Điểm danh “cạm bẫy tử thần” trên đường Hà Nội
Nhiều hố ga, nắp cống, cây khô, cột điện… trở thành những “ cạm bẫy tử thần” đe dọa sự an toàn của người dân tại Thủ đô Hà Nội trong mùa mưa bão.
Dạo quanh một số con đường nằm trong 25 điểm úng ngập, theo thông báo của Công ty TNHH Thoát nước Hà Nội, vẫn còn rất nhiều “cạm bẫy tử thần” đang đe dọa an toàn người dân nếu Hà Nội xảy ra tình trạng ngập lụt do bão và mưa lớn.
Gạch bị bong tróc, nắp bê tông cao hơn hẳn so với vỉa hè ngay đầu con đường cao tốc hiện đại nhất Việt nam – Đại lộ Thăng Long, đoạn gần Trung tâm triển lãm Quốc gia (Mỹ Đình, HN)
Hố ga mất nắp giữa lòng đường, được “gia cố” bằng bao rác, cành cây…
Hố ga mất nắp trên vỉa hè tại khu vực chung cư Trung Hòa Nhân Chính (Cầu Giấy, Hà Nội)
Đoạn đường trước cổng trường PTTH Hà Nội Amsterdam, hố ga mất nắp, người dân phải dùng lá dừa để “báo hiệu” cho người đi đường
Trên vỉa hè đường Phạm Hùng, khi mưa ngập, liệu người đi đường có thấy được miệng cống sâu không hề có nắp đậy, đầy rác và nước thải này?
Cũng trên đoạn đường này, nắp cống trồi lên hẳn so với mặt đường, ngày nắng và khi trời sáng thì không khó để tránh nhưng ngày mưa và lúc tối thì dám chắc không ít người phải “thót tim” khi xe phóng qua. Thậm chí, với những tay lái không vững có thể xảy ra tai nạn
Khu vực xung quanh tòa nhà cao nhất và được cho là hiện đại nhất Việt nam – Keangnam, “xe sang thì mặc xe sang, cống ta không nắp vẫn đang tung hoành”
Video đang HOT
Ngay chân tòa nhà Keangnam…
“Bẫy” gần tòa nhà hiện đại nhất Việt Nam
Đủ kiểu sáng tạo của người dân để cảnh báo hố ga mất nắp. Qua những khu vực này, tốt nhất bạn nên lái xe cẩn trọng hơn để có thể kịp thời phản ứng nếu có sự cố xảy ra
Nguy hiểm không chỉ rình rập từ dưới mặt đường, mà còn treo “lơ lửng” trên đầu người tham gia giao thông. Khắp các con phố Hà Nội, có biết bao nhiêu cây khô, cây mục và cả những chiếc cột điện sẵn sàng đổ xuống đường bất cứ lúc nào. Khi đi qua những khu vực này không chỉ khi trời mưa to gió lớn mà ngay lúc bình thường, bạn cũng nên để ý và tránh lọt vào “phạm vi gây thương tích”.
Một cây đã chết khô trên phố Thành Công – nơi có khu tập thể được coi là đông dân nhất Hà Nội
Cây khô trụi lá phía trước cửa nhà số 602 và 580 phố Ngọc Lâm
Cây trên đường Phạm Hùng. Cây xanh tươi nhưng với cái gốc mục như thế này liệu có trụ được qua những cơn bão sắp tới?
Cây thế này thì dù có muốn, người đi đường cũng không thể tránh vì nó nghiêng hẳn ra giữa lòng đường, ngay điểm dừng đèn đỏ ngã tư bốt Hàng Đậu (trước cửa nhà số 2 Hàng Giấy)
Hai cây hoa sữa chết khô ngay sát đường Trần Hưng Đạo mà vẫn chưa được dọn dẹp
Cây sấu khô trước cửa nhà số 39 Phan Đình Phùng
Ngay lòng Thủ đô, còn những cột điện có một không hai: gỉ sét, bong tróc xi măng, cong vẹo chân… Không hiểu sao chúng vẫn đứng vững được qua bao mùa mưa nắng nơi đây? Thiết nghĩ, vào mùa mưa bão, chẳng may một dây nào đó hở điện thì không biết sẽ gây hậu quả kinh hoàng tới mức độ nào!
