Điểm cộng và trừ của cơn sốt thần tượng Kpop
Nhiều nhóm nhạc Hàn xuất hiện đã tạo được tiếng vang nhất định, nhưng nội bộ lại nảy sinh nhiều vấn đề khó giải quyết triệt để.
Những năm gần đây, số lượng nhóm nhạc thần tượng Kpop đang tăng lên với tốc độ chóng mặt. Nguyên nhân của tình trạng này là do phần lớn các công ty quản lý ở Hàn Quốc đều “chen chân” vào lĩnh vực sản xuất nhóm nhạc thần tượng. Thêm vào đó, giờ đây thần tượng Kpop có thể dễ dàng đạt được thành công bằng cách quảng bá ra nước ngoài qua các mạng xã hội khác nhau. Khả năng “cá kiếm” cũng ngày một rộng mở do Kpop đang dần trở thành hiện tượng toàn cầu, phủ sóng khắp nơi trên thế giới, không thu hẹp chỉ riêng trong phạm vi châu Á.
Chi phí “xuất xưởng” một nhóm nhạc thần tượng cũng giảm dần, bởi giới nghệ sĩ bắt đầu có xu hướng phát hành ca khúc online trên các trang web âm nhạc. Hình thức này đang dần trở nên phổ biến hơn hình thức phát hành CD trước đây. Do đó, lĩnh vực sản xuất nhóm nhạc thần tượng trở thành “miền đất hứa”, mang lại lợi nhuận hoành tránh so với chi phí đầu tư, khiến các công ty quản lý đổ xô lao vào đào tạo thần tượng.
Đủ mọi điều kiện thuận lợi khiến nhà nhà, người người đua nhau “bon chen” vào lĩnh vực sản xuất thần tượng.
Đại diện cấp cao của một công ty mới “xuất xưởng” một nhóm nhạc thần tượng nam cho biết: “Về lâu về dài, các công ty nhất định phải có ít nhất một nhóm nhạc thần tượng. Đặc biệt là nhóm nhạc thần tượng nam, do số lượt tải nhạc, lượng CD bán ra và một số ngành liên quan bắt đầu chủ yếu hướng đến mục tiêu là nữ giới ở độ tuổi thanh thiếu niên, 20, 30 và thậm chí là độ tuổi 40″.
Đây cũng chính là lý do dẫn đến hiện tượng “cơn lũ” nhóm nhạc thần tượng bắt đầu “đánh chiếm” các trang web, cũng như các chương trình âm nhạc. Fan sẽ chẳng có gì để phàn nàn khi số lượng và thể loại ca khúc ngày càng trở nên phong phú và hấp dẫn. Nhưng nếu xem xét một cách kỹ lưỡng thì trào lưu này không thật sự chỉ mang lại những điểm tích cực. Vì nhà nhà, người người đều mải tất tả ngược xuôi với vô số kế hoạch “xuất xưởng” thần tượng khác nhau, nên dường như một số “điểm tối” đã bị bỏ qua.
Video đang HOT
Việc sản xuất thần tượng tồn tại nhiều điểm tiêu cực.
Ví dụ, một nhóm nhạc thần tượng vừa lên kế hoạch ra mắt đã phải lùi thời điểm phát hành album. Được biết, phần chụp hình bìa CD của nhóm đã xong, nhưng vào phút chót, một số thành viên lại quyết định “dứt áo ra đi”.
Girlgroup EXID do “hitman” đình đám Shinsadong Tiger đào tạo cũng từng trải qua tình huống tương tự. Chỉ vài tháng sau thời điểm ra mắt là tháng 2, 3 thành viên đã quyết định rời nhóm. Hiện tại, EXID đang chuẩn bị trở lại vào tháng 8, nhưng có một sự thật không thể phủ nhận là girlgroup này sẽ gặp phải không ít trở ngại với việc thay đổi thành viên, cũng như một số vấn đề phát sinh khác.
Các thành viên trong cùng một nhóm nhạc thần tượng gặp khó khăn trong việc hòa hợp, hậu quả là công ty quản lý phải quyết định thay đổi người.
Những vấn đề như vậy nảy sinh do các nhóm nhạc thần tượng thường chịu sự sắp đặt của công ty quản lý. Điều này có nghĩa là các thành viên trong cùng một nhóm có thể sẽ không hòa hợp với nhau ngay từ thời điểm ban đầu.
Đại diện của một công ty quản lý mới thay đổi thành viên trong nhóm nhạc tân binh “gà cưng” của mình chia sẻ: “Chúng tôi quyết định thay thế một thành viên do thành viên này từng gây ra mâu thuẫn nội bộ nhóm. Có lẽ quyết định cho thành viên này rời đi vào chính thời điểm ban đầu sẽ tốt hơn cho tương lai của nhóm”.
Sự gấp rút trong việc sản xuất các nhóm nhạc thần tượng đã dẫn đến vô số mâu thuẫn trong và ngoài nhóm, như việc một số thành viên gây bất hòa. Một số khác lại ra đi do không thể chịu đựng được hoàn cảnh thực tập khó khăn.
Theo TTVN
Ca sỹ Kpop và những nỗi khổ mang tên 'thù lao'
Gần đây, thông tin về khoản thu nhập của các nhóm nhạc và ca sỹ thần tượng Kpop đã được công bố và ngay lập tức thu hút được sự quan tâm chú ý đặc biệt của người hâm mộ.
