Điểm bán dưa đặc biệt, nơi mọi người gọi nhau bằng… nick
10 tấn dưa hấu bán hết veo khi vừa được đưa tới Nghệ An. Đối với người dân xứ Nghệ, dưa có thể ngọt, có thể không nhưng quan trọng nhất là với nghĩa cử này, họ có thể chia sẻ khó khăn với người dân xứ Quảng vừa chịu lũ lụt.
Chiều ngày 10/4, chiếc ô tô tải chở đầy dưa hấu Quảng Nam về đến thành phố Vinh. Ngay lập tức, dưa được phân phối cho 9 điểm bán dưa trên toàn thành phố. Ngay khi dưa hấu Quảng Nam được đưa đến điểm phân phối, tấm pano “Một trái dưa, một tấm lòng vì nông dân Quảng Nam” được treo lên, hàng chục người dân kéo đến để mua dưa.
Tại điểm bán dưa ở phường Hưng Dũng (TP Vinh), anh Thái Văn Tình (phường Trường Thi, Tp Vinh, Nghệ An) khệ nệ xách hai quả dưa to ra xe máy hồ hởi nói: “Con gái anh ở Hà Nội gọi điện về thông báo có điểm bán dưa hấu ủng hộ nông dân Quảng Nam tại Vinh nên anh ra mua. Người Việt mình vốn có tinh thần “lá lành đùm lá rách”, trong lúc bà con nông dân Quảng Nam gặp khó khăn trong việc tiêu thụ dưa, anh đến mua giúp, tinh thần ủng hộ là chính thôi. Tính ra 5.000 đồng/kg không phải là đắt. Mình có dưa ăn, bà con bớt được một chút khó khăn, như thế là vui rồi”.
Các điểm bán dưa ủng hộ nông dân Quảng Nam tại Tp Vinh bán hết veo trong vòng 15 phút.
Tại điểm bán dưa phường Hưng Phúc, chị Hiền vừa chất dưa lên xe ô tô vừa nói: “Thông qua mạng facebook chị biết chương trình mua dưa ủng hộ nông dân Quảng Nam nên mua thôi. Thấy chương trình thực sự có ý nghĩa, giúp nông dân Quảng Nam vượt qua khó khăn nên chị vận động cả bạn bè, anh em mua. Mọi người đặt mua 50 quả nhưng ra đây, người mua đông quá nên chỉ được “ưu tiên” 30 quả thôi. Mai dưa lại về, mua bổ sung tiếp vậy”.
Đây là chương trình do nhiều nhóm thiện nguyện tại Tp Vinh kết hợp tổ chức. Chương trình được kết nối thông qua mạng xã hội facebook, bởi vậy mới có chuyện các thành viên tình nguyện gọi nhau bằng “nick” chứ thậm chí cũng chẳng biết tên thật của nhau. Vậy nhưng, kế hoạch thực hiện chiến dịch “Nghệ An một ngày ăn dưa, Quảng Nam một mùa ăn cơm” vẫn diễn ra hết sức suôn sẻ.
Người dân nhiệt tình mua ủng hộ
Video đang HOT
Bạn trẻ có nick facebook Ngan Chuong chia sẻ: “”Đợt này bọn em lấy 10 tấn dưa của 9 hộ nông dân. Giá gốc là 3.000 đồng/kg, chi phí vận chuyển, bốc vác là 2.000 đồng. Đây là chương trình phi lợi nhuận nên bán đồng giá 5.000 đồng/kg. Số tiền sau khi bán dưa sẽ được chuyển đến tận tay nông dân Quảng Nam. Số dưa lấy dựa trên số lượng người đăng ký mua ủng hộ qua facebook nhưng khi vừa đến điểm phân phối thì bán hết veo trong vòng 15 phút. Nhiều người đến muộn không mua được dưa. Người thì mua ủng hộ 1-2 quả, có người mua ủng hộ cả mấy tạ”.
Người mua cả tạ cho bạn bè, người thân.
Đợt đầu thắng lợi, các nhóm thiện nguyện đang lên kế hoạch thực hiện tiếp đợt 2, đợt 3…
Sáng 11/4, hàng chục tấn dưa ở Quảng Nam sẽ tiếp tục được vận chuyển về Nghệ An để “chia khó” với nông dân xứ Quảng.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Lối mở ngang bất thường để tạo điều kiện cho việc... đổ xăng
Liên quan đến hiện trạng "lối mở ngang "băm nhỏ" quốc lộ nghìn tỷ" mà Dân trí đã phản ánh, đại diện công ty BOT Đại Dương - đơn vị quản lý vận hành và bảo trì trực tiếp tuyến quốc lộ 18 đã có buổi làm việc với PV Dân trí, đưa ra nhiều nguyên nhân.
