Điểm danh 4 món hủ tiếu mang âm hưởng của 4 vùng đất khác nhau ngay tại Sài Gòn
Cùng là hủ tiếu, nhưng do đến từ nhiều vùng khác nhau nên mỗi món đều có một nét đặc trưng rất riêng, không nơi nào giống nơi nào.
Một trong những điều kì diệu của ẩm thực là tuy món ăn được phân thành cùng một loại, song lại không món nào giống món nào. Ví dụ như cùng là hủ tiếu nhưng mỗi vùng mỗi khác, từ cách nấu nước dùng cho đến thành phần, kết cấu sợi hủ tiếu… Hãy cùng chúng mình khám phá các món hủ tiếu nổi tiếng đến từ những vùng đất khác nhau sau đây nhé:
Nam Vang thực ra là một tên gọi khác của Phnom Penh – thủ đô Campuchia. Do vị trí địa lý kề cận nhau mà ẩm thực Việt Nam cùng ẩm thực Campuchia có thể xem như “thân thiết”, các món ăn thường được người dân hai nước trao đổi qua lại và hủ tiếu Nam Vang mang âm hưởng xứ sở chùa tháp là một trong số đó. Điểm đặc trưng của hủ tiếu Nam Vang là cách nấu nước dùng rất công phu.
Nước dùng được nấu bằng cách hầm xương ống cùng mực và tôm khô trên lửa nhỏ liu riu, liên tục vớt bọt để nước dùng không bị đục và giữ được sự trong veo, sạch sẽ. Hủ tiếu Nam Vang được nhiều người yêu thích là nhờ vị ngọt thanh đặc trưng từ xương hầm, mực và tôm khô. Ngoài ra, món này cũng thường được phân biệt nhờ combo các loại “topping” sau: thịt bằm, tôm, trứng cút. Đây là ba món mà lúc nào cũng phải có trong một tô hủ tiếu Nam Vang. Ngoài ra có thể thêm một số món như lòng lợn, tim, thịt nạc…
Địa chỉ: Đại Phát, Thành Đạt…
Giá cả: 35k – 45k
Hủ tiếu Sa Đéc
Video đang HOT
Hủ tiếu Sa Đéc là món hủ tiếu được sinh ra tại một trong những khu vực trồng lúa nước nổi tiếng nhất Việt Nam: Sa Đéc. Sợi hủ tiếu nơi đây được chế biến từ gạo của những thửa ruộng ở Đồng Tháp Mười, mang theo độ mềm, dài và hơi giòn. Sợi hủ tiếu Sa Đéc được phân biệt bằng kích cỡ to hơn so với nhiều loại khác và có màu trắng đục gần như bún. Đi kèm trong một tô hủ tiếu Sa Đéc là rau cần tây, hẹ, giá hoặc xà lách. Nước dùng của hủ tiếu Sa Đéc thường là loại nước dùng xương hầm cơ bản, với các thành phần như thịt nạc, tôm, lòng lợn…
Địa chỉ: Bà Hạt, Cô Út, Hủ tiếu Sa Đéc & Bánh xèo Nguyễn Gia Trí…
Giá cả: 25k – 30k
Hủ tiếu Mỹ Tho có sợi hủ tiếu mang tính dai đặc trưng, chỉ có thể được làm nên từ loại gạo Gò Cát nổi tiếng thuộc tỉnh Tiền Giang. Sợi bánh của hủ tiếu Mỹ Tho dù đã chần qua nước sôi nhưng vẫn có thể giữ được độ dai. Ngoài ra, gia vị làm nên sự đặc trưng của hủ tiếu Mỹ Tho là tỏi phi thơm lừng. Ngoài ra thì cũng khá khó để phân biệt hủ tiếu Mỹ Tho từ những điểm khác, do món này cũng dùng nước nấu từ xương hầm, ăn cùng thịt nạc, lòng lợn, tim lợn, giá, hẹ…
Địa chỉ: Thành Mỹ, Cả Cần, Chú Bảy, Cô Anh…
Giá cả: 25k – 35k
Hủ tiếu Hồ
Mới nhìn bát hủ tiếu Hồ, có lẽ bạn sẽ thấy rất lạ lẫm và thậm chí khó liên hệ nó với hai chữ “hủ tiếu”, vì bánh hủ tiếu không phải dạng sợi mà là miếng to, mỏng, mềm. Theo nhiều người thì cái tên này được chia thành hai luồng ý kiến: Chữ hồ trong tên có thể là do nước súp mang tính sền sệt, kết cấu giống hồ dính do được thêm bột năng. Nhưng nhiều người khác lại tin rằng chữ “hồ” được lấy từ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Một điểm đặc biệt khác của hủ tiếu Hồ là ngoài thịt nạc, lòng lợn, còn có cả huyết lợn. Nước dùng có vị thuốc bắc rất đặc trưng.
