Điểm danh 11 máy bay sẽ “làm mưa làm gió” ở thế kỉ 21
Công nghệ máy bay đang phát triển không ngừng, trong thời gian tới, chúng ta sẽ thấy nhiều hơn các máy bay không người lái, máy bay do thám cỡ siêu nhỏ và máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại.
Chiến đấu cơ F-35
F-35 là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình và thực hiện nhiều nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. Ngoài Mỹ là nhà phát triển chính, việc nghiên cứu và chế tạo mẫu máy bay này còn được thực hiện bởi các nước đồng minh khác như Anh, Ý, Canada….
Máy bay chiến đấu F-35
Nguyên mẫu của F-35 đã có lần bay thử đầu tiên vào năm 2006, tuy nhiên do nhiều vấn đề phát sinh về chi phí và lỗi kĩ thuật nên Mỹ phải dời lại kế hoạch chế tạo hàng loạt đến năm 2019. Lầu Năm Góc dự tính đến năm 2016, họ mới bắt đầu mua loại máy bay này để hãng phát triển có thời gian khắc phục các lỗi phát sinh và hoàn thiện thiết kế.
Với việc Mỹ đã đầu tư 400 tỉ USD và dự định mua 1.700 chiếc F-35, đây chắc chắn sẽ là một trong những chiếc máy bay phổ biến nhất thế giới trong hàng thập kỉ tới.
F-22 Raptor
Lockheed Martin F-22 Raptor là một máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình đầu tiên trên thế giới. Lockheed Martin là nhà thầu chính và chịu trách nhiệm chính về khung, các hệ thống vũ khí, và lắp ráp hoàn thành chiếc F-22. Boeing cung cấp cánh, khung đuôi và các hệ thống điện tử tích hợp.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22
Tổng cộng chỉ có 187 chiếc F-22 được chế tạo và biên chế vào lực lượng không quân Mỹ. Ban đầu Mỹ có kế hoạch mua tổng cộng 750 chiếc, tuy nhiên do giá thành quá cao và để tập trung cho phát triển F-35, Mỹ đã ngừng sản xuất F-22. Từ khi chính thức biên chế vào năm 2005 đến nay, F-22 cô độc trên đỉnh cao thế giới, bởi chưa có nước nào chính thức chế tạo thành công chiến đấu cơ thế hệ 5.
Để giữ bí công nghệ, Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định, F-22 sẽ không được bán ra nước ngoài, dù cho đó là đồng minh thân cận nhất.
Sukhoi T-50
T-50 là máy bay ghế ngồi đơn, có 2 động cơ và là chiếc chiến đấu cơ đầu tiên được Nga phát triển để có khả năng tàng hình hoàn toàn trước radar. Chiếc máy bay được thiết kế để chiếm ưu thế trên không cũng như tấn công các mục tiêu dưới mặt đất một cách linh hoạt.
Chiến đấu cơ thế hệ 5 T-50
Nga đang phát triển riêng một mẫu động cơ mới cho T-50 và nhiều khả năng sẽ thử nghiệm xong vào năm 2017 để đi vào sản xuất đại trà năm 2018. Các chiến đấu cơ T-50 hiện nay đang sử dụng 2 động cơ AL-41F1, giúp nó có khả năng bay ở tốc độ siêu âm và tầm hoạt động 5.500km. Loại động cơ mới hiện có tên gọi là Type 30 được cho là sẽ mạnh mẽ và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Vào tháng 12.2014, Tập đoàn Máy bay Thống nhất của Nga đã tuyên bố, việc sản xuất hàng loạt mẫu máy bay này sẽ bắt đầu vào năm 2016 và đến năm 2020, không quân Nga sẽ có tổng cộng 55 chiếc PAK-FA.
Chengdu J-20
Chengdu J-20 là máy bay thế hệ thứ 5 đang phát triển của Trung Quốc. Chưa có nhiều thông tin về mẫu máy bay này, tuy nhiên, nó được cho có thể đạt tầm bay xa gần 2.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không.
Máy bay chiến đấu Chengdu J-20 của Trung Quốc
Ngoài ra, máy bay thế hệ năm của Trung Quốc J-20 cũng có khả năng mang khối lượng lớn vũ khí cho phép tiến hành các cuộc tấn công tầm xa có sức tàn phá lớn hơn. Với kích thước lớn (dài 23m), tốc độ cao (tối đa 2.120Km/h), loại máy bay mới này sẽ cho phép quân đội Trung Quốc kiểm soát những khu vực rộng lớn ở xa ngoài biển.
