Điểm danh 7 tàu chiến Trung Quốc cùng “đọ sức” với Nga
Trong hai tháng 7 và 8, hải quân Nga và Trung Quốc liên tiếp tổ chức 2 cuộc diễn tập với sự tham gia của 13 tàu chiến. Để tham gia 2 cuộc diễn tập này hải quân Trung Quốc đã điều động 7 tàu thuộc Hạm đội Bắc Hải, còn phía Nga là 5 tàu thuộc hạm đội Thái Bình Dương.
Theo Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Đại tướng Valery Gerasimov cho biết, cuộc diễn tập đầu tiên, mang tên Naval Interaction 2013, sẽ được tổ chức trên biển Nhật Bản từ ngày 5 – 12/7, cuộc diễn tập thứ hai, mang tên “Sứ mệnh Hòa bình 2013″ (Peace Mission 2013), sẽ diễn ra tại khu vực Urals của Nga từ ngày 27-7 đến ngày 15-8.
Lực lượng tàu chiến Trung Quốc tham gia tập trận lần này gồm: tàu khu trục tên lửa Type 051C Thẩm Dương (115), Thạch Gia Trang (116); tàu khu trục tên lửa Type 052B Vũ Hán (169); tàu khu trục tên lửa Type 052C Lan Châu (170); tàu hộ vệ tên lửa Type 054A Yên Đài (538), Diêm Thành (546) và tàu tiếp tế Hồng Trạch Hồ (881).
Khu trục tên lửa Type 052B Vũ Hán (169)
Hai tàu khu trục tên lửa Type 051C của Trung Quốc là tàu Thẩm Dương (115) và Thạch Gia Trang (116). Hiện nay 2 tàu này thuộc biên chế của Hạm đội Bắc Hải, là sản phẩm của nhà máy đóng tàu Đại Liên, lần lượt đưa vào biên chế lực lượng hải quân năm 2006 và 2007.
Khu trục tên lửa Type 051C có lượng giãn nước đầy tải tới 6600 tấn, dài 154m, rộng 17,1m, cao 35m, tốc độ tối đa 29 hải lý/h, tốc độ tuần tra 17 hải lý/h. Khi chạy với tốc độ tuần tra nó có phạm vi hành trình tối đa 4000 hải lý, hành trình liên tục trong 15 ngày đêm.
Hai tàu khu trục tên lửa Type 051C của Trung Quốc là Thẩm Dương (115)và Thạch Gia Trang (116)
Đây là một trong những chiến hạm mạnh nhất Hải quân Trung Quốc được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300FM của Nga (tầm bắn 150km), tên lửa chống tàu tầm xa YJ-83 (tầm bắn khoảng 300km) và các hệ thống vũ khí khác như: 2 khẩu pháo bắn nhanh AK-630, 1 pháo hạm 100mm, 2 cụm, mỗi cụm 3 ống phóng ngư lôi chống ngầm.
Khu trục tên lửa Type 052B mang tên Vũ Hán (169) có lượng giãn nước thông thường 5300, đầy tải 5600 tấn. Nó có chiều dài 155,2m, rộng 17,2m, cao 35m, tốc độ tuần tra 18 hải lý, tối đa 27 hải lý, phạm vi hoạt động 4000 hải lý (tốc độ tuần hành).
Tàu khu trục tên lửa Type 052C Lan Châu (170)
Video đang HOT
Tàu được trang bị tên lửa chống tàu tầm xa YJ-83 và tên lửa đối không tầm trung Shtil-1 (diệt mục tiêu ở tầm xa đến 32km). Hiện nay, hiện đại nhất trong số các tàu khu trục tên lửa và được cho là có khả năng phòng không hạm đội là các tàu khu trục lớp 051C và 052C, các tàu lớp này sẽ là tương lai của tàu khu trục Trung Quốc, thay thế các lớp tàu cũ, có khả năng phòng không yếu.
Tàu khu trục mang tên Lan Châu (170) thuộc Type 052C, là lớp tàu khu trục mới nhất, hiện đại nhất của Trung Quốc. Nó được người Trung Quốc mệnh danh là “Lá chắn thần Trung Hoa”, sánh ngang tàu khu trục Aegis của Mỹ và nằm trong biên chế biên đội tàu hộ vệ tàu sân bay trong tương lai.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp 054A Diêm Thành (546)
Type 052C có chiều dài 155,5m, rộng 17,2m, cao 36m, lượng giãn nước 6000 tấn. Nó có tốc độ tuần hành 18 hải lý/h, tối đa 29 hải lý/h, phạm vi hành trình 4000 hải lý (tốc độ tuần hành), khả năng chống chịu sóng gió cấp 12, có khả năng tác chiến ở bất cứ nơi nào trên thế giới (trừ khu vực bắc cực).