Địa chỉ: Hủ tiếu Hồ Đinh Hoà, Hủ tiếu Triều Châu…
Giá cả: 42k – 52k
Theo TTVN
Món ăn lừng danh ở miền gái đẹp Tiền Giang
Hủ tiếu Mỹ Tho, bún gỏi già hay chả nướng chợ Gạo là những món ăn nhất định bạn nên thử khi đến thăm Tiền Giang.
Hủ tiếu Mỹ Tho
Có lẽ món ăn được nhắc đến đầu tiên khi nhớ về miền đất Tiền Giang chính là hủ tiếu Mỹ Tho - một trong ba thương hiệu hủ tiếu nức tiếng nhất, bên cạnh hủ tiếu Sa Đéc và Nam Vang. Vào bất cứ tiệm bán hủ tiếu nào ở Mỹ Tho cũng sẽ nhìn thấy trên bàn ăn những thứ lỉnh kỉnh như: lọ nước mắm, tương xì dầu, tương ớt, tương đen, chanh, giá sống, ớt hiểm, tỏi, ớt sừng trâu xắt xéo màu xanh, vàng, đỏ. Rổ rau thường có ngò gai, quế là những thứ không bao giờ thiếu.
Bí quyết làm nên sợi hủ tiếu ngon ở Mỹ Tho là gạo Gò Cát thơm dẻo. Ảnh: I.T
Đặc điểm của hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai dai, hương vị hơi chua, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở nơi nào khác. Những tiệm hủ tiếu ngon "số dzách" ở Mỹ Tho có thể đếm trên đầu ngón tay. Một tiệm hủ tiếu Mỹ Tho ăn ngon, bao giờ cũng kèm theo bánh mì, hoành thánh, hai món chiến lược rất khoái khẩu của người Hoa.
Bí quyết làm nên sợi hủ tiếu ngon ở Mỹ Tho là gạo Gò Cát thơm dẻo. Ở Tiền Giang, món hủ tiếu thường gồm có tôm, mực, gan heo, lòng, tim, gan, hoành thánh, sườn... Nước dùng ngon phải là loại đậm vị nước hầm xương, tôm khô và mực nướng, pha một chút vị của củ cải thanh thanh.
Bún gỏi già
Chỉ riêng cái tên món ăn này cũng đủ khiến bạn tò mò. Món ăn này làm từ tôm, me chua, tương xay, bún, tôm tươi, sườn non, thịt ba chỉ thái sợi, chan nước lèo và ăn cùng nhiều loại rau sống phong phú như húng, bắp chuối, hẹ, giá, rau muống chẻ. Bún gỏi già thực ra cũng hao hao giống bún mắm. Nói là giống, nhưng vị của nó khác nhau xa. Bún mắm và bún gỏi già có chung nguyên liệu là mắm cá. Bún gỏi phải nấu chung với me, mới cho ra vị nước lèo chua chua ngọt ngọt ăn không ngán là vì vậy.
Món ăn này ngon là nhờ hương vị của hẹ. Ảnh: I.T
Đặc biệt, món ăn này chỉ ăn chung với tép là ngon nhất. Tép bạc, tép lột, hay tôm sú lột đều được cả. Những con tép đỏ au, được lột vỏ kỹ càng trông hấp dẫn. Bún gỏi già chua chua ngọt ngọt ăn ghém với rau muống và bông chuối bào... Nhưng món ăn này ngon là nhờ hương vị của hẹ. Thêm nữa phải có nước chấm đặc biệt nó là nước cốt mắm cá linh nguyên chất, rất thơm và có vị ngọt đậm đà.
