Dịch vụ phóng sinh cá 10.000 đồng trên sông Mã
Sợ cá phóng sinh bị chết, nhiều người ở TP Thanh Hóa thuê dân chài chở ra giữa sông thả với giá 10.000 đồng.
Ngày 28/1, nhiều gia đình ở TP Thanh Hóa đổ xô ra các con sông hoặc ao hồ trên địa bàn để thả cá chép trong ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời (23 tháng Chạp).
Anh lái đò thả cá giúp cho khách ở giữa sông. Ảnh: Quỳnh An.
Khu vực hai bên bờ sông Mã (đoạn qua phường Nam Ngạn) xuất hiện nhiều điểm dịch vụ thả cá thuê. Thấy khách ra bờ sông, các ngư dân chào mời. Mỗi lượt chở khách ra giữa sông thả cá có giá 10.000 đồng.
Anh Huy (một người dân TP Thanh Hóa) cho biết các năm trước thả cá gần bờ và thấy cá khó sống vì rác thải, nước đục hoặc bị chích điện chết. “Vì thế tôi bỏ ra khoản tiền nhỏ thuê họ chở ra giữa sông thả cho yên tâm”, anh Huy nói.
Video đang HOT
Lần đầu tiên, Thanh Hóa xuất hiện dịch vụ thả cá chép ngày ông Táo. Ảnh: Quỳnh An.
Cũng tại khu vực bờ sông Mã, nhiều đoạn xuất hiện biển báo “Khu vực thả cá ông Công, ông Táo”. Nếu người dân không muốn đi bộ từ bờ xuống mép sông với khoảng cách khoảng 40 m, những người làm dịch vụ ở đây sẽ nhận thả cá hộ cũng với giá 10.000 đồng/lượt.
Trong buổi sáng, nhiều người làm dịch vụ thả cá chép thuê kiếm được cả triệu đồng. Nhiều người dân đến thả cá cho biết đây là năm đầu tiên ở Thanh Hóa xuất hiện dịch vụ này.
Theo Zing.vn
Chàng trai Mỹ cần mẫn nhặt rác dưới chân cầu Long Biên ngày tiễn Ông Công Ông Táo về chầu trời
Chàng trai Scott Matt (25 tuổi, quốc tịch Mỹ) có mặt dưới chân cầu Long Biên (Hà Nội) từ khá sớm, vui vẻ cùng các thành viên trong nhóm tình nguyện nhặt rác, hướng dẫn người dân thả cá bảo vệ môi trường.
Sáng 28/1 (23 tháng chạp) ngày Ông Công Ông Táo, đã thành thông lệ, người dân Hà Nội lại cùng nhau kéo tới các điểm sông, hồ để thả cá chép. Trong đó, cầu Long Biên là điểm thu hút đông đảo người dân vào mỗi dịp này. Mỗi người thả một chút rồi cứ thế ra về, bỏ lại phía sau là bãi rác khổng lồ vừa hình thành dưới chân cầu.
Nhằm góp phần bảo vệ cảnh quan, vệ sinh môi trường, ngay từ sớm, có khá đông các bạn trẻ thuộc các nhóm tình nguyện đã có mặt tại chân cầu Long Biên để thu gom rác, phế liệu mà người dân bỏ lại. Các bạn trẻ này cũng đồng thời tuyên truyền tới người dân về ý thức bảo vệ môi trường, hướng dẫn người dân "thả cá, không thả rác".
Nổi bật trong đám đông các bạn trẻ, hình ảnh chàng thanh niên ngoại quốc với đôi tay trần không ngần ngại khom lưng nhặt từng cọng rác, từng chiếc túi nilon ven sông Hồng khiến nhiều người chú ý.
Scott Matt, chàng thanh niên đến từ Mỹ không ngần ngại nhặt rác với đôi tay trần (Ảnh: Ngọc Thắng)
Trao đổi với chúng tôi, chàng thanh niên ngoại quốc cho biết, anh tên Scott Matt (25 tuổi, quốc tịch Mỹ), hiện đang là giáo viên giảng dạy tại một trung tâm anh ngữ ở Hà Nội.
"Tôi đến đây từ lúc 9 giờ sáng, tôi ra đây nhặt rác là đã có kế hoạch từ trước, nhưng thật tình cờ hôm nay ra lại có đông người ra đây thả cá đến vậy. Tôi muốn làm điều gì đó, góp phần bảo vệ môi trường, nhất là hôm nay nhiều người dân thi nhau đi thả cá, lượng rác thải tăng lên đáng kể", Scott Matt chia sẻ.
Rất nhiều chân hương bị người dân ném lại ngay dưới chân cầu (Ảnh: Ngọc Thắng)
Scott và nhóm của mình phải rất vất vả để dọn dẹp (Ảnh: Ngọc Thắng)
Ngoài Scott Matt sáng nay, các bạn tình nguyện viên Cá Chép tại Hà Nội đã có mặt tại điểm thả cá cầu Long Biên (Hà Nội) để tuyên truyền và giúp đỡ mọi người thả cá chép tiễn Táo Quân chầu trời.
"Thả cá, không thả túi nilon" chính là thông điệp mà Scott cùng các bạn trẻ trong nhóm của mình muốn lan tỏa trong dịp Ông Công Ông Táo năm nay. Mỗi người dân hãy tự ý thức một chút, thả cá một cách có trách nhiệm để góp phần giữ cho Thủ Đô xanh-sạch-đẹp, nhất là trong dịp Tết đến, Xuân về.
Được biết, đây không phải là năm đầu tiên chàng trai quốc tịch Mỹ cùng các bạn trẻ có mặt tại chân cầu Long Biên để nhặt rác vào ngày tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời.
Theo Trí Thức Trẻ
Cảnh báo ngày tiễn ông Táo: 'Bác nào đi thuyền dưới sông, nhớ chú ý nhìn lên mà tránh!' Lời nhắc nhở của người đàn ông được bàn luận rôm rả trên Facebook, nhiều người gật gù nhận xét: "Quá đúng!". Hôm nay là 23 tháng Chạp âm lịch. Các gia đình chuẩn bị cỗ cúng ông Công, ông Táo và thực hiện những nghi lễ cổ truyền như thả cá chép xuống sông, suối. Câu chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói...