Điểm danh các Bộ vượt “quota” cấp phó
Bô GTVT, Bộ Công Thương đều co 2 Cục có 4 Phó Cục Trưởng, Bô Tai chinh co Vu Phap chê có tới 5 Vụ phó, môt sô vu, đơn vi khac có 4 Vụ phó…
Báo cáo mới nhất của Chính phủ để phục vụ việc hoàn thiện dự bảo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016 của Quốc hội, chuẩn bị trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 4 khai mạc ít ngày tới đây nêu nhiều số liệu thực tế về bộ máy cơ quan hành chính nhà nước.
(Ảnh minh họa)
Số Bộ ổn định nhưng đầu mối tổ chức trong Bộ tăng
Nhận xét chung đưa ra là tổ chức bộ máy vẫn còn cồng kềnh. Tổ chức bộ máy của Chính phủ tuy giữ ổn định nhưng tăng về đầu mối tổ chức bên trong của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Tổ chức cơ quan hành chính còn nhiều tầng nấc trung gian; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trên một số lĩnh vực tuy đã giảm chồng chéo nhưng vẫn còn giao thoa. Việc chuyển giao một số nhiệm vụ từ cơ quan hành chính nhà nước cho các tổ chức xã hội còn hạn chế. Thực tế cho thấy trong quá trình hoàn thiện các văn bản pháp luật chuyên ngành, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước thời gian qua không giảm, gây áp lực cho việc tăng tổ chức, biên chế.
Chính phủ cũng đánh giá, thẩm quyền, trách nhiệm của cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu chưa rõ; phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương trên một số ngành, lĩnh vực chưa phù hợp (biên chế, đầu tư, đất đai …).
Giữa Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện việc đẩy mạnh phân cấp nhưng thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực này.
Cụ thể, theo báo cáo, đầu nhiệm kỳ 2011-2016, Chính phủ rà soát chức năng, nhiệm vụ các cơ quan, bộ ngành có 22 vấn đề tồn tại, trong đó 16 vấn đề là chồng chéo, đan xen, 2 vấn đề còn bỏ trống, 4 vấn đề cần tăgn cường phối hợp. Đến nay, báo cáo lại thì đã khắc phục nhiều điểm nhưng vẫn còn 3 vấn đề có sự giao thoa, 9 vấn đề cần có sự phân công, phối hợp quản lý giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Tổ chức bộ máy của Chính phủ hiện tại được giữ ổn định như 2 nhiệm kỳ qua, gồm 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ và 88 cơ quan thuộc Chính phủ.
Ngoài ra, hiện có một số tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, gồm: UB Giám sát tài chính Quốc gia, Hội đồng cạnh tranh quốc gia, Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương (đã đưa về Ban Nội chính Trung ương), các Ban Chỉ đạo hoạt động theo hình thức tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, trong đó quy định về Văn phòng giúp việc Ban Chỉ đạo có biên chế công chức chuyên trách.
Chính phủ nhận định, qua sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của Bộ, tổ chức chỉ thực hiện chức năng tham mưu (vụ) có xu hướng giảm, tổ chức quản lý chuyên ngành vừa thực hiện chức năng tham mưu, vừa tổ chức thực thi (tổng cục, cục) theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có xu hướng tăng. Việc này được cho là cần thiết và hợp lý trước yêu cầu đòi hỏi quản lý chuyên sâu đối với ngành, lĩnh vực góp phần nâng cao tính ổn định của hệ thống tổ chức hành chính nhà nước; tạo điều kiện để mở rộng hơn quy mô tổ chức các Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; giúp các Bộ, cơ quan ngang Bộ tập trung nhiều hơn vào quản lý vĩ mô, phối hợp giải quyết đồng bộ các vấn đề liên ngành có hiệu quả hơn.
32.000/năm tỷ đồng chi lương cán bộ cấp xã
Video đang HOT
Về số lượng cấp phó, đánh giá chung được đưa ra là các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo thống kê, số lượng Thứ trưởng tính đến hết năm 2016 dù có giảm nhưng cũng vẫn vượt hạn định 1 Bộ cókhông quá 4 Thứ trưởng (mức trung bình vẫn là 4,82 Thứ trưởng/Bộ). Số lượng Phó Tổng Cục trưởng, Phó Giám đốc Sở cũng tương tự…
Báo cáo của Chính phủ cũng xác nhận việc trong một số thời điểm tại một số tổ chức, số lượng cấp phó có vượt so với quy định. Chính phủ lý giải chủ yếu là do nguyên nhân khách quan trong việc sắp xếp tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và yêu cầu của công tác cán bộ. Các Bộ, ngành, địa phương cũng đã xây dựng phương án, lộ trình giảm dần về số lượng theo quy định.