Video đang HOT
Tuy so với T-50 của Nga và F-22 của Mỹ, J-20 còn thua về công nghệ tàng hình và khả năng tiết kiệm nhiên liệu, nhưng giới phân tích quân sự quốc tế cho rằng thế hệ tiêm kích mới này là một dự án quân sự chủ chốt của Trung Quốc và nước này vẫn đang đầu tư nhiều nguồn lực vào việc hoàn thiện nó.
Eurofighter Typhoon
Eurofighter Typhoon là một loại máy bay chiến đấu tấn công cánh tam giác, cánh mũi đa nhiệm vụ với tốc độ tối đa đạt tới 2.500 km/giờ; tầm hoạt động 3.000 km; có tính năng hạn chế thám sát radar và theo dõi mục tiêu hồng ngoại.
Với sự tổng hợp của các tính năng như nhanh nhẹn, khả năng thao diễn, tàng hình và hệ thống điện tử hiện đại đã khiến Typhoon trở thành một trong những loại máy bay chiến đấu lợi hại nhất thế giới.
Chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon
Không những thế, Typhoon còn có các bộ phận được chế tạo bằng chất liệu siêu nhẹ cùng thiết kế vốn đã chú trọng cao tới sự phù hợp khí động học với hệ thống điều khiển số bốn kênh tín hiệu mang lại cho máy bay sự ổn định cao, cho phép duy trì sự nhanh nhẹn cả ở tốc độ siêu âm và tốc độ thấp.
Chiếc máy bay được trang bị một pháo hàng không 27 mm và 13 móc treo vũ khí dưới thân cũng như cánh máy bay với khả năng mang nhiều loại vũ khí bao gồm súng, tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, bom, bộ chỉ điểm mục tiêu laser, hệ thống điện tử…
MH-X Silent Hawk
Chương trình chế tạo và phát triển trực thăng MH-X Silent Hawk chỉ được tiết lộ công khai sau khi một trong những máy bay trực thăng này bị rơi khi đang làm nhiệm vụ truy tìm trùm khủng bố Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan, vào ngày 1.5.2011.
Trực thăng tối mật của Mỹ MH-X Slient Hawk
Vẫn chưa có thông tin cụ thể khi nào chương trình trực thăng tối mật này của quân đội Mỹ sẽ đưa vào sử dụng và sẽ có bao nhiêu chiếc được đưa vào sản xuất . MH-X Silent Hawk được cho là một phiên bản nâng cấp của UH-60 Black Hawk, tuy nhiên, hiện không có chi tiết nào về máy bay trực thăng bí mật này.
Máy bay tiêm kích không người lái X-47B
X-47B là một máy bay tiêm kích chiến đấu không người lái do hãng Northrop Grumman chế tạo, Nó có khả năng tiếp nhiên liệu trên không một cách tự động và triển khai vũ khí tấn công. X-47B có thể bay với tốc độ bằng nửa tốc độ của âm thanh, và có sải cánh dài 20m, cũng như tầm hoạt động gần 4000km, tức là gấp đôi máy bay không người lái Reaper.
Stratolaunch
Stratolaunch sẽ là một trong những chiếc máy bay đáng kinh ngạc nhất từng được chế tạo trên thế giới. Hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển, Stratolaunch sẽ phục vụ như là một nền tảng khởi động trên không cho các phương tiện có khả năng mang theo vệ tinh vào quỹ đạo.
Máy bay Stratolaunch
Stratolaunch có sải cánh dài khoảng 35m, có thể đạt độ cao hơn 9000m, sau đó sẽ hướng mũi lên để phóng vệ tinh vào không gian.
Stratolaunch có giá thành sản xuất tương đối rẻ và còn có khả năng tái sử dụng. Đây sẽ là một cuộc cách mạng về cách thức đưa vệ tinh lên không gian, và có thể thậm chí con người có thể bay vào không gian theo cách này trong tương lai.
X-37B là máy bay không gian,không người lái bí mật quân đội Mỹ và mới chỉ trở về từ một nhiệm vụ kéo dài trong 2 năm vào tháng 10-2015. Hiện chưa rõ chính xác nó có nhiệm vụ gì ngoài quỹ đạo nhưng nó đã cho thấy khả năng hoạt động trên 20 tháng liên tục ngoài không gian.
Máy bay không gian X-37B từng làm nhiệm vụ liên tục trong 20 tháng
Trên thực tế, có thể coi X-37B là một vệ tinh có thể tái sử dụng, kiểm soát và gọi trở lại trái đất bất kỳ khi nào. X-37B chứng minh khả năng hỗ trợ con người trong việc tái trang bị một nền tảng nào đó trong không gian. Khả năng hoạt động thời gian dài trong quỹ đạo khiến nó có thể được coi là thiết bị kỹ thuật ấn tượng để áp dụng trong tương lai không xa.
