Điểm danh 3 loại xương rồng phù hợp trồng trong nhà mà không khiến không gian trở nên quá gai góc
Không phải loại xương rồng nào cũng phù hợp để trồng trong nhà.
Xương rồng là loại cây kiểng được nhiều người ưa thích và trưng bày trong nhà nhưng không phải ai cũng hiểu được loại nào nên đặt, loại nào nên tránh. Xương rồng mang đến vẻ đẹp giản dị, mộc mạc nhưng gai nhọn của chúng không được hưởng ứng trong phong thủy.
Với những người bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc cây cảnh thì trồng xương rồng cũng là một ý tưởng hay. Điều quan trọng nhất khi trồng xương rồng trong nhà là không được sử dụng loại có gai to và nhọn, ưu tiên loại thân lá mọng.Vậy những loại xương rồng nào trồng trong nhà không ảnh hưởng đến vận may của chúng ta?
1 – Xương rồng tai thỏ
Loại xương rồng tai thỏ phổ biến, dễ trồng và giá thành không hề đắt sẽ mang lại hiệu quả trang trí khá cao cho không gian sống của bạn.
Lớp phủ bề mặt của xương rồng tai thỏ là gai lông mềm, không phải gai nhọn.
Nếu cửa sổ hoặc ban công đầy nắng nhà bạn đang trống trải có thể bài trí một chậu xương rồng đuôi chuột nho nhỏ.
Hoa của loại xương rồng đuôi chuột màu đỏ rực rỡ sẽ tô điểm thêm cho không gian sống của bạn.
Loại xương rồng Giáng sinh khá đáng yêu và lành mạnh hơn những giống xương rồng khác bởi lá mọng và không có gai. Chúng sẽ an toàn hơn với trẻ nhỏ và thú cưng của bạn.
Video đang HOT
Những bông hoa màu hồng đậm, đỏ hồng rực rỡ của xương rồng Giáng sinh sẽ loại bỏ sự nhàm chán, đơn điệu trong nhà bạn.
Lưu ý nhỏ: Hầu hết trên các loại xương rồng đều có độc tố, bởi vậy hãy bày các chậu xương rồng ở trên cao, tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ và thú cưng. Ngoài ra, bạn không nên đặt xương rồng có gai trong nhà, điều này là kiêng kỵ trong phong thủy.
Cách thiết kế tiểu cảnh giếng trời thành nơi thu hút mọi ánh nhìn
Giếng trời là không gian không thể thiếu đối với một ngôi nhà phố hiện đại và để biến nơi đây thu hút mọi ánh nhìn, gia chủ cần biết những phong cách thiết kế tiểu cảnh này.
Giếng trời đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện không khí và ánh sáng của những căn nhà phố dạng ống. Trong xu hướng phát triển đô thị như ở nước ta, thiết kế giếng trời được xem là giải pháp hiệu quả nhất.
Giếng trời có tác dụng lấy ánh sáng và đối lưu không khí. (Ảnh minh hoạ)
Là không gian không thể thiếu đối với một ngôi nhà phố hiện đại, giếng trời có tác dụng lấy sáng và đối lưu không khí. Ngoài ra, khu vực giếng trời còn là nơi trang trí tiểu cảnh lý tưởng, giúp cho gia chủ điểm thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà.
Tiểu cảnh rừng
Cây xanh luôn là sự lựa chọn tối ưu khi trang trí giếng trời. Trồng cây xanh ở khu vực này rất dễ xơ xác vì điều kiện thời tiết, do đó gia chủ hãy chọn những loại cây dễ sống, không tốn nhiều công chăm sóc. Để tiểu cảnh cây xanh thêm tự nhiên, gia chủ có thể kết hợp với đá, sỏi hoặc các vật liệu trang trí sân vườn khác.
Nếu thiết kế tiểu cảnh ở giếng trời là quần thể cây thì nên bố trí cây thành ba tầng. (Ảnh minh hoạ)
Nên bố trí cây xanh theo nguyên tắc ba tầng cây. Cây có kích thước lớn dùng để tạo chủ đề chung. Tầng thứ hai là những cây thấp và mảnh hơn cây chủ. Tầng thứ dưới cùng là các cây làm nền, hình dáng cần nhỏ và mảnh hơn.
Khi tạo tiểu cảnh rừng tại giếng trời, gia chủ nên lưu ý đến mối quan hệ tương phản giữa các cây, như giữa thưa và rậm; giữa tập trung và rời rạc; giữa to và nhỏ; giữa chủ và khách; giữa tranh giành và nhường nhịn... để tạo ra quần thể cây sao cho tự nhiên.
Mối quan hệ tương phản giữa các cây trong quần thể cần được lưu ý. (Ảnh minh hoạ)
Giữa các giống cây có sự khác biệt về hình thái, điều kiện sống cũng như cách chăm sóc, do đó nếu muốn đạt hiệu quả khi thiết kế tiểu cảnh rừng, gia chủ nên trồng các cây cùng loài.
