“Điếc tai” nghe nhà sư chửi bậy tại sân bay
Nhà sư mặc quần áo tu hành chửi bậy tại sân bay khiến người có mặt tại sân bay chứng kiến phải “ù tai”.
Những ngày qua, trang mạng xã hội Youtube nóng lên với hàng nghìn lươt like, hàng trăm chia sẻ và vô số các comment truyền nhau với những lời lẽ phê phán về việc một người đàn ông mặc quần áo tu hành mà có những phát ngôn dung tục trên sân bay tân sơn nhất khiến những người có mặt chứng kiến tại sân bay “ù tai”.
Clip dài gần 4 phút ghi lại hình ảnh một nhà sư, xưng hô là thầy rất ngọt nhưng lời lẽ thì khiếm nhã chửi mắng nhân viên sân bay về việc ví bị kiểm tra và nghi ngờ giả mạo nhà sư. Không có nhân viên sân bay lên tiếng phản kháng đáp lại những câu chửi của nhà sư mà chỉ có những tiếng ồn ào, những cái ngoái nhìn đầy khó chịu của người xung quang dành cho nhà tu hành này.
Mở đầu với hàng loạt ngôn từ, nét mặt cùng sự giận giữ
Bỏ mặc tất cả những cái nhìn ngán ngẩm không mấy thiện cảm của người xung quanh, nhà sư vẫn tiếp tục dùng lời lẽ thoá mạ nhân viên sân bay. Điều làm nhiều người cảm thấy bức xúc là một nhà sư đi giảng dạy đạo lý hướng cho người đời theo cái thiện, tránh xa cái ác, mà hôm nay phải đỏ mặt khi nghe những lời được thốt ra từ nhà sư. Cám cảnh thay trên sây bay không những chỉ có người lớn mà còn có cả trẻ nhỏ, những đứa trẻ đang học ăn, học nói, học chữ để thành người lại được nghe người lớn những người đi răn dạy mình nói ra thì những đứa trẻ đó sẽ nghĩ gì đây?.
Video đang HOT
Tiếp đến là nhà sư tay xếp hành lý, mồm vẫn liên hồi nói
Mặc dù tay cầm hành lý, chân bước đi nhưng nhà sư dường như vẫn chưa xả hết những câu nói loạn ngôn của mình
Ngay sau khi clip được up lên, đã có những phản ứng trái chiều. Người thông cảm thì cho rằng do quá bức xúc với cách hành xử của sân bay nên thầy tu mới thiếu kiềm chế, ai cũng có lúc như vậy chúng ta nên thông cảm vì thầy tu cũng là người thường. Nhưng cũng có những người thì cảm thấy khó chịu phê phán cách hành xử lỗ mãng của một người tu hành tâm chưa tĩnh.
Một em bé ngoảnh lại nhìn thầy tu chửi bậy trên sân bay
Bao nhiêu người xung quanh “giật mình” ngoái lại nhìn thầy tu “sướng ngôn”
Mặc dù chưa biết thực hư câu chuyện ra sao, ai đúng ai sai thế nào chúng ta chưa phán xét. Nhưng cách xử sự cùng những phát ngôn thô tục, thiếu kiềm chế của nhà sư là đáng lên án.
Theo VNN
Hòn đá lạ ở Đền Hùng: Xử lý bùa độc thế nào?
Theo nghiên cứu của nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông - Phạm Thức, việc giải lá bùa độc ở đền Hùng là cần thiết và hoàn toàn có thể.
Lá bùa vẽ ở mặt trước hòn đá ở Đền Hùng là lá bùa của Đạo sĩ Trương Thiên Sư
Khái niệm về bùa chú
Hai lá bùa trên hòn đá lạ yểm ở Đền Hùng đã khẳng định là bùa có xuất xứ từ Trung Quốc, cực kỳ độc hại cần phải loại bỏ. Trong hai lá bùa đó, lá thứ nhất mưu cầu lợi ích cá nhân, cầu Trời khẩn Phật phù hộ cho mình khỏi chết yểu, giải trừ bách nạn, bách bệnh, cầu quan chức đang không được như ý... Nội dung lá không cầu cho quốc thái dân an, phù hộ cho Đất Tổ Vua Hùng. Lá bùa thứ hai mang ý nghĩa địa - chính trị, chủ nghĩa bành trướng bá quyền nước lớn. Cần phải giải mã bí mật của nó, di dời và phá hủy nó ngay. Nhưng đặt nó vào thì dễ, bỏ nó ra thì không dễ chút nào, nếu không khéo thì tác hại của nó khó lường.
