Điểm danh 10 “đại gia” giàu có nhất làng công nghệ thế giới
Năm 2014 là một năm biến động của làng công nghệ thế giới, khi không ít “đại gia” đã “đút túi” nhiều tỷ USD, trong đó không ít người bị “bốc hơi” hàng tỷ USD vì sự biến động mạnh của giá cổ phiếu. Dưới đây là 10 “đại gia” công nghệ giàu có nhất hiện nay.
1. Bill Gates (tài sản: 81,1 tỷ USD)
Bill Gates tiếp tục nắm ngôi vị người giàu nhất trong thị trường công nghệ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Kết thúc năm 2014, tài sản của Bill Gates ước tính đạt 81,1 tỷ USD.
Mặc dù đã rút lui khỏi vị trí chủ tịch của Microsoft và chỉ nắm chức vụ Cố vấn công nghệ tại công ty này, tuy nhiên trong năm qua, tài sản của Bill Gates cũng tăng thêm 9 tỷ USD nhờ vào giá cổ phiếu của Microsoft tăng cao và những khoản đầu tư, đặc biệt tại Hãng đường sắt Quốc gia Canada và công ty xử lý rác Republic Services cũng của Canada.
Hiện Bill Gates đang cùng vợ mình là đồng chủ tịch của quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation và rất tích cực trong các hoạt động từ thiện và đầu tư những khoản tiền lớn cho những dự án nghiên cứu tìm cách chữa các căn bệnh nan y…
2. Larry Ellison (tài sản: 51,3 tỷ USD)
Sau khi từng làm việc cho CIA với vai trò chuyên gia thiết kế cơ sở dữ liệu, Larry Ellison thành lập hãng phần mềm Oracle vào năm 1977 và giữ vai trò CEO Kiêm chủ tịch từ đó cho đến nay.
Tuy nhiên, hồi tháng 9 vừa qua, Ellison đã khiến giới công nghệ phải bất ngờ khi tuyên bố từ bỏ chiếc ghế CEO tại Oracle, tuy nhiên vị tỷ phú này vẫn nắm giữ ghế chủ tịch và Giám đốc công nghệ tại công ty do mình thành lập.
Khác với nhiều lãnh đạo trong giới công nghệ khác chỉ nhận mức lương tương trưng 1USD, Larry Ellison có mức lương rất cao tại Oracle. Trong năm 2013, Larry Ellison nhận lương lên đến 73 triệu USD.
Ellison là một hình mẫu tỷ phú biết kiếm tiền và biết cách tiêu tiền. Ông nổi tới với việc chi tiêu, trong đó có mua một hòn đảo thuộc quần đảo Hawaii với mức giá 300 triệu USD vào năm 2012.
3. Mark Zuckerberg (tài sản: 34 tỷ USD)
Video đang HOT
Mark Zuckerberg là tỷ phú trẻ tuổi nhất trong top 10 người giàu có nhất trong giới công nghệ, với khối tài sản lên đến 34 tỷ USD. Trong năm qua, Mark Zuckerberg là tỷ phú có khối tài sản tăng trưởng nhanh nhất do giá cổ phiếu của Facebook tăng mạnh, giúp Zuckerberg “đút túi” đến 15 tỷ USD trong năm 2014.
Giá cổ phiếu Facebook tăng mạnh một phần nhờ vào những thương vụ “bom tấn” và táo bạo mà mạng xã hội này đã thực hiện trong năm qua. Đầu tiên vào tháng 2, Facebook đã khiến giới công nghệ phải bất ngờ khi chi ra đến 19 tỷ USD để mua lại dịch vụ nhắn tin miễn phí qua Internet WhatsApp. Chỉ một tháng sau đó, Facebook tiếp tục gây sốc khi chi ra thêm 2 tỷ USD để mua hãng công nghệ thực tế ảo Oculus VR, ngay cả khi công ty này chưa có bất kỳ sản phẩm thương mại nào.
4. Larry Page (tài sản: 31.5 tỷ USD)
3 năm sau khi nhà đồng sáng lập Larry Page ngồi trở lại vào chiếc ghế CEO của Google, “gã khổng lồ tìm kiếm” đã mở rộng thêm nhiều lĩnh vực tiên phong, như kính thông minh, xe hơi tự lái, nền tảng TV thông minh… Google cũng đã thực hiện nhiều thương vụ “bom tấn” trong năm qua, bao gồm việc mua lại hãng sản xuất thiết bị điều nhiệt và cảm biến khói thông minh Nest, hãng camera giám sát Dropcam…
Năm 2014 chứng kiến giá cổ phiếu của Google tăng vọt lên mức kỷ lục, giúp nhà đồng sáng lập Larry Page “đút túi” 6,6 tỷ USD trong năm 2014.
5. Sergey Brin (tài sản: 31 tỷ USD)
Trong khi Larry Page chịu trách nhiệm điều hành Google thì nhà đồng sáng lập còn lại, Sergey Brin chịu phụ trách Google X, đơn vị bí mật của Google chịu trách nhiệm phát triển các dự án mạo hiểm, như kính thông minh Google Glass, kính sát tròng thông minh, máy bay không người lái…
Cũng như Larry Page, nhờ vào giá cổ phiếu Google tăng cao trong năm qua, tài sản Sergey Brin cũng tăng thêm 6,6 tỷ USD trong năm qua.
6. Jeff Bezos (tài sản: 30,5 tỷ USD)
Dưới sự lãnh đạo của Jeff Bezos, Amazon không đơn thuần là hãng thương mại điện tử như trước đây. Sau khi lần lượt đặt chân vào thị trường máy tính bảng vào năm 2013, tháng 4 vừa qua, Amazone ra mắt nền tảng TV thông minh Fire TV; tiếp đó vào tháng 6, smartphone đầu tiên của Amazone chính thức trình làng.
Tuy nhiên, có vẻ như quyết định ra mắt smartphone Fire Phone là quyết định sai lầm của Amazon, khi chiếc smartphone này không thực sự thành công như máy tính bảng của Amazon trước đó, khiến cổ phiếu của Amazon lao dốc nghiêm trọng. Quý III/2014 là quý thua lỗ tồi tệ nhất của Amazon kể từ năm 2008 cho đến nay.
Cổ phiếu Amazon lao dốc khiến tài sản của Jeff Bezos cũng đã bị “bốc hơi” 7,4 tỷ USD trong năm qua. Vị CEO của Amazon chính là người có tài sản bị tụt nhiều nhất trong số các “đại gia công nghệ” trong năm 2014.
7. Steve Ballmer (tài sản: 22,8 tỷ USD)
Năm 2014 chứng kiến sự chuyển giao quyền lực tại Microsoft, khi Steve Ballmer chính thức rời khởi ghế CEO Microsoft sau 14 năm tại vị. Mặc dù không còn nắm giữ vị trí CEO tại Microsoft, tuy nhiên Steve Ballmer vẫn mua lại một lượng cổ phiếu lớn của hãng phần mềm này và chính thức trở thành cổ đông lớn nhất tại Microsoft. Chính điều này đã giúp khối tài sản của Ballmer tăng mạnh trong năm 2014 khi cổ phiếu của Microsoft tăng cao.
Sau khi rời bỏ ghế CEO của Microsoft, Steve Ballmer đã chi ra đến 2 tỷ USD để mua lại hãng bóng rổ Los Angeles Clippers và trở thành chủ tịch của hãng bóng rổ này.
8. Michael Dell (tài sản: 17,7 tỷ USD)
Nhà sáng lập hãng máy tính Dell cho biết công ty máy tính Dell của mình đã phát triển mạnh mẽ kể từ khi Michael Dell quyết định đưa công ty này thành tư nhân kể từ tháng 10/2013. Sau khi thành công ty riêng, hãng máy tính Dell không phải tiết lộ tình hình tài chính của mình, tuy nhiên Michael Dell khẳng định Dell vẫn đang tăng trưởng nhanh chóng so với các đối thủ như Oracle, IBM, Cisco hay HP…
Bên cạnh doanh thu từ hãng máy tính Dell, tài sản của Michael Dell trong năm 2014 tăng trưởng nhờ vào quỹ đầu tư MSD Capital do chính Dell sáng lập vào năm 1998.
9. Charles Ergen (tài sản: 17,2 tỷ USD)
Charlie Ergen đã nổi lên như một trong những nhà đầu tư khôn ngoan nhất trong lĩnh vực kihn doanh truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh, đã xây dựng 2 dịch vụ truyền hình vệ tinh DISH và EchoStar do chính Ergen sáng lập trở thành những công ty hàng đầu trong lĩnh vực của mình với giá trị hàng chục tỷ USD.
Với giá trị vốn hóa thị trường của DISH và EchoStar ước tính 35 tỷ USD, hiện Charlie Ergen vẫn đang nắm giữ ghế chủ tịch 2 công ty mà mình đã từng đồng sáng lập từ năm 1980.
