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ ERA. Đây cũng là lý do Quân đội Serbia vẫn tiếp tục sử dụng các tên lửa chống tăng Malyutka và biến thể nâng cấp của nó.
Ngoài các biến thể tên lửa chống tăng 9M14M và 9M14P1, các công ty quốc phòng của Serbia còn phát triển biến thể nâng cấp khác của Malyutka như 9M14P1B1, Malyutka 2T và Malyutka 2F (tất cả đều được NATO gọi chung là AT-3).
Các biến thể này đều được thiết kế để có thể tiêu diệt các loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới hay xe bọc thép được trang bị hệ thống giáp bảo vệ đa lớp hoặc phá hủy các mục tiêu quân sự quan trọng của đối phương.
9M14P1B1 là biến thể tên lửa chống tăng có dẫn đường được phát triển từ phiên bản 9M14P1, với khả năng xuyên giáp từ 460mm đến 600mm. 9M14P1B1 có thể sử dụng nhiều loại đầu đạn khác nhau trong khi đó nó còn được trang bị hệ thống động cơ đẩy mới, hệ thống dẫn đường bằng dây dẫn và các cánh lái cơ bản vẫn được giữ nguyên.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Khám phá pháo phản lực WS-64 có "1-0-2" của Trung Quốc Công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc đã chế tạo thành công pháo phản lực diệt hạm WS-64 đầu tiên của nước này thậm chí trên thế giới. Công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc đã chế tạo thành công pháo phản lực diệt hạm WS-64 đầu tiên của nước này thậm chí trên thế giới. Tờ Sina cho hay, gần...