Diệc lớn chật vật nuốt chửng cá rô suýt rách cả họng
Sau nhiều lần cố gắng muốn rách họng, con diệc lớn cũng thành công nuốt chửng được cá rô vào bụng. Cả quá trình nuốt mồi, diệc lớn vật vã muốn nôn ra không biết bao lần, khiến người xem không khỏi ái ngại.
Mới đây, một nhiếp ảnh gia động vật hoang dã ghi được cảnh tượng vô cùng ấn tượng khi một con chim diệc lớn phải vật vã mới nuốt được mồi ở Viera Wetlands, Florida, Mỹ.
Ảnh minh họa.
Trong những bức ảnh có thể thấy, khi bắt được một con cá lớn, chim diệc không tốn chút thời gian suy nghĩ hay phân vân nào, nó tham lam muốn nuốt chửng con mồi.
Mặc cho con mồi lớn, vây ngạnh gai góc, chim diệc vẫn không từ bỏ, nó cố gắng há rộng miệng và nuốt chửng con cá, không hề quan tâm đến việc con cá có kích thước hơi chút quá khổ so với khuôn miệng nó.
Chính vì sự tham lam vô độ, không chịu tính toán kỹ lưỡng, chim diệc đã phải rất vất vả trong việc xoay sở nuốt mồi.
Video đang HOT
May mắn thay, sau khoảng vài phút mắc nghẹn trợn mắt há mồm, nhổ ra không được, nuốt xuống không xong, chim diệc đã nuốt thành công con cá lớn, khiến nhiếp ảnh gia không khỏi ngạc nhiên, tán thưởng.
Theo tìm hiểu, chim diệc là một loài chim lội nước, chủ yếu sống tại những vùng đất ẩm ướt, tìm kiếm các loài cá, ếch, nhái và các loài động vật thủy sinh khác làm thức ăn.
Diệc cũng được đánh giá là một trong số những loài chim thông minh nhất, chúng có sự đa dạng, mềm dẻo và thích nghi rất cao khi tìm kiếm thức ăn.
Kiều Dụ
Theo Kiến thức
Khám phá quan niệm sai lầm về động vật bạn vẫn "tin sái cổ"
Những quan niệm về động vật này là hoàn toàn sai lầm, nhưng lâu nay con người vẫn 'tin sái cổ' cho rằng mình đúng, và thực tế sự thực lại hoàn toàn đối lập.
Miệng của chó là sạch hơn của con người. Điều đó là không đúng sự thật. Miệng của loài động vật này có chứa nhiều vi khuẩn tương đương như miệng của con người.
Thú có túi ôpôt có thể treo mình lơ lửng bằng đuôi. Phim hoạt hình thường cho thấy hình ảnh loài thú có túi ôpôt treo mình lơ lửng bằng đuôi và thậm chí ngủ theo cách đó khiến nhiều người tin "sái cổ". Nhưng thực tế một cái đuôi của thú có túi ôpôt không đủ mạnh để giữ nó trong thời gian hơn một phút.
Chim sẽ bỏ con sau khi chim con bị con người chạm vào. Truyền thuyết về loài chim này hoàn toàn sai lầm, cho rằng chim mẹ sẽ bỏ rơi con khi nó ngửi thấy mùi con người trên con chúng, nhưng thực tế các loài chim không thể ngửi thấy mùi gì nhiều do dây thần kinh khứu giác rất nhỏ.
Đà điểu gặp kẻ thù sẽ chúi đầu vào cát. Khám phá này không đúng, đà điểu là những con chim chạy rất nhanh, do đó khi gặp kẻ thù chúng chỉ cần chạy đi.
Bọ ngựa cầu nguyện nổi tiếng ăn thịt bạn tình, nhưng thực tế điều như vậy gần như không bao giờ được nhìn thấy trong tự nhiên.
Cá vàng là động vật có trí nhớ rất ngắn. Đó là quan niệm sai lầm vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá vàng có khả năng ghi nhớ các tuyến đường phức tạp, thậm chí ghi nhớ âm thanh.
Niềm tin dơi là động vật mù hoàn toàn sai lầm. Sự thật là loài dơi thường dựa vào tiếng vang để tìm hiểu về môi trường xung quanh, kết hợp với tín hiệu thị giác để xác định nơi chúng cần phải đi.
Mèo chỉ di chuyển được bằng cách đi bộ là không đúng. Thực tế, loài mèo có phản xạ thăng bằng cho phép nó có thể nhảy và di chuyển trong không trung dễ dàng. Con vật có nhiều khả năng hạ cánh một cách duyên dáng từ trên cao.
Một năm sống của người bằng 7 năm của chó. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm bởi thực tế các giống chó khác nhau có thời gian sống khác nhau. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu được lý do tại sao, nhưng những con chó lớn có xu hướng tuổi thọ ngắn hơn những con ngoại hình nhỏ hơn.
Mời quý vị xem video: Sinh vật kỳ quái hình dáng như bộ não người
Lưu Thoa
Theo Kienthuc.net.vn/Dodo
Bí ẩn về sự biến mất của "nền văn minh Maya" cuối cùng cũng được tiết lộ Các nhà khảo cổ học của Na Uy cuối cùng đã khám phá được bí ẩn về sự biến mất của nền văn minh Maya. Theo đó, hạn hán kéo dài là nguyên nhân chính khiến nền văn minh Maya sụp đổ ngay ở thời kỳ đỉnh cao nhất. Nền văn minh Maya là một trong những nền văn hóa phát triển nhất...