Điểm danh 5 bệnh mùa thu thường gặp và cách phòng tránh
Các bệnh mùa thu thường gặp có liên quan trực tiếp tới thời tiết khô hanh và sự suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
Nhóm các bệnh mùa thu thường gặp bao gồm: Hen suyễn dị ứng, viêm loét dạ dày, đau mắt đỏ và suy tim. Những bệnh này có liên quan lớn tới sự chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm, thời tiết khô hanh và hệ miễn dịch bị suy giảm.
Mặc dù thời tiết mùa thu đã mát mẻ hơn so với những ngày hè nóng bức nhưng không vì thế mà bạn có thể lơ là với sức khỏe của mình. Đặc biệt là với những người có hệ miễn dịch kém, người hay ở trong vùng mưa bão,…
Dưới đây là những bệnh mùa thu thường gặp mà bạn cần lưu ý:
1. Viêm họng, đau họng
Viêm hay đau họng là bệnh lý thường thấy do hệ miễn dịch suy yếu dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Hay nói cách khác, một khi sức đề kháng suy giảm do sự chủ quan dưới tác động của thời tiết có thể khiến bạn dễ nhiễm các loại virus hơn.
Còn t heo People, nguyên nhân gây ra bệnh mùa thu phổ biến này đầu tiên là do sự thay đổi đột ngột của thời tiết dẫn tới việc cơ thể không kịp thích ứng, từ đó ảnh hưởng tới các cơ quan hô hấp.
Viêm họng sưng đỏ gây cảm giác khó nuốt (Ảnh: Internet)
Đau họng thường có các biểu hiện như: Họng sưng đau, khó nuốt; buồn nôn; nhức đầu; đôi khi kèm sốt và có hạch nổi lên hoặc amidan bị sưng to rõ.
Cách phòng tránh:
Để phòng tránh tốt nhất là bạn nên hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên có thể gây kích thích niêm mạc họng chẳng hạn như đồ cay, thuốc lá,… Ngoài ra cần súc miệng bằng nước muối và vệ sinh răng miệng đúng cách.
2. Bệnh hen suyễn, dị ứng
Nhiều nghiên cứu cho biết, mùa thu có tỷ lệ người bị dị ứng cao hơn hẳn so với mùa hè hay mùa đông. Nguyên nhân gây ra bệnh mùa thu phổ biến này là do thời tiết khô hanh các dị nguyên dễ tiếp xúc và đi vào cơ thể bạn hơn thông qua đường mũi. Hen suyễn dị ứng có thể xảy ra khi mũi tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, nấm mốc,…
Hen suyễn dị ứng là bệnh mùa thu thường gặp (Ảnh: Internet)
Điều này cũng đặc biệt nhấn mạnh với những người không có thói quen đeo khẩu trang, bảo vệ mũi khi đi ra ngoài. Nhất là với những người có tiền sử dị ứng hay hen suyễn khi trời đang khô hanh cao.
Triệu chứng của các cơn hen suyễn là khó thở.
Cách phòng tránh:
Video đang HOT
Cách phòng tránh hiệu quả chính là đeo khẩu trang, giữ nhà cửa sạch sẽ, không ở trong môi trường quá ẩm thấp hoặc quá khô. Nếu là người bị dị ứng với phấn hoa thì không nên ra ngoài khi trời đang khô hanh,…
3. Loét dạ dày, tá tràng
Loét dạ dày tá tràng cũng là một bệnh mùa thu thường gặp do hệ miễn dịch bị suy giảm khiến cơ thể không chống chọi lại được với những vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào có thể qua đường ăn uống hay tiếp xúc khác,…
Ngoài ra, khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp hoặc bị thay đổi đột ngột khiến hàm lượng histamin trong máu bị tăng nhanh. Chúng kích kích niêm mạc dạ dày, kích thích việc bài tiết acid khiến lớp nhầy bảo vệ dạ dày bị mỏng đi gây đau.
Loét dạ dày tá tràng xảy ra do hệ miễn dịch suy yếu cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây viêm (Ảnh: Internet)
Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng là do có thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, hay căng thẳng hoặc chế độ ăn quá nghèo nàn chất dinh dưỡng, người đang mắc các bệnh mãn tính hay bị nhiễm HP (Helicobacter Pylori).