Qua việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, người ký báo cáo của Chính phủ – Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân, giải thích do số lượng đầu mối tổ chức bên trong của các cơ quan này tăng khi biên chế cơ bản giữ ổn định và thực hiện chính sách tinh giản biên chế nên sô lương công chưc giư vi tri lanh đao quan ly tư câp pho phong trơ lên trong cac tô chưc hanh chinh cao, dân đên mât cân đôi giưa sô lương ngươi giư chưc danh lanh đao, quan ly va sô công chưc tham mưu.
Cụ thể, tính đến thời điểm 31/12/2016, còn một số tổ chức có số lượng cấp phó vượt so với quy định, như: Bô Giao thông vân tai co Cục Quản lý xây dựng đường bộ (4 pho), Cục Quản lý đường bộ cao tốc (4 pho); Bô Công Thương co Cuc Công nghiêp đia phương, Cuc Xuc tiên thương mai, Cuc Quan ly thi trương (4 phó); Bô Tai chinh co một số vu, đơn vi thuôc Bô co sô lương Pho Vu trương vươt qua quy định (Vu Phap chê: 5, môt sô vu, đơn vi khac: 4).
Sô lương pho giam đôc sơ hoăc tương đương, pho phong câp huyên ở một số địa phương vươt qua quy đinh cua Chinh phu, như: Hải Dương, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Thừa Thiên Huế, Bạc Liêu…
Về vấn đề biên chế trong bộ máy, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, hiện có 11 địa phương sử dụng vượt 7.951 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao (như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Quảng Ninh…). Ngoài ra, còn 19.900 người là lao động hợp đồng cho 18 bộ ngành, 46 địa phương sử dụng.
Báo cáo cũng gây chú ý ở con số gần 1,3 triệu cán bộ, công chức cấp xã và số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Theo đó, riêng quỹ lương và phụ cấp dành để chi cho nhóm đối tượng này là 32.000 tỷ đồng/năm.
Rất tiếc là con số về tiền lương để chi trả cho xấp xỉ 270.000 biên chế công chức thuộc khối Chính phủ quản lý lại không thể hiện trong báo cáo. Báo cáo chỉ nêu, giai đoạn 2007-2017, nhà nước đã 7 lần điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở) từ 450.000 đồng lên 1.210.000 đồng/tháng, tăng thêm 268,9%, cao hơn chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố. Hiện, lương cơ sở áp dụng từ 1/7/2017 là 1.300.000 đồng/tháng.
Số lượng biên chế công chức được khẳng định là giảm 3.000 người trong giai đoạn từ 2011 đến hết 2016 nhưng biên chế viên chức tại các đơn vị sự nghiệp lại tăng thêm gần 123.000. Đến nay, con số làm “đau đầu” các cơ quan trong bài toán dành ngân sách chi tiền lương nằm ở số 2,5 triệu biên chế viên chức.
Chính phủ nhấn mạnh, việc tăng biên chế sự nghiệp chỉ thực hiện đối với lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo trên cơ sở tăng số trường, lớp, học sinh, giường bệnh… và các Bộ, ngành, địa phương không thể tự cân đối được trong tổng số biên chế sự nghiệp được cấp có thẩm quyền giao.
P.Thảo
Theo Dantri
Làm công tâm, đừng cài lợi ích mới được xã hội ủng hộ
"Chương trình tổng thể về cải cách hành chính 2011-2020 đang được thực hiện. Tuy nhiên có thể thấy qua nhiều năm thực hiện cải cách hành chính nhưng bộ máy vẫn không tinh giản được, thậm chí tăng lên..." - GS-TSKH Phan Xuân Sơn (ảnh) - Viện Chính trị học (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), nói như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo NTNN.
GS-TSKH Phan Xuân Sơn - Viện Chính trị học (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Mới đây Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư lần thứ 6 khóa XII đã thông qua nghị quyết một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Ông có cho rằng đây là quyết tâm rất cao của Đảng trong việc cải cách bộ máy, thưa GS?
- Cải cách bộ máy là vấn đề chúng ta đã đề cập từ lâu. So với quốc gia có đến hơn 300 triệu dân như Mỹ hay hơn 165 triệu dân như Nhật Bản hoặc một số quốc gia khác, ta thấy bộ máy hành chính của chúng ta rất cồng kềnh.