Nano Hummingbird là những chiếc máy bay giám sát siêu nhỏ do quân đội Mỹ phát triển. Do có kích thước nhỏ nên nó có thể tránh sự phát hiện của địch. Nano Hummingbird có thể nằm gọn trong lòng bàn tay và chụp lại được các hình ảnh do thám.
Máy bay do thám Nano Hummingbird
Hầu hết các máy bay giám sát quân đội hiện nay đều có kích thước lớn, hoạt động ở độ cao 18000m và việc điều khiển cũng rất phức tạp. Do đó, máy bay tàng hình kích thước nhỏ như Nano Hummingbird sẽ dễ dàng trở thành một phần trang bị của người lính chiến đấu trong tương lai.
Các máy bay không người lái ( UAV) của Iran
Việc bị cấm vận trong hơn 30 năm qua khiến Iran khó tiếp cận được những công nghệ hiện đjai của phương Tây, tuy nhiên, đây cũng là cơ hội buộc nước này phải tự phát triển những loại thiết bị quân sự cho riêng mình.
Máy bay không người lái Fotros
Năm 2013, Iran đã ra mắt một chiếc UAV tấn công, giống với mẫu Reaper của Mỹ có tên là Fotros. Chưa rõ liệu Fotros đã sẵn sàng làm nhiệm vụ chiến đấu hay chưa, nhưng Iran đã dùng nó cho các nhiệm vụ giám sát.
Việc một quốc gia bị bao vây cấm vận cũng có thể chế tạo được UAV còn cho thấy kỷ nguyên của loại máy bay này đã bắt đầu chứ không chỉ là cuộc chơi của các nước phát triển như Mỹ, châu Âu.
Theo Danviet
Mỹ "không cần phải khóc" vì máy bay chiến đấu T-50 Nga
Nga đã thừa nhận, máy bay T-50 tồn tại vấn đề nghiêm trọng, người Ấn Độ đã nhiều lần phê phán, người Nga không muốn chia sẻ khi gặp khó khăn.
Ấn Độ giảm số lượng mua máy bay Pháp để duy trì hợp tác với Nga?Trung Quốc còn phải đàm phán Su-35, Ấn Độ đã có thỏa thuận Su-35S với NgaChuyên gia Nga: Máy bay J-20, J-31 Trung Quốc không phải thuộc thế hệ thứ 5Máy bay chiến đấu T-50 của Nga sẽ tham gia lễ duyệt binh của TQ?
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 23 tháng 4 dẫn trang mạng Strategy Page Mỹ ngày 21 tháng 4 đăng bài viết "Máy bay chiến đấu: không cần khóc vì T-50".
Theo bài viết, cuối tháng 3, Nga cuối cùng thừa nhận, may bay chiên đâu tàng hình thế hệ thứ năm T-50 (hoặc PAK-FA) của họ tồn tại vấn đề nghiêm trọng. Thừa nhận điểm này thể hiện trong quyết định do Nga đưa ra: Nga quyết định đến thời điểm kết thúc thập kỷ này, đưa số lượng sản xuất may bay chiên đâu T-50 từ 52 chiếc hiện nay giảm xuống còn 12 chiếc.
Nga đã có 5 chiếc may bay chiên đâu T-50 phiên bản phát triển đang bay thử, cho dù một chiếc trong đó bị tổn thất do bốc cháy.
Khi tuyên bố quyết định này, Nga hoàn toàn không đề cập tới nguyên nhân cụ thể của việc tiến hành điều chỉnh này. Nhưng, quan chức của Không quân Ấn Độ hơn một năm qua luôn phê phán tiến triển của chương trình T-50.
Loại máy bay chiến đấu này tương đương với phiên bản Nga của may bay chiên đâu tàng hình F-22. Theo người Ấn Độ, căn cứ vào thỏa thuận ký kết với người Nga vào năm 2007, họ có quyền tìm hiểu chi tiết kỹ thuật cụ thể.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Người Ấn Độ đến nay đã đóng góp 300 triệu USD cho nghiên cứu phát triển T-50. Người Ấn Độ chỉ trích người Nga từ chối cung cấp thông tin mới nhất về nghiên cứu phát triển một cách thường xuyên và đầy đủ theo mong muốn của họ.
Căn cứ vào kinh nghiệm, người Ấn Độ nhận thức được, khi người Nga nói năng thận trọng về chương trình quân sự, thường là do những thông tin liên quan đều rất gay go, người Nga thà không "chia sẻ" với người khác.