Người bị mắc viêm loét dạ dày tá tràng thường hay bị đau bụng kèm theo nôn mửa, chán ăn, ăn không ngon. Các cơn đau có thể xuất hiện vào khoảng thời gian sau khi ăn vài giờ.
Cách phòng tránh:
Để phòng tránh bệnh mùa thu thường gặp như viêm loét dạ dày tá tràng, bạn cần hạn chế ăn uống các thực phẩm chua cay có tính kích thích niêm mạc cao. Có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều phần, ăn nhiều lần. Ngoài ra cần uống đủ nước và chủ động uống thuốc kháng acid để ngăn ngừa các cơn đau dạ dày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Suy tim
Suy tim xảy ra khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi dẫn tới quá tải.
Suy tim xảy ra do hệ tim mạch của cơ thể bị quá tải (Ảnh: Internet)
Cách phòng tránh:
Để phòng tránh bệnh mùa thu thường gặp này, tốt nhất là bạn nên có các biện pháp chăm sóc tim mạch từ đầu bao gồm chế độ ăn nhiều rau xanh, ít chất béo có hại. Nếu có thói quen hút thuốc thì nên bỏ ngay.
Đặc biệt, đối với những người đang hoặc có tiền sử liên quan tới các bệnh cao huyết áp cần theo dõi và uống thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ.
5. Đau mắt đỏ
Nguyên nhân khiến đau mắt đỏ trở thành bệnh mùa thu thường gặp là do thay đổi thời tiết thất thường, đan xen nắng mưa khiến độ ẩm không khí bị cao hơn kết hợp với các tác nhân khác như khói bụi, ô nhiễm,… dẫn tới dịch bệnh bùng phát.
Đau mắt đỏ thường phổ biến khi tới mùa mưa bão, điều kiện vệ sinh kém từ nguồn nước khiến bệnh lay lan nhanh hơn từ giai đoạn giao mùa hè sang thu.
Đau mắt đỏ thường phổ biến khi tới mùa mưa bão, điều kiện vệ sinh kém (Ảnh: Internet)
Biểu hiện của đau mắt đỏ là có nhiều gỉ (dử) mắt màu vàng hoặc xanh, mi mắt bị sưng to, mọng và mắt bị đỏ, chảy nước mắt thậm chí là đau nhức gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt.
Cách phòng tránh:
Cần thường xuyên rửa tay sát khuẩn bằng xà phòng, bỏ thói quen đưa tay lên mắt mũi miệng. Ngoài ra, không nên dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, vỏ gối, thuốc nhỏ mắt,… Cần vệ sinh sạch sẽ mắt – mũi – họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Nếu gia đình có người bệnh cần hạn chế tiếp xúc và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tại sao mùa thu lại dễ mắc bệnh, nhất là bệnh dị ứng hay hô hấp?
Cảm cúm, dị ứng, viêm da, viêm xoang,... là những bệnh lý thường gặp khi vào mùa thu. Vậy tại sao mùa thu lại dễ mắc bệnh?
Để phòng ngừa được bệnh tật mùa thu thì bạn cần nắm được nguyên nhân khiến mùa thu lại dễ mắc bệnh. Mỗi một loại bệnh sẽ có nguyên nhân gây ra khác nhau kết hợp với điều kiện thời tiết khô hanh thất thường khiến chúng trở nên phổ biến hơn.
1. Các nguyên nhân khiến mùa thu lại dễ mắc bệnh hơn
Thời tiết khô hanh khuếch tán dị nguyên mạnh hơn
Mùa thu là mùa khô hanh đặc trưng, chính điều này khiến nấm mốc và bụi phấn, mạt bụi thậm chí là phân của các loại côn trùng bám lá rất dễ khuyếch tán mạnh hơn trong không khí gây ra dị ứng. Nhất là đối với những người đang có tiền sử dị ứng, viêm mũi dị ứng hay viêm xoang sẵn. Hệ miễn dịch phản ứng với các dị nguyên gây ra các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nặng hơn còn có thể gây sốt.
Thời tiết khô hanh khiến việc tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng cao hơn (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, nguyên nhân khiến mùa thu lại dễ mắc bệnh dị ứng nữa là do thói quen mặc quần áo ngắn, làn da dễ bị kích ứng nếu tiếp xúc phải các yếu tố trên hơn.
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
Mùa thu lại dễ mắc bệnh hen suyễn hay các cơn đau nhức xương khớp bùng phát hơn là do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ. Thông thường, sáng mùa thu sẽ có nhiệt độ từ 18-20 độ C, tạo cảm giác se se lạnh.