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Q.T.V
Trong bộ phận lãnh đạo, quản lý không được chần chừ, cải cách phải được làm một cách công tâm, đừng cài những lợi ích cá nhân, của "nhóm" trong cải cách để kiếm chác, có như vậy người dân mới ủng hộ". GS-TSKH Phan Xuân Sơn
Tổ chức "bộ máy hành chính" của chúng ta, không thuần túy là bộ máy hành chính nhà nước, gồm có bộ máy của Đảng, bộ máy Nhà nước, bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội... Chúng ta nói đến cải cách hành chính, tinh giản bộ máy từ rất lâu, Chương trình tổng thể về cải cách hành chính (2011-2020) đang được thực hiện. Tuy nhiên có thể thấy qua nhiều năm thực hiện cải cách hành chính nhưng bộ máy vẫn không tinh giản được, thậm chí tăng lên.
Đây là vấn đề có nguyên nhân lịch sử, chứ không phải là chỉ đơn giản vì ai đó muốn bộ máy to hay nhỏ. Có hai nguyên nhân về nhận thức có tính lịch sử. Một là: Trước đây chúng ta tổ chức ra bộ máy để làm cách mạng giải phóng dân tộc rồi cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nên biên chế, tổ chức bộ máy từ trong cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào khi chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn giữ như vậy, gồm bộ máy của Đảng, bộ máy Nhà nước, bộ máy Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị -xã hội...
Thứ hai: Trong tư duy của mô hình nhà nước tập trung-quan liêu-bao cấp, nhà nước đều phải làm tất cả, bao cấp tất cả, chịu trách nhiệm tất cả, từ sản xuất, kinh doanh, đến hoạt động văn hóa, nghệ thuật, từ giáo dục đến nghiên cứu khoa học, chữa bệnh; từ việc sinh đến việc tử... Bộ máy do vậy lớn là đương nhiên.
GS có nói yếu tố lịch sử trong việc tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước, đến nay cần phải có sự thay đổi về nhận thức?
- Trước hết phải đổi mới nhận thức về bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước là bộ máy của cơ quan công quyền. Tức là nó duy trì trật tự chung, điều hành hoạt động chung, bảo vệ đất nước khỏi sự xâm hại từ bên ngoài. Nói cách khác, nhà nước chỉ làm chức năng quản lý xã hội nói chung, chứ không làm và không thể làm thay thị trường và xã hội. Như vậy, nhà nước chỉ kiến tạo, quản lý chứ không đi kinh doanh kiếm lời, không đi sáng tạo tác phẩm nghệ thuật, không đi dạy học, không đi chữa bệnh...
Cũng phải nói thêm rằng, để giúp vào việc kiến tạo và quản lý có hiệu quả, nhà nước có thể tổ chức ra một số doanh nghiệp "quốc doanh", một số đơn vị sự nghiệp ta gọi là "công lập"... Những doanh nghiệp, những đơn vị này chỉ vừa đủ, để giải quyết 3 việc: Một là, chúng thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt cần thiết cho việc thực hiện chức năng công quyền mà thị trường và xã hội không thể đáp ứng tốt.
Hai là, giúp vào việc hoàn thiện, lấp đầy chỗ trống, kết nối các mắt xích của hệ thống cung cấp dịch vụ công của nhà nước cho người dân. Ba là, chúng làm những việc không thể không làm, nhưng thị trường và xã hội không làm hoặc làm kém.
Như vậy về nguyên tắc, tổ chức nào, doanh nghiệp nào, đơn vị nào không thuộc dạng trên thì phải "tinh giản". Tinh giản bằng cách: Cắt bỏ nếu nó không thuộc chức năng; sáp nhập nếu trùng chức năng; cổ phần hóa và xã hội hóa để chuyển từ nhà nước trực tiếp làm sang cho doanh nghiệp làm, xã hội làm. Nhà nước chỉ quản lý bằng pháp luật và chính sách.
Tuy nhiên để làm được như vậy, để thay đổi là rất khó, thậm chí nếu làm không khéo dẫn đến sự đảo lộn xã hội, thậm chí dẫn tới bất ổn định chính trị - xã hội. Chính vì thế phải cương quyết, nhưng như Tổng Bí thư nhiều lần nói làm gì cũng phải thận trọng, có bước đi phù hợp, có bài bản.
Việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn sẽ có sự tác động tới đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cả nước. Theo GS, làm sao để những người trong cuộc này ủng hộ?
- Việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn biên chế khi triển khai sẽ động chạm đến lợi ích của cá nhân cũng như tổ chức.
