Điểm chung của 90% ca bệnh ung thư cổ tử cung và cách giúp bạn tăng cơ hội sống
90% ung thư cổ tử cung có chung một nguyên nhân, do vậy phát hiện sớm các dấu hiệu khác thường của cơ thể có giúp tăng cơ hội chiến thắng ung thư.
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến các tế bào ở cổ tử cung, phần dưới cùng của tử cung. Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư đối với phụ nữ tại Mỹ, nhưng những bước tiến trong việc phòng ngừa và thử nghiệm giúp tăng tỷ lệ sống sau ung thư.
Các chuyên gia cho rằng, những tiến bộ trong “cuộc chiến” chống lại căn bệnh ung thư phổ biến này là bởi hơn 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do một nguyên nhân gây ra, và bằng cách giải quyết vấn đề này, ung thư cổ tử cung có thể bị loại trừ hoàn toàn.
9/10 trường hợp ung thư cổ tử cung đều có chung một đặc điểm. Nhận biết dấu hiệu này sớm sẽ giúp bạn có cơ hội điều trị căn bệnh này thành công.
90% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là do virus HPV
Virus u nhú ở người (HPV) – một nhóm gồm hơn 200 loại virus có liên quan, là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ, với hơn ba triệu trường hợp mắc mới mỗi năm.
90% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là do virus HPV.
Mặc dù HPV có thể gây ra mụn cóc trên các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục, nhưng nó cũng có thể là một căn bệnh vô hình và không có triệu chứng rõ ràng.
Khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) thực hiện một nghiên cứu sử dụng dữ liệu dựa trên dân số để ước tính tỷ lệ phần trăm các ca ung thư có khả năng gây ra bởi HPV, họ phát hiện ra rằng, 91% các trường hợp ung thư cổ tử cung có thể bắt nguồn từ việc nhiễm HPV.
Các chuyên gia cho rằng, thống kê này nắm giữ “chìa khóa” để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Nếu 90% trường hợp mắc bệnh là do HPV gây ra, điều này có nghĩa là 9/10 trường hợp ung thư cổ tử cung có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm phòng HPV kịp thời.
HPV có thể gây ra 6 loại ung thư khác nhau
Video đang HOT
Mặc dù cho đến nay, ung thư cổ tử cung là loại ung thư được biết đến nhiều nhất do HPV gây ra, nhưng có đến 5 loại ung thư khác có thể là kết quả của việc nhiễm HPV, bao gồm: ung thư hậu môn, ung thư âm hộ và âm đạo, ung thư dương vật và ung thư hầu họng. Có khoảng 36.500 ca chẩn đoán mắc mới các bệnh trên mỗi năm, có nghĩa là 33.700 trường hợp ung thư có thể được ngăn ngừa bằng tiêm chủng, CDC cho biết.
Những con số này không nhắc đến nhóm người mắc bệnh tiền ung thư. CDC coi các trường hợp ung thư cổ tử cung là “chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”, ước tính rằng có thêm 196.000 bệnh nhân phát triển tiền ung thư cổ tử cung mỗi năm.
Vaccine HPV có hiệu quả nhất ở tuổi vị thành niên
Các chuyên gia cho biết, thời điểm tốt nhất để tiêm phòng HPV là vào đầu tuổi vị thành niên. CDC khuyến cáo rằng, tất cả trẻ em nên tiêm liều vaccine đầu tiên trong độ tuổi từ 11 đến 12, mặc dù có thể tiêm sớm nhất là khi trẻ 9 tuổi. Liều tiếp theo nên được dùng từ sáu đến mười hai tháng sau liều đầu tiên.
Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) của CDC cũng khuyến nghị tiêm phòng HPV cho tất cả mọi người từ 26 tuổi trở xuống nếu họ chưa được tiêm phòng khi còn nhỏ. Tuy nhiên, đối với những người trên 26 tuổi, lời khuyên có một chút khác biệt.
Tiêm phòng HPV từ khi còn trẻ giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả.
CDC giải thích: ” Không nên tiêm phòng cho tất cả mọi người trên 26 tuổi. Một số người trưởng thành từ 27 đến 45 tuổi có thể quyết định tiêm phòng HPV dựa trên lời khuyên của bác sĩ. Việc tiêm phòng HPV cho những người trong độ tuổi này mang lại ít lợi ích hơn, vì một số lý do, bao gồm cả nhiều người trong độ tuổi này đã tiếp xúc với HPV“.