Tiểu cảnh xương rồng
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại xương rồng như xương rồng ông, xương rồng tai thỏ, xương rồng thanh long, xương rồng đuôi cáo, xương rồng quả dưa... mỗi loại đều có đặc trưng riêng về hình dáng, màu sắc và hoa.
Xương rồng ở giếng trời thường được thiết kế theo kiểu bồn hoa. (Ảnh minh hoạ)
Xương rồng ra hoa theo chu kỳ rất đa dạng mà không loài cây cảnh nào có được. Xương rồng cảnh được lai tạo chọn lọc, thuần dưỡng thời gian lâu mà thành. Sức hấp dẫn của xương rồng là dễ ghép, tạo hình phong phú.
Tiểu cảnh xương rồng ở giếng trời thường được thiết kế như những bồn hoa, tuỳ kích thước giếng trời mà chọn số lượng cây phù hợp. Hàng trước chọn những cây nhỏ hoặc cây dạng bò. Phía sau chọn những cây cao lớn hơn, không nhất thiết phải trồng theo hàng.
Đôi khi một cây xương rồng cao lớn cũng đủ làm nên tiểu cảnh lạ mắt. (Ảnh minh hoạ)
Không cần phải bố trí nhiều, đôi khi một cây xương rồng cao lớn đứng một mình cũng làm nên tiểu cảnh lạ mắt. Lưu ý khi chọn xương rồng để làm đẹp, gia chủ nên sử dụng gạch sáng màu ở khu vực giếng trời.
Tiểu cảnh đá
Tiểu cảnh đá là phong cách trang trí giếng trời rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây, đặc biệt với những căn biệt thự có diện tích lớn. Đá tự nhiên, đá nhân tạo được bố trí xen kẽ với các loại cây sẽ tạo ra tiểu cảnh sinh động.
Tiểu cảnh đá rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. (Ảnh minh hoạ)
Khi thiết kế tiểu cảnh đá, gia chủ có thể kết hợp bày trí thác nước kết hợp dây leo, dương xỉ hoặc hoa bụi. Với tạo hình suối nhỏ có thể kết hợp cây thuỷ sinh như lau, sậy, thuỷ trúc.
Để tạo vẻ đẹp tự nhiên, nên chọn những tảng đá có bề mặt xù xì, góc cạnh gồ ghề, còn bám rêu hoặc địa y càng thêm giá trị. Lưu ý phải dùng thuần một loại đá và khi xếp chồng lên nhau phải tạo hình khớp như tự nhiên.
Tiểu cảnh đá kết hợp thác nước, dây leo. (Ảnh minh hoạ)
Trường hợp không gian không đủ rộng, nơi không phù hợp bố trí vườn đá, thì một bức tường đá làm nền cho các cây leo lên là một ý tưởng phù hợp.
Lưu ý khi chọn chất liệu đá, như đá trưng bày nên chọn đá cuội, đá granite, đá hộc..., đá trồng cây dùng đá thấm thuỷ.
Hình dạng đá cũng phụ thuộc vào công năng, như đá xây tường hoặc kè nên chọn đá khối hình chữ nhật; đá thác dùng loại dẹt (để tạo thềm nước) kết hợp với đá cuội cho thành suối; đá khối cho bờ suối; đá làm cầu nên dùng đá khối xây móng.
Tiểu cảnh gốm
Trong trang trí nội thất và nhất là giếng trời, tiểu cảnh gốm đã tạo ra một phong cách mới, đầy hấp dẫn khi mang lại vẻ đẹp bình dị, thô ráp nhưng mang hơi thở làng quê. Có nhiều loại gốm thường sử dụng để trưng bày như tranh gốm, bình lọ, hoạ tiết trang trí...
Bản thân bình gốm đã là tác phẩm nghệ thuật. (Ảnh minh hoạ)
Bình gốm vốn đã là những tác phẩm nghệ thuật. Bình cổ dài, bình cao hình ống, bình "bụng to miệng thắt", bình phối hợp với chất liệu khác như vải lụa, hạt cườm, mây tre. Nếu biết phối hợp với cây cối thì giá trị trang trí của gốm sẽ càng cao.
Chọn lựa chất liệu bề mặt gốm phụ thuộc vào phong cách thiết kế của ngôi nhà. Với phong cách nhà hiện đại, trẻ trung thì nên trang trí bình gốm theo kiểu phá cách, màu sắc nóng và dáng lạ. Còn bình gốm dạng chum, vại thích hợp với những ngôi nhà phong cách nhiệt đới truyền thống.
Khu vườn sen đá trên hiên nhà ông bố 8X Anh Phạm Duy Thanh tận dụng mái hiên trước nhà, "hô biến" thành khu vườn sen đá nhỏ độc đáo. Anh Phạm Duy Thanh biến mái hiên bé nhỏ của mình thành khu vườn sen đá nhỏ nhắn - NVCC Với niềm đam mê trồng cây, anh Duy Thanh (37 tuổi), sống ở Hà Nội, đã khéo léo tận dụng mái hiện 3m2...