Dịch vụ “nóng” đua nhau bủa vây sinh viên
Ngơ ngác bước chân lên chốn thị thành, nhiều sinh viên choáng váng với những dịch vụ “ nóng” nhan nhản cạnh trường đại học, và từ đó, không ít người đã sa ngã…
Dịch vụ “mát mẻ” tận tình mời sinh viên
Mặc dù có nhiều quy định về địa điểm kinh doanh các dịch vụ như quán karaoke, massage tẩm quất phải đảm bảo cách xa trường học, bệnh viện 100 mét trở lên nhưng thực tế quy định này bị các chủ nhà hàng hám lợi phớt lờ. Không ít các trường đại học là đối tượng mà những dịch vụ như tẩm quất, massage và karaoke… hướng tới.
Bất cứ nơi nào sinh viên học tập, ăn ở là nơi đó xuất hiện những dịch vụ tiện lợi với giá rẻ. Nắm được như cầu đó, những quán hớt tóc cũng tới dịch vụ từ A-Z cũng bắt đầu xuất hiện.
Theo nguồn tin của báo Quân đội nhân dân, nạn mại dâm bao vây khiến môi trường văn hóa của sinh viên làng Đại học Thủ Đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ 7 giờ tối, “ chợ tình” ở ngã ba 621 gần Nghĩa trang liệt sĩ TP.HCM đã lấp ló những bóng hồng lượn lờ tìm khách dưới ánh đèn đường hiu hắt.
Dịch vụ “nóng” bủa vây trường học
Người dân địa phương cho biết, nhiều năm nay, từ ngã ba 621 vào ký túc xá Đại học Quốc gia trở thành địa bàn hoạt động của hơn chục gái bán dâm, là “chợ tình” dành cho sinh viên bởi giá cả hợp túi tiền với những người còn phụ thuộc gia đình. Một số gái mại dâm táo bạo còn đóng giả nữ sinh viên đi sâu vào làng đại học, đến các phòng trọ kiếm khách. Không ít nam sinh viên ham chơi hơn ham học phải dở dang giữa chừng.
Tại Hà Nội, nguy hiểm hơn, các dịch vụ “nóng” còn mọc ngay trước cổng trường Trung học cơ sở và Tiểu học phường Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội). Đó là một chuỗi những quán tẩm quất thư giãn, gội đầu nhiều như nấm sau mưa trước sự lo lắng của nhiều bậc phụ huynh.
Video đang HOT
Văn Sinh (Cầu Giấy, Hà Nội), hiện đang là một sinh viên đại học tại địa bàn Cầu Giấy cho biết, mỗi khi có sinh nhật hay hội hè thì đám bạn cùng lớp cậu lại rủ nhau đi “đổi gió”. Sinh chia sẻ: “Lúc đầu cũng sợ nhưng do tò mò lại sợ quê trước bạn bè nên nhiều bạn mình đã thử. Không quá khó khăn để tìm “hàng” khi nhiều nhà trọ vừa cho sinh viên thuê vừa cho “gái gọi” thuê phòng cư trú ngay bên cạnh, rất phức tạp”.
Cho vay nặng lãi
Theo khảo sát của báo Nông thôn ngày nay, số sinh viên các trường ĐH, CĐ… đóng trên địa bàn Đà Nẵng dính vào vay nặng lãi có đến hàng trăm. Hình thức vay tiền của các sinh viên không khác gì kiểu vay “nóng” ngoài xã hội, nghĩa là phải trả lãi 20 – 30%/tháng.