Nếu bạn chưa được tiêm phòng HPV, hãy nói chuyện với bác sĩ để xác định liệu loại vaccine này có phù hợp hay không.
Nên tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên
Các loại ung thư do virus HPV thường được chẩn đoán sau khi bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên, CDC cho biết, việc thăm khám bác sĩ phụ khoa để làm xét nghiệm Pap và HPV thường xuyên có thể giúp họ xác định ung thư cổ tử cung hoặc tiền ung thư bằng cách cảnh báo về những thay đổi tế bào có khả năng trở thành ung thư nếu chúng không được điều trị.
Các chuyên gia cho rằng phụ nữ nên đi khám sàng lọc định kỳ bắt đầu từ 21 tuổi, và tiếp tục khám sàng lọc ba năm một lần miễn là họ có kết quả bình thường.
Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn nhận thấy mình có bất kỳ triệu chứng nào có thể cho thấy ung thư cổ tử cung hoặc tiền ung thư.
Theo Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO), những triệu chứng này bao gồm chảy máu giữa các kỳ kinh, kéo dài hơn hoặc nặng hơn bình thường; tiết dịch nhiều hơn; đau khi quan hệ tình dục; chảy máu sau khi mãn kinh hoặc đau vùng chậu.
Nữ giáo viên mất bố vì ung thư máu vượt 350km đi "cầu cứu" bác sĩ
Bố chồng mất vì phát hiện ung thư máu quá trễ và gia đình cũng có nhiều người bệnh ung thư, nữ giáo viên ở Đắk Lắk đã vượt quãng đường dài tìm gặp bác sĩ, khi phát hiện có triệu chứng mất tri giác.
Ngày 9/2, thời điểm Đơn vị tầm soát và phát hiện sớm ung thư của Bệnh viện (BV) Lê Văn Thịnh (đóng tại TP Thủ Đức, TPHCM) chính thức đi vào hoạt động, chị M.D. (38 tuổi) đã có mặt từ sớm, sau khi vượt quãng đường dài hơn 350km từ quê nhà Đắk Lắk đến.
Nỗi đau mất người thân vì ung thư phát hiện trễ
Ngồi chờ gặp bác sĩ, chị Duyên cho biết trong dòng họ, gia đình mình có nhiều người mắc bệnh ung thư.
"Khi bố chồng tôi phát hiện ung thư máu thì bệnh đã nặng, gia đình ai cũng sốc. Chúng tôi đi khắp các BV cầu cứu nhưng vì đã ở vào giai đoạn trễ nên đành bất lực. Từ lúc bắt đầu tiến hành điều trị đến lúc bố mất chỉ khoảng 2 năm. Còn hàng xóm xung quanh nhà tôi cũng có người phát hiện ung thư dạ dày, ung thư đại tràng trễ..." - chị D. nói.
Chị D. từ Đắk Lắk xuống TPHCM tầm soát ung thư ngày đầu năm mới (Ảnh: Hoàng Lê).
Theo chị D., bản thân là giáo viên đứng trên bục giảng nên thường hít phải bụi phấn. Cộng thêm việc tự thấy mình đã "có tuổi" và với tiền sử bệnh trong gia đình, chị muốn đi khám để biết chính xác tình trạng sức khỏe của mình.
"Tôi nghe tiếng của BV Lê Văn Thịnh từ nhiều bạn bè, bác sĩ nên hôm nay cố tìm đến. Sáng nay, tôi đã xét nghiệm máu, chụp MRI, siêu âm não... Tôi nghĩ việc tầm soát sẽ tốt hơn rất nhiều, nếu chẳng may phát hiện sớm ung thư thì có thể điều trị sớm. Hôm nay khi tầm soát xong tôi sẽ về quê ngay" - nữ giáo viên chia sẻ.
BS Nguyễn Thái Duy, Phó Trưởng đơn vị Tầm soát và phát hiện sớm ung thư, người tiếp nhận trường hợp của chị Duyên cho biết, qua khai thác bệnh sử, ngoài tiền sử gia đình có nhiều thành viên mắc ung thư, gần đây người phụ nữ có một cơn thiếu máu não thoáng qua, gây mất tri giác nên lo lắng gặp vấn đề ở trí não. Sau khi làm các xét nghiệm, chụp chiếu để kiểm tra, rất may mắn là các mạch máu não của chị Duyên đều bình thường, chức năng gan thận cũng trong giới hạn cho phép.
Việc thiếu máu não theo bác sĩ Duy lý giải, có thể do trong mùa Tết chị Duyên làm việc, sinh hoạt quá sức, cần có thời gian cân bằng lại.
Bác sĩ tư vấn cho người phụ nữ sau khi xem các kết quả xét nghiệm (Ảnh: Hoàng Lê).
Ngoài chị Duyên còn có trường hợp của chị Thu Hoài (47 tuổi), sinh sống và làm việc ở TP Thủ Đức. Chị Hoài cho biết mình có bệnh tuyến giáp, mẹ ruột thì bị polyp đại tràng lành tính. Ngoài ra, thức ăn có vấn đề một chút là chị thường đau bụng, nghi ngờ mình bị bệnh ở dạ dày.
Vì rất quan tâm đến sức khỏe nên cứ 6 tháng một lần, chị đều đi khám tổng quát. Trước đây mỗi lần như vậy, chị phải đến các BV tuyến trên như BV Ung Bướu TPHCM hoặc BV Đại học Y Dược, xa nhà và rất bất tiện, nhất là trong mùa dịch.
"TP Thủ Đức rất rộng lớn, nếu có một đơn vị chuyên tầm soát ung thư sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, giúp giảm tải cho BV tuyến trên nữa" - chị Hoài nhận định.
Tầm soát ung thư rất quan trọng
Theo BS Đỗ Huỳnh Phương Thảo, bệnh nhân đến với Đơn vị tầm soát và phát hiện sớm ung thư của BV Lê Văn Thịnh có 2 nguồn, bao gồm các trường hợp đến tầm soát từ đầu hoặc chuyển từ các khoa khác đến khi đã có triệu chứng. Tại đây sau khi thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, bệnh nhân sẽ được hẹn khoảng 2 tuần trước khi thông báo kết quả và hướng can thiệp nếu phát hiện ung thư.
BS.CKII Trần Văn Khanh, Giám đốc BV Lê Văn Thịnh cho biết, thống kê đến ngày 31/12/2021, TP Thủ Đức đã có hơn một triệu dân, cùng với hàng trăm ngàn công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe là rất lớn. Mục đích BV thành lập đơn vị trên là để truy tìm ung thư cho bệnh nhân trước khi các triệu chứng xuất hiện, tầm soát các loại ung thư dễ điều trị và có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm, giảm tỉ lệ tử vong.
Nếu phát hiện sớm, nhiều căn bệnh như ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn (Ảnh: Hoàng Lê).
Một điểm nổi bật trong chương trình tầm soát chủ động là tầm soát cho những loại ung thư có tính chất di truyền.
Cụ thể, những xét nghiệm tầm soát ung thư di truyền có khả năng phát hiện ra những cá thể trong gia đình có mang gen bệnh, từ đó họ sẽ được theo dõi chủ động hơn nhằm phát hiện sớm ung thư nếu có xảy ra. Những ai trong gia đình có nhiều thành viên bị ung thư là đối tượng trong các chương trình tầm soát chủ động bằng phương pháp xét nghiệm di truyền.
"Việc tầm soát ung thư là vô cùng cần thiết. Nếu phát hiện sớm, những căn bệnh như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư cổ tử cung... có thể chữa khỏi hoàn toàn. Phát hiện sớm ung thư cũng giúp điều trị dễ dàng, không cần hỗ trợ hóa trị hoặc xạ trị, tốn nhiều chi phí..." - đại diện BV nói.
Làm thế nào để phát hiện tổn thương tiền ung thư cổ tử cung? Tiền ung thư cổ tử cung là những thay đổi của các tế bào cổ tử cung khiến chúng dễ phát triển thành ung thư. Nếu không được điều trị, có thể mất 10 năm hoặc hơn để chúng trở thành ung thư. Những tổn thương tiền ung thư chưa phải là ung thư. Nhưng nếu không được điều trị, chúng có thể...