Điểm danh các nước có kế hoạch sống chung với COVID-19
Đây là những nước xác định virus SARS-CoV-2 sẽ không biến mất, nhưng vaccine là chìa khóa để hướng tới nhịp sống bình thường, chấp nhận sống chung với COVID-19.
Người dân hào hứng thưởng thức nhạc sống tại một quán bar ở Chicago. Ảnh: Reuters
Một nhóm nhỏ các nước đang đi đầu trong xác lập xu hướng tương lai khi COVID-19 có chiều hướng suy yếu, nhưng chưa chấm dứt hẳn. Bất chấp biến thể Delta lây lan nhanh và là tác nhân dẫn đến bùng phát ca nhiễm mới, chính phủ những nước này vẫn kỳ vọng tỉ lệ tiêm chủng vaccine cao sẽ giúp bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, mở đường để trở lại nhịp sống bình thường.
Đó chính là tương lai mà ở đó giới chức chính quyền tin rằng có thể kiểm soát, chế ngự COVID-19 như một dạng cúm mùa vốn là nguyên nhân khiến hàng chục nghìn người Mỹ tử vong mỗi năm nhưng không gây ra tác động kinh tế tệ hại, buộc phải đóng cửa kinh tế, giãn cách xã hội. Tiêm ngừa là điểm mấu chốt: Tỉ lệ tử vong do SARS-CoV-2 gây ra có thể cao hơn cúm mùa tính trên tổng lây nhiễm, nhưng vaccine sẽ giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh hoặc trở bệnh nặng nếu nhiễm.
Thế nhưng virus vẫn không biến mất, đó là thực tế đời sống. “SARS-CoV-2 chính là loại virus mà chúng ta sẽ phải học cách sống chung, học cách kiềm chế virus và chấp nhận việc sẽ vẫn có những bệnh nhân COVID-19 trong tương lai”, Edward A. Stenehjem, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại chuỗi bệnh viện Intermountain Healthcare có trụ sở ở Murray, bang Utah, Mỹ nhìn nhận.
Dưới đây là nhóm nước theo đuổi cách tiếp cận sống chung với COVID-19 dựa trên chiến dịch tiêm ngừa vượt trội so với phần còn lại của thế giới.
Anh: Đối lập với hoàn toàn với thời kỳ đầu, chính phủ Anh sắp cho dỡ bỏ toàn bộ các lệnh hạn chế từ ngày 19/7 tới, bất chấp việc số ca nhiễm mới tại Anh tăng nhanh trong một tuần trở lại đây. Chính quyền của Thủ tướng Boris Johnson đã có sự thay đổi bước ngoặt trong cách tiếp cận, chuyển từ các quy định, điều luật kiểm soát bắt buộc sang dựa nhiều vào ý thức và quyết định của cá nhân.
Cổ động phủ kín khán đài trên sân Wembley ở London trong dịp Euro 2020. Ảnh: AP
Tuần qua, Anh ghi nhận tỉ lệ 298 ca nhiễm/100.000 dân. So sánh với Vermont, bang có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất nước Mỹ với 66% dân số, tỉ lệ này chỉ là 4 ca nhiễm/100.000 dân. Còn với bang có tỉ lệ tiêm ngừa thấp như Arkansas (35%), tỉ lệ này là 13 ca/100.000 dân, tính cùng thời điểm thống kê.
Giới chức Anh tin rằng với 86% người trưởng thành đã được tiêm ngừa ít nhất một mũi và 65% tiêm đủ hai mũi, lây nhiễm có thể sẽ xuất hiện ở nhóm đối tượng chưa tiêm ngừa, nhưng dịch bệnh vẫn ở mức an toàn. Số ca tử vong hay nhập viện vì bệnh nặng sẽ giảm xuống so với thời kỳ trước đây. Hiện có 2.700 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại bệnh viện ở Anh, thấp hơn nhiều so với con số 40.000 bệnh nhân tại thời kỳ đỉnh dịch hồi tháng 1 vừa qua.
Video đang HOT
Mỹ: Giới hoạch định chính sách liên bang hiện chuyển trọng tâm từ áp các quy định bắt buộc sang công bố hướng dẫn phòng bệnh, ngăn chặn lây lan COVID-19 tại cộng đồng. Đa phần các quyết định đều được phân quyền cho địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Vì thế, quy trình, biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại Mỹ sẽ không có mẫu số chung, mà sẽ thay đổi theo từng bang, từng thành phố.
Đa phần các quy định hạn chế phòng chống COVID-19 tại Mỹ sẽ thuộc thẩm quyền của các bang. Ảnh: Getty Images
Phần lớn các bang tại Mỹ đều đã dỡ bỏ mọi hạn chế, ngoại trừ một số quy định gắn với môi trường bệnh viện, địa điểm trung chuyển giao thông công cộng. Tại bang đông dân nhất nước Mỹ là California, người chưa được tiêm ngừa vaccine từ hai tuổi trở lên vẫn phải đeo khẩu trang khi ở sinh hoạt, làm việc tại các địa điểm công cộng trong môi trường kín, hoặc là tại doanh nghiệp. Người muốn dự các sự kiện tập trung đông người quy mô lớn trong nhà phải có chứng nhận tiêm vaccine hoặc là xét nghiệm COVID-19 âm tính. Còn ở Mississippi – bang có tỉ lệ chích ngừa vaccine thấp nhất cả nước, không có bất kỳ quy định nào.
Canada: Quốc gia láng giềng của Mỹ cũng có cách tiếp cận linh hoạt. Tính đến đầu tháng này, đã có khoảng 69% dân số Canada được tiêm ngừa ít nhất một mũi, trong đó có 36% tiêm đủ hai mũi. Tỉnh bang miền tây Alberta từ ngày 1/7 đã dỡ bỏ mọi quy định hạn chế phòng chống COVID-19, trong đó có quy định bắt buộc đeo khẩu trang khi ở môi trường trong nhà.
Chương trình tiêm chủng vaccine đột phá giúp người dân Canada dần trở lại nhịp sống bình thường. Ảnh: Canada Press
Nhưng một số tỉnh bang lại chọn cách tiếp cận cẩn trọng hơn. Tại Ontario, tỉnh bang đông dân nhất Canada, du khách được phép dùng bữa tại khu vực hành lang lộ thiên, vỉa hè nhà hàng, nhưng sẽ chỉ được vào bên trong nhà hàng từ đầu tháng 8 tới. Đeo khẩu trang vẫn là quy định bắt buộc tại các sự kiện tập trung đông người trong nhà, hoặc là hoạt động tại các doanh nghiệp.
Trên phạm vi toàn quốc, Canada vẫn đóng cửa biên giới với du khách đến từ Mỹ và nhiều nước khác.
Video Player is loading.
Loaded: 7.01%
X
Singapore: Giới chức Singapore lên kế hoạch coi COVID-19 thuộc dạng dịch bệnh đặc hiệu. Quá trình chuyển tiếp tại Singapore sẽ được thực hiện trong vài tháng tới. Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung khẳng định Singapore sẽ không thay đổi đột ngột, mà chọn cách tiếp cận tiệm tiến, từng giai đoạn và có cân nhắc cẩn trọng.
Singapore đạt được bước tiến lớn về chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: Zuma Press
Chính phủ nước này cho biết sẽ hoàn thành mục tiêu tiêm đủ hai liều vaccine cho 50% trong tổng số 5,7 triệu dân trong tháng 7 và lên mức 2/3 dân số trong tháng 9. Những cột mốc này sẽ là điểm tựa để chính quyền triển khai nhiều chính sách mới cho phép nới rộng hoạt động kinh tế xã hội, để người được tiêm ngừa có nhiều lựa chọn và được ưu tiên hơn so với số chưa tiêm.
Về lâu dài, đảo quốc Sư Tử sẽ dần từ bỏ nhiều chính sách phòng bệnh chủ chốt từng được áp dụng trong thời gian qua. Đơn cử, người nhiễm SARS-CoV-2 sẽ được phép tự điều trị, hồi phục tại nhà; chiến dịch truy vết, cách ly sẽ được thu hẹp quy mô; việc công bố số liệu chuyển từ số ca mắc mới, tử vong tính theo ngày sang khả năng tiếp nhận bệnh nhân từ buồng chăm sóc đặc biệt, lượng oxy cần thiết để phục vụ việc điều trị bệnh…
Israel: Israel vẫn đang theo đuổi biện pháp chủ động để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Sau cuộc họp nội các mới đây, chính phủ cho biết mọi quyết định sẽ chủ yếu căn cứ vào số liệu về ca bệnh diễn tiến nặng.