Bùa chú hay còn gọi là Phù chú, là danh từ ghép. Phù là tượng trưng cho sự hiện diện uy quyền của Linh giới (Trời, Phật, Thánh Thần - tốt hoặc Yêu ma, quỉ quái - xấu). Phù gồm có các vật liệu như giấy, lụa, gỗ, gốm sứ, đá, sắt thép, tường nhà... để vẽ các hình đồ, họa tiết hay các chữ Hán thư pháp... Chú là những chỉ lệnh, những mật ngữ vô cùng uyên thâm linh diệu rất khó lý giải của Linh giới hoặc của Ác quỷ. Chú là những văn tự chữ Hán, chữ Phạn hay các văn tự khác để thể hiện các câu chú, các mật ngữ... chuyển tải những thâm ý của các đấng Thần linh hay Ma quỉ theo ngụ ý của người đặt bùa chú.
Ở Trung Quốc người ta cho rằng không thể tự học bùa chú được, mà chỉ có cha truyền con nối theo dòng họ. Ở Trung Quốc hiện có 11 trường phái bùa chú, ở Đài Loan có 2 trường phái, nhưng chỉ có trường phái Trương Thiên Sư là lâu đời nhất và có uy tín nhất được cấp phép hành nghề. Hiện nay, ở Trung Quốc thành lập nhiều Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu Bùa chú và Phép thuật ở cấp trung ương và địa phương. Trung Quốc coi Bùa chú là triết học của tâm linh, là đỉnh cao trí tuệ tâm linh của Trung Hoa. Coi bùa chú là lực lượng siêu nhiên mạnh mẽ để khống chế thế giới vật chất và thế giới tâm linh.
Đạo sĩ ã63; là truyền nhân của Đạo giáo, là người tu Đạo đắc nghiệp, học thức uyên bác, phép thuật cao siêu. Bùa chú của Đạo sĩ là bùa uyên thâm nhất, công lực mạnh và hiệu nghiệm nhất, do đó khó giải mã và giải trừ nhất. Lá bùa vẽ ở mặt trước hòn đá ở Đền Hùng là lá bùa của Đạo sĩ Trương Thiên Sư, là đạo sĩ nổi tiếng số một của Trung Quốc từ cổ chí kim. Lá bùa ở mặt sau Hòn đá là lá bùa Bát quái của Gia Cát Lượng cũng là một Đạo sĩ, một nhà quân sư nổi tiếng thời Tam Quốc.
Muốn giải phải hiểu bí mật của bùa
Bùa của các Đạo sĩ hầu như chỉ có tự họ hoặc các Đạo sĩ "cao tay" khác mới giải mã và giải trừ được. Còn các Pháp sư, Thầy tu, Thuật sĩ, Thầy phù thủy... học vấn và phép thuật "thấp tay" hơn thì không thể giải mã và giải trừ được bùa chú của các Đạo sĩ. Còn bùa của các Pháp sư, Thầy tu, Thuật sĩ, Thầy phù thủy thì thấp kém và rất dễ giải. Muốn giải trừ một lá bùa, trước hết phải giải mã hết các bí mật về hình vẽ và các mật ngữ viết bằng chữ Hán, chữ Phạn... của lá bùa đó, phơi bày toàn bộ ra thanh thiên bạch nhật, thì nó mới hết thiêng. Sau đó phải có các bước thủ tục hóa giải rồi mới tiêu hủy hoàn toàn lá bùa đó.
Bùa âm Hán - Việt đọc là phù. Phù có ba loại: Phù thủy, phù mộc và phù thiết. Ở ta chỉ quen gọi có một loại là Phù thủy, nhưng thực chất có ba loại phù khác nhau. Bùa (phù) có bùa cát bùa hung, có bùa âm bùa dương, có bùa để uống, có bùa để dán, bùa mang theo người, bùa treo trên cao, bùa chôn dưới đất. Có bùa chỉ dùng cho một người, có bùa dùng cho dòng họ hay cho cả cộng đồng. Có bùa dùng cho một địa phương, có bùa dùng cho cả đất nước. Có bùa phát tác ngay, có bùa để càng lâu ngày, công lực càng mạnh mẽ và sẽ phát tác lâu dài hàng chục, hàng trăm, thậm chí đến hàng ngàn năm sau.
Theo xahoi
Ngôi chùa có hơn 100 pho tượng đất cổ Trải qua hàng trăm năm và chịu nhiều trận lụt, chìm sâu trong nước nhưng những pho tượng Phật, La hán... bằng đất tại chùa Nôm (Hưng Yên) vẫn còn nguyên vẹn. Chùa Nôm, tên tự là "Linh thông cổ tự" ngự ở làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) thuộc thiền phái Lâm Tế. Chùa trước đây là ngôi...