Dân tự mở lối tác động xấu đến an toàn giao thông
Tại buổi làm việc, phía BOT Đại Dương cho biết, thực trạng những đường ngang do dân tự mở trên quốc lộ 18 đoạn từ km 90 đến km 107 đang tồn tại và gây khó khăn cho đơn vị trong công tác duy tu, bảo trì. Ban quản lý đã báo lên cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn để phối hợp ngăn chặn tình trạng dân phá dải phân cách. Nhiều đoạn dân không chỉ bẻ rào chắn đề trèo qua giải phân cách cứng mà còn bê cả dải bê tông chở đi chỗ khác vứt khiến Ban quản lý gặp khó khăn trong việc hoàn trả. Tình trạng này tồn tại tác động xấu đến vấn đề an toàn giao thông cho người và phương tiện qua lại.
Người dân sang đường bằng lối đi tự mở
Ông Nguyễn Văn Duật, Trưởng Ban quản lý QL18, cho biết, tuyến đường này do BOT Đại Dương làm chủ đầu tư. Toàn bộ hệ thống, dải phân cách, lối mở quay đầu trên QL18 đều được tính toán phù hợp với thiết kế được duyệt ban đầu. Sau khi những điểm mở phát sinh thì phải có văn bản của cơ quan chức năng, Ban quản lý mới mở. Do vậy việc những lối mở manh mún trên đoạn đường từ khu vực Tuần Châu đến chợ Hải Sản là do ý thức chấp hành giao thông của người dân hạn chế.
Tại cây xăng Tuần Châu, hai lối mở sang đường liên tiếp chỉ cách nhau 50m
Tuy nhiên, một thực tế khiến người dân cũng "nhức nhối" không kém là ở khu dân cư đông đúc, nơi có chợ và trường học, hàng nghìn lượt dân cần qua lại mỗi ngày lại không có lấy một lối sang đường hay một cây cầu vượt dân sinh. "Vì nhu cầu cấp thiết cho việc đi lại, sinh hoạt, chúng tôi phải tự tìm lối qua đường thôi. Cả một tuyến đường dài nhiều km, chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần xin một lối đi ngang nhưng nào có được. Dân xin mãi không cho nhưng cây xăng, nhà hàng thì nghiễm nhiên có", ông Trần Đình H. một người dân cho biết.
Lối mở bất thường để tạo điều kiện cho phương tiện vào đổ xăng!
Ông Nguyễn Văn Duật, Trưởng Ban quản lý, khai thác và bảo trì QL 18 khẳng định: "Đơn vị không tự ý mở bất cứ đường ngang nào, tất cả phải tuân thủ theo quy trình. Khi một đơn vị có nhu cầu mở lối sang đường thì phải có kiến nghị. Sau đó chúng tôi mới phối hợp với Sở Giao thông, CSGT tỉnh và Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Ninh để khảo sát xem xét tính hợp lý. Sau đó được sự đồng ý của cơ quan đúng thẩm quyền, chúng tôi mới mở".
Đại diện Ban quản lý QL18 làm việc với PV Dân trí về các lối mở "bất thường" trên quốc lộ nghìn tỷ
Từ KM 90 đến Km 107, tuyến đường có chiều dài 16,35 km và tất cả lối mở đều theo thiết kế ban đầu. Mới đây đã có thêm 3 lối mở sang đường được bổ sung không có trong thiết kế ban đầu gồm điểm mở trước Bệnh viện Sản nhi, cây xăng Tuần Châu, cây xăng Đại Yên. Trong đó riêng cây xăng Đại Yên có hai lối mở liên tục cách nhau chỉ chừng vài chục mét. Theo tiêu chí mở lối ngang sang đường trong nội thị thì khoảng cách mỗi điểm mở là 700 mét, ngoài nội thị thì trên 1 km.
Một lối mở sang đường rộng rãi được " thiết kế" ngay trước cửa một nhà hàng
Lý giải về sự mở lối bất thường, không nằm trong tiêu chí chung, phía đại diện Ban quản lý cho biết: ví dụ như cây xăng Tuần Châu kiến nghị mở thêm lối ngang cho họ là để phục vụ cho các phương tiện đi đến đây hết nguyên liệu cần mua xăng vào giao dịch. Vì đề xuất này các cơ quan chức năng đã tiến hành khảo sát gửi kiến nghị lên Bộ GTVT, được sự đồng ý mới mở.
Thu Hằng
Theo Dantri
Lo tăng lệ phí, hàng trăm người "rồng rắn" đợi làm hộ chiếu Do rộ tin đồn tăng lệ phí làm hộ chiếu từ 1-2 triệu đồng cùng với việc nghỉ lễ 30/4, 1/5 kéo dài 6 ngày, nhiều người dân đã "đội nắng" xếp hàng trước Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TPHCM chờ làm hộ chiếu. Chiều 23/3, dưới cái nắng gắt của Sài Gòn, hàng trăm người dân vẫn đứng xếp...