Vấn đề của Nga hoan toan không phai là mới, bởi vì, vào cuối năm 2013, phi công Ấn Độ va chuyên gia hàng không từng nghiên cứu qua tình hình tiến triển chương trình đã chỉ ra, nhìn vào hoạt động lắp ráp khi đó, T-50 không tin cậy.
Theo người Ấn Độ, radar của Nga còn lâu mới đạt tiêu chuẩn. Người Ấn Độ còn chỉ ra, tính năng tàng hình của may bay chiên đâu T-50 tạm vừa ý. Tuy nhiên, Nga lại một mực tìm cớ và đưa ra cam kết. Mãi đến nay, Nga còn kiên trì cho rằng, tất cả những điều này là hiểu lầm.
Hiện nay, người Nga đang cố gắng nói may bay chiên đâu T-50 thành máy bay đặc chủng sẽ sản xuất hàng loạt với lượng nhỏ. Đây chính là thái độ ứng xử với F-22 cuối cùng của Mỹ.
Quyết định này là do vấn đề nghiên cứu chế tạo gây ra, hơn nữa, đơn giá cuối cùng của mỗi chiếc máy bay cao, được cho là khó đảm đương.
Không quân Mỹ nhiều năm qua luôn tin chắc rằng, kinh nghiệm của may bay chiên đâu F-22 sẽ làm cho may bay chiên đâu F-35 được lợi.
May bay chiên đâu F-22 đã chỉ sản xuất 195 chiếc, trong khi đó, máy bay chiến đấu F-35 muốn sản xuất gấp trên 10 lần F-22. Nhưng, nó vẫn thấp hơn số lượng đặt ra.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Số lượng F-22 vốn có kế hoạch sản xuất là 750 chiếc, không cho phép xuất khẩu cho bất cứ ai. May bay chiên đâu F-35 sẽ được xuất khẩu, hy vọng lượng tiêu thụ ở nước ngoài sẽ trên 1.000 chiếc. Nhưng, chi phí nghiên cứu phát triển va sản xuất không ngừng tăng lên sẽ làm giảm lượng đặt hàng ở trong và ngoài nước Mỹ.
May bay chiên đâu T-50 nặng 34 tấn, có khả năng cơ động và thao tác tốt hơn so với may bay chiên đâu Su-27 nặng 33 tấn, đồng thời có thiết bị điện tử tiên tiến hơn. Nó có tính năng tàng hình, tốc độ tuần tra có thể đạt siêu âm.
Tuổi thọ bay của may bay chiên đâu do Nga cam kết là 6.000 giờ, thời gian động cơ vận hành tốt là 4.000 giờ.
Nga cam kết sẽ trang bị thiết bị điện tử hàng không cấp thế giới, cộng thêm khoang lái rất "nhân tính". Sử dụng điều khiển bay fly by wire sẽ làm cho loại máy bay này thậm chí dễ điều khiển và có khả năng cơ động tốt hơn (cực kỳ nhanh nhẹn) so với may bay chiên đâu Su-30 phiên bản ban đầu.
Vấn đề của người Ấn Độ là, những cải tiến này hầu như hoàn toàn không đáng đầu tư thêm nhiều như vậy. May bay chiên đâu T-50 đắt ít nhất 50% so với Su-27. Giá cả sẽ khoảng 60 triệu USD (cộng với tất cả sau khi trang bị đầy đủ ít nhất sẽ đắt 50%), tương đương với giá cả may bay chiên đâu F-16 tiên tiến.
Thiết kế của T-50 theo dự tính ban đầu hoàn toàn không phải là để trở thành đối thủ trực tiếp của may bay chiên đâu F-22, bởi vì loại máy bay chiến đấu này của Nga có tính năng tàng hình không tốt như vậy.
Nhưng, nếu tính cơ động và thiết bị điện tử tiên tiến đạt tiêu chuẩn như cam kết thì đối thủ của loại máy bay chiến đấu này sẽ là may bay chiên đâu F-22.
Nếu như may bay chiên đâu T-50 có đơn giá thấp hơn 100 triệu USD, thì sẽ có rất nhiều khách hàng. Nhưng, nhìn vào tình hình hiện nay, giá cả của may bay chiên đâu T-50 sẽ đắt hơn.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Theo giaoduc
Chim ăn thịt F-22 thêm móng vuốt với tên lửa AIM-9X Việc trang bị tên lửa tầm nhiệt AIM-9X lên F-22 vốn rất kén vũ khí giúp tiêm kích thế hệ 5 này mở rộng đáng kể phạm vi tác chiến. Tiêm kích F-22 Raptor phóng tên lửa. Ảnh: USAF Phải mất khá nhiều thời gian không quân Mỹ mới có thể bắt đầu tích hợp được tên lửa tầm nhiệt tầm gần góc...