Con tàu được trang bị tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9, là phiên bản trên hạm của tên lửa phòng không mặt đất HQ-9 (phiên bản nhái của tên lửa phòng không S-300 của Nga), có thể diệt mục tiêu ở tầm xa đến 200km, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo); tên lửa hành trình chống tàu/đối đất YJ-62 (tầm bắn tới 400km) hoặc tên lửa hành trình đối đất tầm xa HN-2 (Hồng Điểu-2), tầm bắn 1.800km và các hệ thống pháo, ngư lôi hạng nặng.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp 054A Yên Đài (538)
Tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc lớp Type 054A mang tên Yên Đài (538), Diêm Thành (546) cũng được điều động tham gia cuộc diễn tập lần này. Đây là lớp tàu hộ vệ mới nhất, tiên tiến nhất của Trung Quốc, được trang bị toàn diện từ tên lửa phòng không cho đến ngư lôi chống ngầm.
Tàu có chiều dài 134,1m, rộng 16m, lượng giãn nước 4053 tấn, tốc độ tối đa 27 hải lý/h, tốc độ tuần tra 18 hải lý/h, hành trình liên tục 15 ngày trong phạm vi 4000 hải lý với tốc độ tuần hành. Nó có thể mang theo 1 trực thăng Z-9 hoặc Ka-28.
Tàu hậu cần, chi viện 881 Hồng Trạch Hồ
Tàu hộ vệ Type 054A có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không bằng tên lửa chống tàu tầm xa YJ-83 và 32 ống phóng kiểu thẳng đứng tên lửa đối không tầm trung HHQ-16 (biến thể trên hạm của hệ thống phòng không tầm trung mặt đất HQ-16) cùng nhiều vũ khí pháo, ngư lôi chống ngầm hiện đại khác.
Đi cùng 6 tàu chiến đấu là tàu hậu cần Hồng Trạch Hồ (881) có lượng giãn nước tới hơn 21.000 tấn.
Về phía Nga, lực lượng tham gia diễn tập bao gồm: Tuần dương hạm, kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương Varyag (011), tàu hộ vệ chống ngầm cỡ lớn “Nguyên soái Saposnikov” (Saposnikov Marshal – 543), tàu hộ vệ chống ngầm cỡ lớn “Đô đốc Vinogradov” (Admiral Vinogradov – 572), tàu khu trục tên lửa Bystryy (715) và 2 tàu cao tốc tên lửa Project 12411 (Tarantul-III) mang số hiệu 940 (R-11) và 924 (R-14).
Theo VNE
Giải pháp bảo toàn sinh lực cho hạm đội của Việt Nam
Phần lớn tàu chiến của Hải quân Việt Nam đều có khả năng thực hiện phòng không trên hạm tầm thấp, tiến đến phòng không trên hạm tầm trung là giải pháp mang tính khả thi và hiệu quả nhất.
2 tàu hộ tống tên lửa hiện đại nhất Hải quân Việt Nam chỉ có thể đảm đương nhiệm vụ phòng không cho chính bản thân mỗi tàu chứ chưa đảm đương được nhiệm vụ phòng không cấp biên đội tàu.
Phòng không trên hạm có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đội hình chiến đấu trước các cuộc tấn công bằng đường không của đối phương. Trong khi đó, phòng không trên hạm chính là lĩnh vực mà Hải quân Việt Nam vẫn bị đánh giá là yếu dù loại tàu hộ tống tên lửa hiện đại nhất của Việt Nam là HQ-011 và HQ-012 được trang bị hệ thống phòng không Palma hiện đại hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Palma là hệ thống phòng không tầm thấp chỉ có khả năng cung cấp bảo vệ cho chính bản thân tàu chiến mang nó chứ không có khả năng đảm bảo phòng không cấp biên đội tàu. Đã có ý kiến cho rằng, Việt Nam nên nhập khẩu hệ thống phòng không trên hạm S-300F để tăng cường khả năng phòng không cấp hạm đội cho Hải quân Việt Nam. Tuy nhiên, việc đầu tư S-300F trong bối cảnh hiện tại là khó khăn.
Trước hết cần lưu ý rằng, S-300F là loại tên lửa hải đối không tầm xa kích thước lớn. Mặt khác các ống phóng được bố trí trên tàu chiến ở dạng ổ quay đòi hỏi không gian bên trong tàu đủ lớn để có thể chứa ống phóng và các thiết bị liên quan.
