Điểm ‘đặc biệt’ trong mối quan hệ quân sự Trung-Mỹ
Theo ông Zhou Bo, học giả danh dự tại Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Trung-Mỹ thuộc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, danh sách về các sáng kiến được đưa ra tại Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung-Mỹ (S&ED) năm 2014 dài hơn so với năm ngoái. Với 116 vấn đề hợp tác trong năm nay so với con số 91 trong năm ngoái, đây là kết quả ấn tượng không chỉ vì những tiến bộ đạt được, mà còn vì phạm vi các vấn đề cần phải được giải quyết bởi hai cường quốc quan trọng này trên thế giới.
Theo ông Zhou Bo, học giả danh dự tại Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Trung-Mỹ thuộc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, danh sách về các sáng kiến được đưa ra tại Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung-Mỹ (S&ED) năm 2014 dài hơn so với năm ngoái. Với 116 vấn đề hợp tác trong năm nay so với con số 91 trong năm ngoái, đây là kết quả ấn tượng không chỉ vì những tiến bộ đạt được, mà còn vì phạm vi các vấn đề cần phải được giải quyết bởi hai cường quốc quan trọng này trên thế giới.
Dễ bị tổn thương và khả năng phục hồi
Đã có rất nhiều sự quan tâm nhằm thúc đẩy quá trình hợp tác trong lĩnh vực quân sự giữa Bắc Kinh và Washington kể từ S&ED gần đây nhất. Điều thực sự đáng lưu ý trong năm nay đó là việc hai bên đồng ý thiết lập “quan hệ quân sự kiểu mới”, một bước cao hơn so với “mối quan hệ quân sự ở tầm cao mới” được đặt ra trong Đối thoại S&ED năm ngoái. Đây cũng là lần đầu tiên mà một cam kết như vậy đã xuất hiện trong văn bản. Bên cạnh việc kêu gọi tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chống cướp biển, tìm kiếm cứu nạn hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, hai bên khẳng định một cam kết chung về việc quản lý các cuộc khủng hoảng và ngăn chặn các sự cố ngẫu nhiên.
Video đang HOT
Tàu chiến của hải quân Mỹ. Ảnh: Navytimes
Đây thực sự là một tin tốt, đặc biệt là sau khi các quan chức cấp cao của Mỹ đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ chỉ trích quân đội Trung Quốc có hành vi “gây hấn” ở Biển Hoa Đông và thực hiện chiến thuật “lát cắt xúc xích” ở Biển Đông. Điều này cũng cho thấy rằng có vẻ Mỹ đã quyết định tự điều chỉnh trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Mối quan hệ Trung-Mỹ về bản chất tồn tại 2 đặc điểm khác biệt – dễ bị tổn thương và khả năng phục hồi. Tính dễ bị tổn thương là rõ ràng, nhưng khả năng phục thường bị bỏ qua. Ví dụ, vào tháng 4/2001, vụ va chạm giữa một máy bay trinh sát EP-3 của Mỹ và một máy bay chiến đấu J-8 của Trung Quốc đã khiến phi công phía Trung Quốc thiệt mạng và phi công Mỹ thì bị Bắc Kinh bắt giữ. Đây là vụ việc vô cùng nghiêm trọng, nhưng sau khi chính phủ Mỹ gửi “lá thư xin lỗi”, Trung Quốc đã phóng thích phi công Mỹ trên. Về cơ bản, cuộc khủng hoảng này đã được giải quyết chỉ trong 11 ngày.
Năm nay, tại đối thoại Shangri-La ở Singapore xuất hiện các cuộc tranh cãi nảy lửa giữa các đoàn của Trung Quốc với Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, sau đó, Mỹ thông báo rằng 4 tàu chiến của Trung Quốc sẽ tham dự cuộc tập trận hải quân RIMPAC năm 2014, một cuộc tập trận đa phương được tổ chức bởi Hải quân Mỹ ngoài khơi bờ biển Hawaii và quy mô lực lượng hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập lớn thứ 2, sau Mỹ.
Hiện tượng dường như mâu thuẫn này phản ánh khả năng phục hồi mạnh mẽ và thậm chí là một hình thức của sự phát triển trong mối quan hệ giữa hai cường quốc Trung-Mỹ. Đó là, nếu bất hòa không thể tránh khỏi, hai bên hãy làm những gì để tránh xảy ra một cuộc khủng hoảng.