Hàng trăm lý do để các cử nhân tương lai trở thành “con mồi” béo bở của chủ nợ. Nhưng hầu hết đều là thiếu tiền đóng học phí, ham mê bài bạc, game online, tình phí…
Gái massage Tân Hoàng Phát chờ viết tường trình tại PC14 công TP.HCM. Tân Hoàng Phát là thiên đường một thời của sinh viên thác loạn
Dọc đường Láng (Hà Nội) cũng nhan nhản các hiệu cầm đồ mà khách hàng của họ có không ít là sinh viên. Hạnh, sinh viên trường ĐH Lao động – Xã hội như ngồi trên đống lửa vì chiếc xe máy của cô được bố mẹ sắm cho để tiện đi học nay đã “yên vị” trong tiệm cầm đồ mà chưa có tiền chuộc về. Người gây ra vụ “động trời” trên là người yêu Hạnh, cũng là một sinh viên tỉnh lẻ. Trót dính vào lô đề, khi bí tiền, anh chàng này đã mật ngọt “mượn tạm” chiếc xe của Hạnh “để đi sang nhà bạn xoay tiền”. Khi nghe chàng khai thật là chiếc xe đã ở trong tiệm cầm đồ thì cô nàng choáng váng, nức nở gọi điện cầu cứu gia đình.
Ven các trường đại học, không ít các quán game online chễm chệ, cạnh đó là những tiệm cầm đồ, cho vay nặng lãi. Sinh viên nào trót “nhúng chàm” sẽ bị cuốn vào vòng xoáy vay – trả rất khó để thoát ra.
Hoàng Hưng, sinh viên ĐH GTVT Hà Nội đã rơi vào vòng xoáy của những trò game đầy mê hoặc. Để có tiền chơi game, Hưng thử vận may trong lô đề, sau đó khi hết tiền lại cầu cạnh bạn bè, người thân. Sinh năm 1985 hiện tại anh chàng vẫn chưa thể tốt nghiệp trong khi ngoảnh lại không còn một bóng dáng bạn bè bên cạnh. Cậu đã bao lần lừa bạn dối bè để kiếm tiền nướng vào những dịch vụ giết chết tương lai này. Mất niềm tin, mất bạn, việc học hành dang dở, Hưng đã phải nói dối là đang học cao học để che mắt các bậc phụ huynh đang từng ngày còng lưng, bạc tóc vì việc học của con.
(Theo Vietnamnet)
Tết đến Mùa cờ bạc "lên ngôi"
Cứ phải chơi bài mới có không khí Tết?
Quanh năm suốt tháng, nhiều teen chẳng hề máu me cờ bạc và có hứng thú chơi bài. Thế nhưng hễ cứ đến Tết, 10 teen thì phải co 6-7 bạn hào hứng vô cùng với cờ bạc, nhất là các teenboy. Thậm chí khi Tết chưa đến, nhiều bạn đã nghĩ đến việc... chơi bài cho có không khí Tết?
Minh Quân (sn1990) chia sẻ:"Chưa Tết mà lũ bạn đã đòi kéo qua nhà tớ đánh bài. Lí do vì nhà tớ rộng rãi, mà bố mẹ tớ gần Tết lại ít khi có nhà. Tuy cũng vui, vì có không khí Tết sắp đến, chơi một chút không tiền bạc cũng không hại gì. Nhưng tớ cũng "ngán" vì giờ còn đi học, bạn qua nhà thì bày bừa, không học được. Bố mẹ tớ mà biết là tớ sẽ bị cấm cửa ngay".
Cứ gần Tết là không khi và "tinh thần" chơi bài lại rộ lên trong các teen. Đôi khi chẳng phải máu me gì nhưng nhiều teen cảm thấy như vậy mới... có không khí Tết. Không chỉ thế, teen còn dễ bị "dụ dỗ" vào những phi vụ cờ bạc ở nhà bạn vì.... vừa qua nhà bạn, vừa tụ tập, vừa ăn, vừa chơi, lấy gì chẳng khen vui? Các cặp là lại càng thích hơn bởi cảnh "em cầm bài, anh chơi", và tự hợp lí hóa nguyên do là... Tết đến.
Số khác, còn liều lĩnh hơn, mang cả bài lên lớp chơi vào giờ ra chơi hay những tiết trống. Bởi thời điểm này, nhiều thầy cô bận kết thúc sổ sách nên không khí học vẫn chưa căng thẳng. Thế là nhiều teen... "tận dụng" mang bài lên lớp chơi. Cấm thì cấm, bị bắt thì sợ, nhưng nhiều bạn vẫn cứ... thích liều? Đó là trên lớp học đã thế, chưa nói đến việc học thêm ở trung tâm như thế nào.