Vị trí của hệ thống phòng không tầm thấp Palma hoàn toàn có thể thay thế bằng hệ thống phòng không tầm trung trên hạm Redut.
Hệ thống S-300F chỉ phù hợp với các tàu chiến có lượng giãn nước từ 7.000 tấn trở lên. Trong biên chế Hải quân Nga, S-300F đang được sử dụng cho tuần dương hạm lớp Kirov và Slava đều là những tàu chiến có lượng giãn nước trên 10.000 tấn.
Nếu nhập khẩu S-300F thì không có một tàu chiến nào của Hải quân Việt Nam có khả năng trang bị nó trừ phi nhập khẩu thêm một tàu khu trục hạng nặng khác.
Với điều kiện ngân sách quốc phòng và chiến lược quốc phòng hiện tại thì việc đầu tư mua sắm các tàu khu trục hạng nặng là một giải pháp không khả thi cả về mặt ngân sách và hiệu quả hoạt động.
Vậy đâu là giải pháp cho phòng không trên hạm Việt Nam? Hiện tại, Nga đã phát triển thành công hệ thống phòng không trên hạm tầm trung Redut trang bị cho tàu hộ tống Đề án 20.380 và tàu khu trục nhỏ Đề án 22.350.
Redut là biến thể dùng trên hạm của hệ thống phòng không Vityaz vừa được Nga giới thiệu cách đây không lâu. Hệ thống được bố trí với 12 cụm phóng thẳng đứng VLS với 4 đạn tên lửa/cụm cơ số 48 tên lửa dùng cho tàu hộ tống Đề án 20.380, 32 cụm phóng cơ số 128 đạn tên lửa cho tàu khu trục nhỏ Đề án 22.350.
Cận cảnh hệ thống phòng không tầm trung trên hạm Redut trên tàu hộ tống Đề án 20.380 của Hải quân Nga. Tàu hộ tống này có lượng giãn nước tương đương với Gepard-3.9 của Việt Nam.
Hệ thống sử dụng đạn tên lửa 9M96, 9M96E hoặc 9M96E2 tầm bắn từ 40-120 km tùy biến thể. Loại đạn tên lửa này đang sử dụng cho hệ thống phòng không cho hệ thống phòng không tầm xa S-400. Một lợi thế khi nhập khẩu hệ thống phòng không trên hạm Redut được sử dụng cho tàu hộ tống Đề án 20.380 có lượng giãn nước tương đương với tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 của Hải quân Việt Nam.
Hệ thống phòng không Redut hoàn toàn có thể trang bị cho tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard-3.9 của Hải quân Việt Nam. Vị trí phù hợp nhất để đặt hệ thống Redut chính là vị trí của hệ thống phòng không Palma hiện nay.
Chiếc đầu tiên Steregushchiy của Đề án 20.380 sử dụng hệ thống phòng không Kashtan-M với cách bố trí tương tự như trên tàu hộ tống Gepard-3.9 của Việt Nam. Tuy nhiên, từ chiếc thứ 2 Soobrazitelnyy vị trí của Kashtan-M đã được thay thế bằng hệ thống Redut.
Như vậy Việt Nam hoàn toàn có thể tính đến giải pháp trang bị hệ thống Redut cho 2 chiếc tàu Gepard-3.9 đang được đóng mới tại Nga. Nếu 2 chiếc Geprad-3.9 đang được đóng được trang bị hệ thống phòng không trên hạm Redut thì sức mạnh củaHải quân Việt Nam sẽ tăng lên rất nhiều.
4 tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 với 2 chiếc được trang bị hệ thống phòng không tầm thấp Palma cùng 2 chiếc được trang bị hệ thống phòng không tầm trung Redutsẽ mang lại khả năng phòng không trên hạm hiệu quả ở cấp biên đội tàu.
Một tàu Gepard-3.9 trang bị hệ thống phòng không tầm trung triển khai hoạt động xen kẻ với 1 tàu Gepard-3.9 trang bị hệ thống phòng không tầm thấp Palma cùng với tàu tên lửa cao tốc Molniya, Tarantul tạo nên đội hình biên đội tàu với sức mạnh tấn công và phòng thủ toàn diện.
Theo vietbao
Cường kích Su-22 Việt Nam có thể diệt tàu 10.000 tấn? Với tên lửa Kh-29, máy bay cường kích Su-22 của Không quân Nhân dân Việt Nam có thể đánh chìm tàu chiến có lượng giãn nước 10.000 tấn. Tên lửa không đối đất Kh-29 (NATO định danh là AS-14 Kedge) do Cục thiết kế Vympel (nay thuộc Tổng công ty tên lửa chiến thuật - chiến dịch Nga KTRV) phát triển trang bị...