Khả năng phục hồi trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn đang được duy trì, trước hết, bằng đối thoại. Hiện có hơn 90 cuộc đối thoại ở tất cả các cấp giữa hai nước, và một vài cuộc đối thoại trong số đó là ở lĩnh vực quân sự. Thậm chí S&ED cũng bao gồm một cuộc đối thoại an ninh. Các cuộc đối thoại quốc phòng, an ninh có thể giúp kịp thời trao đổi quan điểm và do đó nó có vị trí cực kỳ quan trọng, giúp tránh xảy ra những sự cố bất ngờ không cần thiết và những tính toán sai lầm. Điều này cần được khuyến khích bằng mọi cách.
Quy tắc về sự cố trên biển
Hợp tác quân sự giữa hai nước đến nay được giới hạn ở “những lĩnh vực cụ thể” như chống cướp biển, tìm kiếm cứu nạn hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Có 12 lĩnh vực bị giới hạn bởi Quốc hội Mỹ vì sợ rằng quân đội Trung Quốc có thể hưởng lợi nhiều hơn so với quân đội Mỹ thông qua sự tương tác giữa hai bên. Nhưng trong những năm gần đây, các cuộc diễn tập song phương và đa phương được tổ chức nhiều hơn trong “những lĩnh vực cụ thể”. Đây là một bước tiến lớn. Mỹ có thể tiếp tục mời Trung Quốc tham gia tập trận đa phương, chẳng hạn như các cuộc diễn tập “Hổ mang Vàng” (Cobra Gold), RIMPAC và chấp nhận sự tham gia với quy mô lớn hơn của quân đội Trung Quốc. Tương tự như vậy, quân đội Trung Quốc có thể mời quân đội Mỹ tham quan các cuộc diễn tập do Trung Quốc tổ chức và tới thăm các căn cứ quân sự của Bắc Kinh nhiều hơn.
Thách thức thực sự trong mối quan hệ quân sự giữa hai cường quốc trên không phải là làm thế nào để cho mối quan hệ này tốt lên mà là làm sao để giảm sự rủi ro. Hiện nay, Trung Quốc và Mỹ đang thảo luận một cơ chế để thông báo cho nhau về các hoạt động quân sự quy mô lớn và những quy tắc ứng xử về các cuộc đụng độ bất ngờ trên không và trên biển. Tin xấu ở đây là tiến độ của quá trình này đang diễn ra rất chậm; nhưng tin tốt là các cam kết này đã được khẳng định.
Một sự tiến triển khác trong mối quan hệ quốc phòng Trung-Mỹ, theo S&ED, là lực lượng bảo vệ bờ biển của Mỹ và cơ quan thực thi pháp luật hàng hải Trung Quốc sẽ tham gia các cuộc thảo luận sắp tới về các quy tắc ứng xử trên không và trên biển.
Không có khu vực nào nguy hiểm bằng các vùng biển ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Các vụ va chạm bất ngờ giữa các tàu hải quân và máy bay chiến đấu không phải là hiếm, đặc biệt giữa tàu hải quân và máy bay chiến đấu của Trung Quốc với tàu chiến và chiến đấu cơ của Mỹ và Nhật Bản. May mắn là ngày 22/4/2014, 21 quốc gia đã nhất trí bỏ phiếu cho một Quy tắc về các sự cố vô tình trên biển (CUES) ở Thanh Đảo (Trung Quốc). CUES quy định các thủ tục an toàn, một kế hoạch thông tin liên lạc cơ bản và hướng dẫn vận động khi tàu hải quân hoặc máy bay chiến đấu của hai quốc gia bất ngờ “giáp lá cà” trên biển hoặc trên không. Điều này giúp làm giảm tính toán sai lầm và nguy cơ của một cuộc xung đột.
Có thể nói rằng CUES là thành tựu lớn nhất trong những năm gần đây về mặt quản lý cuộc khủng hoảng ở Tây Thái Bình Dương. Nó cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Cũng nên có những bài tập huấn luyện để các phi công và thủy thủ các bên làm quen với các quy tắc này. Đây là điều cực kỳ quan trọng đối với lực lượng hải quân của cả Trung Quốc và Mỹ vì hai nước thường có các tàu chiến bất ngờ chạm trán nguy hiểm trên biển.
Theo Tin Tức