Bộ máy của Đảng tập trung giải quyết hai vấn đề. Một bộ máy tham mưu, nghiên cứu tinh gọn, chất lượng để nghiên cứu đề xuất được đường lối tốt; một bộ máy tổ chức nhân sự tinh thông giúp tìm ra những đảng viên xứng đáng để cử tham gia bộ máy nhà nước. Còn lại Đảng sẽ "hóa thân" vào bộ máy nhà nước. Có thể sát nhập, các cơ quan trùng chức năng, có thể nhất thể hóa một số vị trí lãnh đạo, kể cả từ trung ương xuống cơ sở...
Đối với các tổ chức chính trị - xã hội hiện hưởng lương từ ngân sách, có trụ sở, nếu đặt vấn đề họ không còn hưởng quy chế nữa thì sao? Ví dụ như, Nhà nước chỉ ký hợp đồng với họ theo dạng làm việc gì hưởng việc đó, như thế có thể gây tâm tư. Bởi những người đang trong biên chế nhà nước thuộc các cơ quan đó, khi có sự thay đổi họ sẽ thế nào?
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: Một ví dụ, mới đây Bộ GDĐT có nêu ra vấn đề đưa giáo viên ra khỏi biên chế nhà nước, thay vào đó là hợp đồng lao động, dư luận xã hội đã ầm ầm phản đối. Từ đó có thể thấy, việc gì chưa được chuẩn bị về mặt nhận thức, chưa theo lộ trình mà áp dụng cái mới ngay, không ai có chuẩn bị gì thì xã hội không thể ứng phó được, và sẽ gây ra sự bất ổn xã hội.
Vấn đề quan trọng khi Đảng và Nhà nước đưa ra chủ trương phải làm sao cho toàn xã hội nhận thức đúng, đã đúng rồi phải quyết tâm làm, nhưng làm phải có lộ trình. Vấn đề như Hội nghị T.Ư 6 khóa XII đưa ra là nhất thể hóa một số cơ quan có chức năng trùng nhau, nhất thể hóa chức danh lãnh đạo Đảng và chính quyền đó mới chỉ là sự bắt đầu.
Trong diễn văn khai mạc và bế mạc Hội nghị T.Ư 6, Tổng Bí thư đã lưu ý ưu tiên triển khai ngay những việc đã rõ, đã chín và được T.Ư nhất trí cao; những việc chưa đủ rõ, quá phức tạp, ý kiến còn khác nhau nhiều thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, quyết định sau, làm từng bước... GS có nhìn nhận gì?
- Qua theo dõi tôi thấy, bất cứ lĩnh vực nào Tổng Bí thư cũng đều tỏ ra bình tĩnh, thận trọng. Vấn đề sắp xếp tổ chức tinh gọn bộ máy có liên quan đến rất nhiều người, nên cẩn trọng là đúng, phải thống nhất về mặt tư tưởng mới làm được. Bài học kinh nghiệm trong lịch sử cho thấy khi toàn dân đã đoàn kết, thống nhất về mặt tư tưởng, thì dù có hy sinh cả của cải, tính mệnh người dân vẫn sẵn sàng. Trong hai cuộc kháng chiến chẳng hạn.
Khi không có chung nhận thức mà vẫn làm thì dẫn đến bất ổn xã hội. Vì vậy, những lưu ý của Tổng Bí thư là rất cần thiết... Không phải cứ ý tưởng đúng là được, đúng nhưng phải được dân đồng tình, nếu dân chưa hiểu và chưa ủng hộ thì không thể làm được, vì làm gì cũng phải dựa vào dân.
Vấn đề về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả cần có tư duy đúng, dám nghĩ, dám làm, cần được cụ thể hóa để thay đổi nhận thức của toàn xã hội, làm sao cho toàn xã hội có quyết tâm. Để khi làm, ai đó, tổ chức nào đó, thấy có thể bị thiệt thòi đôi chút, nhưng khi họ có chung nhận thức, vì lợi ích chung, vì tương lai của đất nước, của con cháu mình, họ sẽ ủng hộ.
Xin cảm ơn GS!
Theo Danviet
TP HCM sẽ thành đô thị thông minh như thế nào Đề án đô thị thông minh nhắm đến chất lượng sống tốt cho người dân và họ có thể tham gia giám sát, quản lý, xây dựng thành phố. Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến (Phó ban điều hành đề án đô thị thông minh) vừa trình HĐND thành phố Đề án xây dựng TP HCM thành đô thị thông...