Chả nướng chợ Gạo
Chả nướng chợ Gạo là một trong các đặc sản Tiền Giang mà người đi xa luôn nhung nhớ. Món ăn được làm vào dịp giỗ chạp hay lễ tết với các nguyên liệu như thịt nạc vai, hành tím, tỏi, trứng vịt, bánh tráng, lá chuối, các loại rau ăn kèm... Thịt luộc chín thái mỏng, xào với hành tỏi cho thơm rồi trộn chung với trứng vịt, tỏi, tiêu, nước mắm, hạt nêm.
Người Tiền Giang nướng chả bằng nồi gang để mẻ chả chín đều và chín từ trong. Đặc biệt, người ta phải lót lá chuối dưới đáy nồi để lấy được miếng chả ra dễ dàng, không bị xát, hơn nữa lại dậy mùi thơm mát. Chả được nước bằng than là ngon nhất, miếng chả chín thái ra, cuộn cùng bánh tráng, rau thơm và chấm nước mắm chua ngọt.
Vú sữa Lò Rèn
Mùa vú sữa thường khoảng tháng 9 đến tháng 4 âm lịch năm sau. Ảnh: I.T
Miệt vườn miền Tây nổi tiếng với các loại hoa trái sum sê, quả ngọt, trái thơm. Một trong số đặc sản được nhớ tới nhiều nhất chính là vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang). Cũng là trái vú sữa chín nhưng ruột bên trong trắng tinh, mọng nước, vị ngọt thanh và hương thơm mát nhẹ nhàng.
Bên ngoài quả vú sữa căng bóng, quả to, tròn và nặng. Mùa vú sữa thường khoảng tháng 9 đến tháng 4 âm lịch năm sau. Ngày nay, vú sữa Lò Rèn được thương lái mang đi muôn nơi và được khách hàng yêu thích.
Chuối quết dừa
Chuối quết dừa là món ăn vặt khá lạ miệng có xuất xứ từ Tiền Giang. Mùi vị giản dị, ngọt ngào, thơm bùi, dùng với nước chấm chua ngọt pha từ nước mắm chanh, tỏi, ớt hiểm, nước cốt dừa. Để làm món ăn này, người ta luộc chuối đến chín dẻo, vàng thơm, trộn với dừa nạo, dứa thái lát, giã trong cối cho tới khi nhuyễn rồi thêm muối đường cho hợp vị. Khi ra thành phẩm, món ăn vừa béo bùi vị dừa nạo, ăn kèm bánh tráng, các loại rau vườn và nước chấm tạo nên mùi vị là lạ, vừa mặn vừa ngọt vừa cay thơm.
Sam biển Gò Công
Tháng 10 tới tháng 2 âm lịch năm sau là mùa sam biển ở Gò Công. Khi đó, con sam cái đang có nhiều trứng có thể chế biến thành nhiều món ngon. Trứng sam béo thơm, bổ dưỡng, màu vàng ươm, được nướng cho tới khi chín, mùi thơm ngào ngạt. Món ăn này được dùng cùng bưởi chua, củ cải chua, rau thơm, lạc rang, hành phi, chấm với mắm chanh tỏi ớt. Sam biển cũng có thể chế biến ra nhiều món khác ngon không kém như canh chua sam nấu với các loại rau.
Theo Huyền Thanh (Dân Việt)
Quán hủ tiếu ngon "nổi đình nổi đám" tại đất Sài thành Hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu mì cật, hủ tiếu Nam Vang... là những địa chỉ nhất định bạn phải ghi nhớ nếu trót phải lòng món hủ tiếu khi đến Sài thành. Quán hủ tiếu Mỹ Tho 7 thập kỷ Nằm trên đường Tôn Thất Thiệp, trung tâm quận 1, quán hủ tiếu Mỹ Tho Thanh Xuân khá nhỏ, không gây chú...