Đến chuyện mất vui trước Tết
Mang tiếng là chơi bài cho có không khí Tết, nhưng nhiều bạn càng chơi càng máu, càng chơi càng quen tay. Không ít teen, ban đầu chỉ là chơi cho vui, không chơi ăn tiền. Sau máu me, đôi ba lời khích bác bắt đầu thích chơi cá cược. Từ một vài ngàn cho vui, sau chuyển sang những số tiền lớn hơn, vài trăm đến vài triệu, rồi đến chục triệu.
Chuyện buồn trước tết như anh chàng Quốc Bảo (sn1990). Cuối năm, Quốc Bảo rủ bạn bè qua nhà ăn uống, chơi bài cho vui cho... có không khí Tết. Ai ngờ, vui quá hóa buồn khi mọi người bắt đầu chơi cá cược và ăn tiền càng ngày càng lớn. Từ vài chục, lên vài trăm, vài triệu, càng cao tiền thì "máu" càng sôi cao. Thế là lời qua tiếng lại, bất đồng cãi nhau, đánh nhau loạn xạ. Ngay cả chủ nhà cũng bi lôi vào cuộc đánh cho tơi tả rồi bạn bè thì cãi nhau.
Sau đêm đó, Quốc Bảo không chỉ bị đòn oan, tốn tiền mở tiệc mờ sòng, mà còn bị... mất đồ. Cũng không khó hiểu, bởi chuyện bạn bè đông, người tốt, kẻ xấu rất thường thấy. Không chỉ thế, bố mẹ của Quốc Bảo cũng biết những chuyện đã xảy ra, liền lập tức cắt tiền, cấm cửa con trai giao du với... "lũ bạn xấu".
Nhiều bạn cũng bị rơi vào hoàn cảnh giống như Bảo. Ban đầu chỉ là rủ bạn về nhà ăn uống trước Tết cho vui, sau thêm chơi vài ván bài giải trí. Nhưng dần thành những bữa tiệc bia rượu, cờ bạc đánh nhau ủm tỏi. Nhiều nhóm còn gây ồn ào, phiền phức lúc nửa đêm đến những gia đình xung quanh. Khiến chủ nhận bị "mang tiếng", thậm chí còn bị kiện ra đến tận công an phường.
Không chỉ thế, dịp này, rất nhiều bạn không những học hành sa sút, còn bị ra hội đồng kỉ luật, hạ hạnh kiểm, gia đình lao đao vì chuyện cờ bạc. Nhiều anh chàng đang giàu có, bỗng mang theo một đống nợ nần vì máu me. Nhiều cô bạn cũng cãi nhau với người yêu vì khuyên ngăn chàng không được. Mãi thì thành chia tay vì... không thể yêu kẻ bán nhà chơi bạc.
Thay lời kết
Vui tết, nhiều teen chẳng tiếc tiền bạc. Thế nhưng, vui và bài bạc là hai vấn đề khác nhau. Muôn đời, chuyện chơi bạc vẫn thế. Càng tham, càng chơi mà càng chơi càng thua. Khi thua rồi thì khó dứt bỏ được. Thế nên, tốt nhất là dù Tết hay không, các teen nhà mình cũng đừng dính vào. Vui thì ít mà rắc rối thì nhiều, chẳng mang lại gì tốt đẹp cho dịp năm mới cả.
Nhiều teen bị rắc rối từ nhà trường, gia đình, tình cảm cũng vì chuyện quá mê bài bạc. Hãy rút cho mình một kinh nghiệm riêng, đừng sa đà và viện lí do là... vui Tết nhé!
Theo PLXH
Cuối năm nở rộ nạn đỏ đen Đến hẹn lại lên, những ngày cuối năm, nạn cờ bạc lại xuất hiện nhiều nơi tại TP.HCM. Đi thực tế chúng tôi thấy sòng bài mọc lên khắp nơi, từ những khu sát phạt của công nhân đến những sòng bài chuyên nghiệp với đủ loại: cào ba lá, tài xỉu, bầu cua, đá gà... Sòng bạc công nhân Trưa 15-1, có...