“Điểm danh” 7 loại vũ khí hạt nhân kỳ dị nhất
Ít người biết rằng ngoài bom và tên lửa hạt nhân, quân đội Mỹ còn định ứng dụng sức hủy diệt của năng lượng hạt nhân vào các loại vũ khí cỡ nhỏ khác. Tuy nhiên, vì các lý do khác nhau, dự án phát triển các loại vũ khí hạt nhân “kỳ dị” này đã bị đình chỉ.
Súng không giật Davy Crokett có thể bắn đạn hạt nhân. Có hai loại bệ phóng cho Crockett. Một trong hai loại được gắn trên xe Jeep. Một bệ Crockett sẽ được triển khai cùng với 1 trung đội cối, có thể hủy diệt mọi thứ trong bán kính 1 dặm.
Năm 1957, người Mỹ đã đề ra ý tưởng về một tên lửa hạt nhân không đối không mang tên AIR-2 Genie. Thậm chí, loại tên lửa này từng được thử nghiệm năm 1957. Một máy bay chiến đấu đã bắn quả tên lửa gây ra vụ nổ với đương lượng 1,5 kiloton có sức hủy diệt trong phạm vi 300m. Để chứng minh tên lửa này không ảnh hưởng đến các cư dân, một quả tên lửa loại này đã được cho phát nổ trên không với 5 quan chức không quân đứng dưới đất.
Được thiết kế để tiêu diệt tàu ngầm đối phương, Mark 45 có chiều dài gần 6m, tầm bắn 5 đến 8 dặm và có thể tạo ra vụ nổ 11 kiloton.
Video đang HOT
Tên lửa hạt nhân Uum-44.Đây là một tên lửa được phóng từ tàu ngầm. Sau khi phóng, tên lửa kích hoạt động cơ rời khỏi mặt nước và bay đến một điểm định trước. Ở đó, tên lửa sẽ tách ra, đầu đạn sẽ rơi vào trong nước và kích nổ ở độ sâu mà nó đã được lập trình để tiêu diệt tàu ngầm đối phương.
Mìn hạt nhân. Mặc dù thường được gọi là mìn hạt nhân, vũ khí này ban đầu được thiết kế với mục đích phòng thủ. Một phiên bản khác được biên chế cho 2 người để tập kích vào các mục tiêu sâu trong lòng địch như cảng biển, nhà máy điện hoặc trung tâm liên lạc. Nó có thể được kích nổ từ xa và gây ra một vụ nổ hạt nhân từ 0,5 đến 15 kiloton.
Pháo M65 Atomic Cannon có cỡ nòng lớn, bắn được viên đạn có thể tạo ra vụ nổ hạt nhân từ 15 đến 20 kiloton.
Sau đó những viên đạn hạt nhân có kích thước nhỏ hơn được phát triển để sử dụng với pháo M198 cỡ 155mm.
Bom Mark 16 chỉ tồn tại từ tháng 1 đến tháng 4/1954. Dựa trên thiết kế của quả bom nhiệt hạch đầu tiên – Ivy Mike, người ta đã tạo ra quả bom Mark 16 chứa deuterium được làm lạnh xuống -238 độ F. Nó có thể tạo ra vụ nổ từ 6 đến 8 megaton nhưng sau đó nó bị lỗi thời vì bom nhiệt hạch nhiên liệu rắn đã thành công và không cần phải làm mát.
Theo Wearethemighty/TPO
Trung Quốc nâng cấp tên lửa hạt nhân
Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ chỉ duy trì một lực lượng tối thiểu, Trung Quốc được cho đã nâng cấp các tên lửa hạt nhân của mình trong bối cảnh đang có căng thẳng với Mỹ và các nước trong khu vực về tình hình Biển Đông.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong-31 của Trung Quốc trong một buổi lễ duyệt binh tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh - Ảnh: Reuters
Tờ New York Times (Mỹ) ngày 17.5 đưa tin sau nhiều thập kỷ duy trì một lực lượng hạt nhân tối thiểu, Trung Quốc đã cho nâng cấp tên lửa đạn đạo tầm xa để có khả năng mang thêm nhiều đầu đạn.
Theo báo cáo công bố ngày 8.5 của Lầu Năm Góc, tên lửa đạn đạo liên lục địa, loại vũ khí mạnh nhất của Trung Quốc trong thời điểm hiện tại, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ đã được trang bị các đầu đạn định hướng độc lập MIRV.
Loại tên lửa này được biết đến với tên Đông Phong-5 (DF-5). Lầu Năm Góc khẳng định Bắc Kinh hiện có khoảng 20 tên lửa Đông Phong-5, chứa trong các hầm phóng ngầm dưới mặt đất.
Giới phân tích nhận định mỗi tên lửa Đông Phong-5 được cải tiến có thể mang 3 đầu đạn hạt nhân, thay vì 1 như trước; và số lượng tên lửa đã được cải tiến chiếm phân nửa trong các tên lửa Đông Phong-5.
Các quan chức và nhà hoạt định chính sách Mỹ nhận định động thái này của Trung Quốc là nhằm đối phó với Mỹ là nước đang chuẩn bị triển khai thêm nhiều tên lửa đánh chặn đến Thái Bình Dương.
New York Times cho biết việc nâng cấp tên lửa hạt nhân của Trung Quốc lần này đặc biệt gây chú ý vì công nghệ thu nhỏ đầu đạn và trang bị từ 3 đầu đạn trở lên cho 1 tên lửa đã nằm trong tay Bắc Kinh từ nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo Trung Quốc đã không dùng đến nó vì không mặn với cuộc đua vũ trang hạt nhân như kiểu thời Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, tờ báo Mỹ bình luận.
Tuy nhiên, điều này đang thay đổi khi Chủ tịch Tập Cận Bình cho xây dựng các đường băng quân sự tại Biển Đông, thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Hoa Đông, điều tàu ngầm đến Vùng Vịnh và thiết lập một lực lượng phục vụ chiến tranh mạng, theo New York Times.
Đá Chữ Thập của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm và cải tạo đất, xây thành đảo nhân tạo cùng đường băng dài 3.000 m - Ảnh: CSIS/IHS Jane's
Một số chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc nhắm trực tiếp vào lợi thế về công nghệ của Mỹ. Chẳng hạn, Bắc Kinh được cho tiến hành nghiên cứu công nghệ diệt vệ tinh do thám và truyền thông của Washington, chi đậm để phát triển công nghệ mạng nhằm thâm nhập và tấn công hệ thống máy tính của Mỹ, tờ báo Mỹ cho hay.
Đối với các quan chức Mỹ, việc Trung Quốc phát triển mạnh công nghệ mạng là vừa để đánh cắp các sáng chế, vừa chuẩn bị cho cuộc xung đột trong tương lai giữa 2 nước. Và động thái nâng cấp lực lượng hạt nhân của Trung Quốc cũng phù hợp với chiến thuật mới.
"Đây rõ ràng là một phần trong nỗ lực chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh dài hạn với Mỹ. Trung Quốc luôn lo sợ trước sự vượt trội về vũ khí hạt nhân của Mỹ", ông Ashley J. Tellis, từng là quan chức an ninh quốc gia cấp cao dưới thời chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush, cảnh báo.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Điểm danh 5 súng trường tấn công hàng đầu thế giới M16, M4A1, HK416, FN F2000,... được giới quân sự thế giới đánh giá là những khẩu súng trường tấn công hàng đầu thế giới. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về những khẩu súng uy lực mọi thời đại này. M4A1 là một súng trường tấn công được phát triển trên cơ sở M4 carbine với một số cải tiến. Theo các chuyên gia...