Một nam ca sĩ "A" - thành viên của nhóm nhạc thần tượng ở Kpop đã chân thành chia sẻ: "Khoảng 2 năm sau khi ra mắt, tôi và những người bạn khác trong nhóm mới được nói về chuyện tiền thù lao..."
Các nhóm nhạc Kpop đang nở rộ trong giai đoạn hiện nay.
Trong hai năm đó, nam ca sĩ này đã phát hành tổng cộng 3 mini album, tổ chức những chương trình quảng bá ở cả Hàn Quốc cũng như ở nước ngoài nhưng cứ mỗi lần anh đề cập đến vấn đề tiền thù lao, công ty quản lý của anh lại trả lời rằng, anh ấy vẫn chưa vượt qua "điểm hòa vốn" chính vì vậy mà họ chưa thể thanh toán cho anh được. Kinh phí dành cho việc đào tạo để "xuất xưởng" một sản phẩm của các ca sĩ và nhóm nhạc thần tượng thường là con số dao động từ 0,5 cho đến 1 tỷ won (khoảng 10 - 20 tỷ đồng).
Như vậy, chỉ đến khi doanh thu của nghệ sĩ vượt qua "điểm hoà vốn" chi phí sản xuất thì họ mới có thể nghĩ đến những khoản thu nhập từ phía công ty. Chi phí sản xuất cho một thần tượng Kpop sẽ gồm chi phí luyện thanh nhạc, vũ đạo, thu âm, sản xuất đĩa, quay MV cùng như những chi phí khác như: gặp mặt người hâm mộ, ký tặng, chụp hình lưu niệm... Khi được xuất hiện trên những chương trình truyền hình cũng sẽ phát sinh những hạng mục khác của chi phí như: trang phục biểu diễn, làm tóc và thuê những vũ công phụ hoạ cho tiết mục biểu diễn của mình. Và kể cả những hoạt động sinh hoạt hàng ngày như nhà ở, thực phẩm và việc sử dụng các phòng thu âm cũng sẽ nằm trong những hạng mục của chi phí.
Nhóm nhạc SNSD hiện nay là một trong những nhóm nhạc đình đám nhất Kpop.
Là một nhóm nhạc đã phát hành 3 album trong năm 2001, thế nhưng nhóm nhạc "B" đã phải tự thanh toán đến hai lần trong nửa đầu năm nay. Một thành viên trong nhóm này đã cho biết: "Dù album đầu tiên chúng tôi làm tốt thì chúng tôi cũng không thể nhận được quyết toán. Thực tế thì chúng tôi cảm thấy vô cùng lo lắng khi phát hành một album và không biết album đó có vượt qua mức hoà vốn của chi phí hay không."
Thông thường khi một công ty quản lý muốn thực hiện chương trình quảng bá tại thị trường nước ngoài thì cần phải được sự đồng ý của các nghệ sĩ. Tuy nhiên, khi nhìn vào thực tế ở thị trường âm nhạc Kpop, các nghệ sỹ thần tượng khó có thể làm ngược lại trước những quyết định của công ty quản lý. Và đương nhiên, họ vẫn sẽ phải gánh thêm những áp lực và gánh nặng về phần chi phí sản xuất.
Điều đang tồn tại ở thị trường âm nhạc Hàn Quốc là ở cách thức phân chia doanh thu và lợi nhuận giữa công ty với nghệ sỹ, trong đó, công ty có quyền không trả tiền thù lao với lý do công ty làm ăn thua lỗ vì sự thất bại của nghệ sĩ.
Nhóm nhạc Wonder Girls.
Đại diện từ một công ty giải trí cho biết: "Trước đây, chi phí sản xuất được tính riêng. Các nghệ sĩ sẽ nhận được tiền khi doanh thu vượt qua chi phí sản xuất. Còn đối với những khoản chi phí thuộc về sự kiện sẽ được chia đều giữa nghệ sĩ đó và công ty. Tuy nhiên, hầu hết những công ty áp dụng cách thức này thì đều thất bại. Các công ty sẽ không thể hoạt động bình thường và tồn tại trong một môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh mà không đạt được mức hoà vốn."
Tại thị trường âm nhạc Hàn Quốc, SM Ent và JYP Ent là một trong những cái tên hiếm hoi của những công tý giải trí âm nhạc Kpop chấp nhận gần như toàn bộ kinh phí để đào tạo một nhóm nhạc hay ca sĩ thần tượng mới. Tuy nhiên, hai công ty này có thể làm được vậy cũng là nhờ vào khoản doanh thu cực lớn từ những nghệ sĩ đã thành công trước đó.
Theo The Box
Những ca khúc giúp thần tượng Kpop nổi danh Môt danh sách các hit đã giúp Big Bang, Wonder Girls, SNSD, IU... được nôi tiêng vừa do cư dân mạng tiêt lô. Môt diên đàn Kpop mới đây vừa đưa ra danh sách những ca khúc giúp các nhóm thân tượng xứ Hàn trong thời kỳ mới ra mắt, nôi tiêng trong và ngoài nước. Những hit đỉnh cao Kpop này không...