. Israel yêu cầu người từ nước ngoài nhập cảnh phải tuân thủ quy định cách ly cho đến khi có xét nghiệm COVID-19 âm tính. Ảnh: Reuters
Hiện tại, Israel vẫn đang áp dụng quy định đeo khẩu trang bắt buộc tại các địa điểm công cộng trong không gian kín, cách ly đối với người nhập cảnh từ nước ngoài cho đến khi số này có xét nghiệm âm tính.
Hơn 62% dân số Israel đã được tiêm đủ liều, trong đó có trên 80% người trưởng thành. Nước này hồi đầu tháng 6 vừa qua đã dỡ bỏ gần hết các quy định hạn chế phòng ngừa COVID-19. Nhưng sự xuất hiện của biến thể Delta cùng với xu hướng gia tăng ca nhiễm mới buộc giới hoạch định chính sách Israel thiết lập lại quy định về đeo khẩu trang như đã đề cập trên đây.
Australia ghi nhận số ca mắc COVID-19 kỷ lục bất chấp 3 tuần phong tỏa
Ngày 12/7, giới chức y tế Australia cho biết quốc gia này đã ghi nhận kỷ lục mới về số ca nhiễm COVID-19 trong năm nay, bùng phát do sự xuất hiện của biến thể Delta lây lan nhanh.
Một phụ nữ đeo khẩu trang đi ngang qua nhà hàng đóng cửa trong lệnh phong tỏa tại Sydney ngày 5/7. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, bang New South Wales ghi nhận 112 ca mắc mới trong cộng đồng, được phát hiện gần như toàn bộ tại Sydney mặc dù thành phố này đã bước sang tuần thứ 3 áp dụng lệnh phong tỏa.
Thủ hiến bang Gladys Berejiklian chi biết việc theo dõi số liệu trong một vài ngày tới sẽ mang tính chất quyết định liệu rằng lệnh phong tỏa Sydney, dự kiến kết thúc vào ngày 16/7, có cần gia hạn thêm hay không.
Thủ hiến Berejiklian nói thêm các ca mắc phát hiện trong ngày 12/7 là các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết đối với những ca mắc trước đó. Nhà chức trách yêu cầu người dân tuân thủ quy định phong tỏa để ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 lây lan.
Chỉ trong chưa đầy 1 tháng sau ca mắc đầu tiên phát hiện vào giữa tháng 6, tổng số ca mắc tại Australia đã đạt gần 700 người, trong đó 63 trường hợp nhập viện và 18 ca phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt.
Lệnh phong tỏa đối với 5 triệu người dân tại Sydney, bao gồm đóng cửa trường học và lệnh cấm ở nhà, đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng suy giảm kinh tế, vốn đã trở lại mức trước đại dịch trong quý đầu tiên của năm nay.
Làn sóng dịch bệnh bùng phát ở Sydney cũng đã khiến chiến dịch tiêm chủng của quốc gia bị chỉ trích vì tốc độ chậm chạp. Hiện mới chỉ có 11% dân số trưởng thành của Australia với hơn 20,5 triệu người hoàn thành 2 mũi tiêm.
Các nhà phê bình chỉ ra chính những lời khuyên gây nhầm lẫn của giới chức y tế Australia cũng như tình trạng thiếu vaccine đã khiến tốc độ tiêm chủng tại đây chậm lại.
Trước đó, giới chức y tế liên bang khuyến cáo vaccine AstraZeneca sản xuất trong nước chỉ được sử dụng cho những người trên 60 tuổi vì lo ngại về tình trạng đông máu,trong khi vaccine Pfizer nhập khẩu giới hạn cho những người từ 40 đến 60 tuổi.
Tuy nhiên, các nhà chức trách New South Wales cho biết các trung tâm tiêm chủng và hiệu thuốc sẽ thay đổi chiến lược, tiêm vaccine AstraZeneca cho bất kỳ ai trên 40 tuổi. Các quan chức NSW cũng đã khuyến nghị rút ngắn khoảng cách giữa các liều tiêm AstraZeneca xuống còn 6 tuần so với 12 tuần được khuyến nghị.
Công nương Kate 'chạy show' để kịp xem chung kết Euro Ngay sau khi xem chung kết quần vợt Wimbledon, Công nương Kate vội thay trang phục và nhanh chóng di chuyển tới Wembley để theo dõi trận chung kết Euro. Ngay khi vừa kết thúc thời gian tự cách ly 10 ngày vì tiếp xúc ca nhiễm Covid-19, Công nương Kate cuối tuần qua nhanh chóng bắt đầu lại lịch trình làm việc...