Tuy nhiên nhiệt độ buổi trưa lại là 30-35 độ C. Cơ thể không kịp thích nghi sẽ khiến dễ bị ốm, lên cơn hen suyễn, cước tay chân hay đau nhức xương nếu không được bảo vệ đúng cách.
Rối loạn cảm xúc theo mùa
Nếu để ý bạn sẽ thấy thời gian ban ngày vào mùa thu đang trở nên ngắn hơn so với mùa hè. Những rối loạn cảm xúc có thể tấn công bạn gây ra những phản ứng như dễ nhiễm khuẩn, đau dạ dày hay bị mất ngủ,...
Rối loạn cảm xúc khiến mùa thu dễ bị mắc bệnh hơn (Ảnh: Internet)
Nói cách khác, thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giảm xuống khiến mùa thu lại dễ mắc bệnh hơn.
Lây bệnh từ những nơi tụ tập đông người
Những nơi tụ tập đông người như việc học sinh quay trở lại trường học, hàng quán được gỡ bỏ giãn cách xã hội, môi trường làm việc ngồi quá gần nhau, các buổi tụ tập ở cơ quan, trường học cũng diển ra thường xuyên hơn,... trở thành nguồn nguy cơ lây nhiễm bệnh phổ biến, khiến mùa thu lại dễ mắc bệnh hơn.
Những buổi tụ tập đông người làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khi cười nói tiếp xúc với người mang mầm bệnh (Ảnh: Internet)
Đặc biệt với nhóm người có hệ miễn dịch kém như người già hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của trẻ nhỏ.
Nếu một người trong số đám đông đó bị mắc bệnh dễ lây lan như như cảm cúm, viêm gan siêu vi tiềm ẩn, viêm phế quản... thì việc nói cười, gần gũi có thể lan truyền mầm bệnh nhanh chóng
Thời gian ngủ giảm xuống
Ảnh hưởng này có thể quan sát rõ nhất ở trẻ em khi vừa trải qua một kì nghỉ hè, có thời gian ngủ nghỉ nhiều hơn còn bây giờ trẻ phải tới trường.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi thời gian giấc ngủ bị giảm xuống có thể gây ra suy giảm hệ miễn dịch. Điều này khiến cơ thể không đủ sức chống chọi lại với bệnh tật so với người ngủ đủ và có hệ miễn dịch khoẻ mạnh. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến mùa thu lại dễ mắc bệnh hơn.
2. Cách phòng ngừa bệnh tật vào mùa thu
Để giảm việc mùa thu lại dễ mắc bệnh hơn, ngoài việc chú ý tới các tác nhân gây bệnh kể trên thì bạn cũng nên chú ý tới những thói quen sau:
- Đeo khẩu trang khi tới những nơi đông người, khi tiếp xúc với người bị bệnh dễ lây như cảm cúm, cảm lạnh,... Lúc này những dị nguyên sẽ bị chặn lại và không thể xâm nhập vào hệ hô hấp thông qua mũi gây dị ứng nữa
Đeo khẩu trang khi tới những nơi đông người giúp bảo vệ sức khoẻ tốt (Ảnh: Internet)
- Rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn thường xuyên khi tiếp xúc với các bề mặt của thang máy, tay vặn cửa, mặt bàn, cửa nhà vệ sinh hay giọt bắn của người khác,...
- Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết. Tốt nhất để tránh việc mùa thu lại dễ mắc bệnh bạn nên mang theo áo khoác nhẹ khi đi đường vào buổi sáng và có thể cởi bỏ thuận tiện khi nhiệt độ lên cao vào buổi trưa.
- Ngủ đủ giấc, uống đủ nước.
- Khi một thành viên trong gia đình có dấu hiệu bệnh nên nhanh chóng tới cơ sở y tế đồng thời có các biện pháp ngăn chặn lây nhiễm trong gia đình.
"Ăn 3 thứ, uống 3 loại nước, làm 3 điều" để cơ thể luôn trẻ Đẹp - trẻ - khỏe là những thứ mà ai cũng muốn có dù ở độ tuổi nào, thế nên không gì tốt hơn là nắm ngay công thức "ăn 3 - uống 3 - làm 3" vào mùa thu để đạt được nhanh chóng. Y học Trung Quốc tin rằng, mùa thu là thời điểm mà cơ thể dễ mắc bệnh nhất....