10. Paul Allen (tài sản: 17,1 tỷ USD)
Paul Allen là bạn học phổ thông với Bill Gates, trước khi theo học đại học tại trường đại học Washing State. Cũng như Bill Gates, Paul Allen bỏ học đại học giữa chừng để làm việc tại Honeywell, trước khi cùng với Bill Gates sáng lập nên hãng phần mềm Microsoft vào năm 1975.
8 năm sau khi Microsoft ra đời, Paul Allen rời bỏ công ty sau khi bị chẩn đoán mắc chứng bệnh Hodgkin (một chứng bênh liên quan đến tế bào máu). Paul Allen sau đó cùng chị gái Jody Allen thành lập công ty đa lĩnh vực Vulcan Inc.
Cũng giống Bill Gates, Paul Allen là người khá tích cực trong các hoạt động nhân đạo khi đầu tư những khoản tiền lớn vào các dự án điều trị bệnh. Bên cạnh đó, Paul Allen cũng là người rất biết cách “tiêu tiền” khi bỏ ra khá nhiều tiền để sở hữu các tác phẩm nghệ thuật và cả nhiều câu lạc bộ thể thao…
Phạm Thế Quang Huy
Theo Dantri
"Mỹ giật dây đảo chính ở Ukraine để trả đũa Nga về Syria"
Mỹ đứng sau vụ đảo chính tại Kiev hồi tháng 2 vừa qua, nhằm trả đũa quan điểm của Moskva trong vấn đề Syria.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Kommersant (Nga) mới đây, George Friedman, nhà sáng lập, đồng thời là Giám đốc điều hành (CEO) mạng tình báo toàn cầu Stratfor nói rằng: Mỹ đã giật dây đảo chính lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych và đây là cuộc đảo chính "công khai" nhất trong lịch sử.
Theo Friedman, Mỹ quyết định hành động ngay sau khi nhận thấy Nga thu được những thành công ở Trung Đông - khu vực then chốt đối với Mỹ. Washington e ngại, Moskva có thể gây ảnh hưởng tới mọi diễn tiến tại khu vực này. Nga được xem là một trong những thách thức đối với Mỹ tại Trung Đông và các bước đi của Moskva có thể làm phương hại tới lợi ích của Mỹ. Những sự kiện ở Ukraine vì thế cần phải được đặt trong bối cảnh này, ông Friedman nhấn mạnh.
Ông George Friedman, CEO của Stratfor. Ảnh: AP
CEO của Stratfor nhìn nhận, Kremlin đã đánh giá không đúng mức phản kháng của Mỹ trước các bước đi của Moskva ở Trung Đông, có phần chủ quan khi tin rằng sẽ dễ dàng "hóa giải". Trong khi đó, Mỹ thừa hiểu điều mà Nga không mong muốn nhất chính là bất ổn ở Ukraine. Ông cũng cho rằng, can dự của Nga tại Syria không phải là lý do duy nhất để Mỹ can dự vào Ukraine. Tại thời điểm đó, nhiều nhân vật ở Washington bắt đầu nhìn nhận Nga là "vấn đề" đối với Mỹ và họ quyết định buộc Moskva phải rời sự chú ý khỏi Trung Đông.
Nội chiến ở Syria nổ ra từ tháng 3/2011. Đã có hơn 100.000 người chết vì xung đột. Nga khẳng định cuộc bầu cử ở Syria với sự thắng thế tuyệt đối của Tổng thống Bashar al-Assad là hợp pháp và chính người dân Syria phải là lực lượng kiểm soát tương lai đất nước. Về phần mình, Mỹ luôn hậu thuẫn phe đối lập, nói rằng xung đột sẽ không bao giờ chấm dứt chừng nào mà ông Assad còn tại vị.
Stratfor là công ty chuyên điều tra thông tin, tư vấn toàn cầu, được xem là "bóng mờ của CIA", "một CIA tư nhân". Khách hàng của Stratfor là nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới. Đáng chú ý, Stratfor thường có thiên hướng chống Nga, với các phân tích được cho là phục vụ lợi ích của Mỹ.
Theo Hoài Thanh
Báo tin tức/ R.I
Nguyễn Hà Đông vào danh sách triệu phú làm giàu từ tay trắng nhờ Internet Thành công ngoài dự kiến của trò chơi từng "gây bão" đầu năm 2014 Flappy Bird đã giúp tác giả Nguyễn Hà Đông lọt danh sách 10 triệu phú làm giàu từ tay trắng nhờ vào Internet. Trang mạng The Richest đã công bố danh sách 10 triệu phú tự làm nên tài sản của mình nhờ Internet, trong đó chàng trai người...