Cột điện ngay trước Nhà thờ Lớn
Cây cột điện trước nhà số 45 Giảng Võ, phần bê tông gần như đã rụng hết
Cột điện với phần chân chỉ còn là 4 thanh sắt và đã gần như gẫy gập ở đường Láng, đoạn đầu ngõ Thái Thịnh 2
Cột điện nghiêng ngả trước vỉa hè số 167 phố Trường Chinh
Hình ảnh tương tự tại phố Nguyễn Du
Cột điện sắt gỉ sét, 4 chân ngả 4 hướng ngay ngã tư Trần Bình Trọng – Trần Quốc Toản
Hố ga, miệng cống 'tử thần' ở Hà Nội
Nhiều trẻ em đã sa xuống cống, chết đuối dưới ao công trình nhưng những chiếc bẫy chết người này vẫn xuất hiện nhan nhản tại các tuyến đường, công trường xây dựng dang dở ở Hà Nội.
Chiều 13/7, đi xem thả diều, hai anh em bị thụt xuống hố ga ở công trường thi công đường 5 kéo dài dẫn lên cầu Đông Trù (Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội). Cống rộng, ngập đầy nước nên người anh 15 tuổi may mắn leo được lên bờ, còn cậu bé 1 tuổi bị nước trong cống cuốn trôi, gần chục giờ sau mới tìm thấy xác. Một ngày sau vụ tai nạn, đơn vị thi công đã dùng tấm đan đậy nắp cống lại.
Tuy nhiên, dọc tuyến đường đang làm dang dở nằm cạnh khu dân cư vẫn còn hàng chục hố ga, miệng cống không nắp được người dân che tạm bằng những cành cây. Đơn vị thi công cũng không hề có rào chắn hay biển báo nguy hiểm ở khu vực công trường.
Tại các công trường xây dựng ở thủ đô, những hố ga, miệng cống, hố công trình ngập nước, không nắp đậy, không biển cảnh báo... vẫn tồn tại khá phổ biến. Cuối con đường thi công dang dở chạy qua thôn Phú Mỹ (Mỹ Đình, Từ Liêm), ao nước rộng cả chục m2, sâu hơn 1 m không có rào chắn, biển báo nguy hiểm.
Tuyến đường này còn có hơn chục miệng cống, hố ga không nắp đậy, ngập đầy nước. Do đường chưa được đưa vào sử dụng nên hàng ngày rất đông trẻ em đá bóng chơi đùa ở đây.
Trên đường Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội), đoạn gần đường Lê Quang Đạo, có hơn chục miệng cống không nắp đậy nằm án ngữ trên vỉa hè. Theo nhiều người dân, những hố cống này tồn tại nhiều năm nhưng không có biển báo hay rào chắn.
Tương tự, trên vỉa hè đường Nguyễn Xiển, Lê Đức Thọ, Lê Văn Lương, trong khu Liên hiệp Thể thao Quốc gia... cũng xuất hiện hàng loạt miệng cống mất nắp.
Có những miệng cống rộng 3-4m2 sâu vài mét không nắp đậy, ngập nước nằm chắn giữa vỉa hè, gây nguy hiểm cho người qua lại.
Nằm gần trường Tiểu học và THCS trên phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) nhưng hố công trình ngập đầy nước này không hề được rào chắn hay biển báo nguy hiểm.
Giữa tháng 8/2011, 4 cháu nhỏ ở xã Mễ Trì (Từ Liêm) rủ nhau đi tắm rồi bị chết đuối tại ao nước công trình đang thi công dang dở (không có biển cảnh báo nguy hiểm). Hai tháng sau, 4 cháu nhỏ xã Thanh Xuân (Sóc Sơn) rủ nhau ra ao nước công trường xây dựng gần đó để tắm. Do không biết bơi, ba cháu bị tử vong. Nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra nhưng chưa ai đứng ra nhận trách nhiệm.
Theo VNEXpress
Những 'tử thần' cướp mạng hàng loạt trẻ em Sự thiếu trách nhiệm của các đơn vị thi công đã khiến hàng chục trẻ em phải bỏ mạng oan ức, nhiều gia đình trong phút chốc phải lìa xa tất cả các con... Vụ việc bé trai Trần Bảo Nguyên (1 tuổi, Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) chết đuối dưới hố ga vào chiều 13/7 đã làm dấy lên những lo...