Dịch vụ kinh doanh đòi nợ làm “nóng” nghị trường Quốc hội
Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐB) vẫn có quan điểm trái ngược nhau về việc có nên cấm hay không cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Đóng góp không lớn nhưng ảnh hưởng nhiều
ĐB Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) tán thành với việc cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Bởi, theo ĐB, chỉ ra rằng, thực tế thời gian qua cho thấy, những đóng góp cho xã hội, cho nhà nước của loại hình kinh doanh này chưa được đánh giá để thể hiện rõ kết quả tích cực. Trong khi đó, việc kinh doanh ngành nghề gợi lên nhiều vấn đề đáng lo ngại, tiêu cực thì thể hiện rõ.
Cụ thể, thay vì sử dụng công cụ pháp lý, biện pháp phù hợp với quy định pháp luật để đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ thì các doanh nghiệp này đã lợi dụng hình thức kinh doanh cho vay tài chính để song hành, biến tướng thành các băng nhóm tín dụng đen, cho vay nặng lãi, gây áp lực bằng các biện pháp trái pháp luật như xã hội đen, khủng bố tinh thần, đe dọa… đối với con nợ để cưỡng đoạt tài sản, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, dẫn đến nhiều hệ quả xấu.
“Đã có nhiều trường hợp làm cho nhân dân bất bình, bất an; làm nhà nước phải can thiệp để giải quyết vụ việc và khắc phục hậu quả”, ĐB nhấn mạnh.
ĐB Nguyễn Bá Sơn (đoàn TP Đà Nẵng) cũng tán thành với phương án trên với một số lý do, trong đó có việc hoạt động kinh doanh này tiềm tàng những biến tướng xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản, quyền và các tài sản hợp pháp của công dân, xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành các tổ chức tội phạm có tổ chức, thậm chí không có gì để cản trở việc chúng phát triển thành các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia.
Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) cũng tán thành với phương án này. “Không có một doanh nghiệp nào mà người lao động chủ yếu là người xăm trổ, ba trợn ba trạo; công cụ lao động để đạt được mục đích của mình là dao kiếm và phương thức, thủ đoạn lao động để đạt được mục đích này là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực”, ĐB nói.
Theo ĐB, nếu vẫn để xảy ra việc thì rất an nguy cho xã hội, thể hiện sự bất lực của nhà nước trong việc quản lý xã hội bằng pháp luật. “Điều cơ bản là nó sẽ gây ra những quan ngại trong xã hội và một phần nào đó sẽ dẫn tới mất niềm tin của nhân dân đối với lực lượng của chúng ta trong quản lý xã hội”, ĐB nói.
Video đang HOT
ĐB Trần Văn Sơn (đoàn Điện Biên) cũng có chung quan điểm. Tuy nhiên, theo ĐB, theo quy định của Luật Đầu tư hiện hành, dịch vụ đòi nợ thuộc danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, đang hoạt động.
Đến nay, dự thảo Luật xóa bỏ sẽ tác động không nhỏ đến loại hoạt động doanh nghiệp này. Tại khoản 5 điều 16 không đưa ra được chính sách bù đắp cho loại doanh nghiệp này là chưa thỏa đáng. Do đó, ĐB cho rằng cần đánh giá tác động chính sách đối với loại doanh nghiệp này, nghiên cứu chính sách bù đắp, hỗ trợ cho loại doanh nghiệp này khi chấm dứt hoạt động.
Đồng tình với quy định về việc lập danh mục hoạt động đầu tư kinh doanh bị cấm tại phụ lục 1,2 và 3 như dự thảo Luật, ĐB Sơn cũng đề nghị bổ sung kinh doanh bào thai người và kinh doanh pháo nổ vào danh mục vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
Làm đúng quy định thì không đòi được nợ?
Còn ĐB Mai Hồng Hải (đoàn Hải Phòng) nhận định, trong hoạt động dân sự, kinh doanh sẽ phát sinh nợ nần, thậm chí nợ khó đòi, không đòi được là bình thường. vấn đề là cách thức thế nào. Bên cạnh dịch vụ đòi nợ, pháp luật còn quy định nhiều cách thức xử lý nợ khác, như trọng tài, xét xử tại tòa án, hòa giải đối thoại tại tòa án, mua bán nợ, xóa nợ…
Hình ảnh tại phiên họp.
Có điều, theo ĐB, trên thực tế, thủ tục qua trọng tài, tòa án mất rất nhiều thời gian, qua nhiều thủ tục hành chính mà hiệu quả không cao. Đối với doanh nghiệp thì việc trích lập dự phòng xử lý nợ khó đòi theo Thông tư 227 năm 2009 của Bộ Tài chính còn bất cập.
“Việc không xử lý được nợ không chỉ ảnh hưởng đến quyền tài sản của chủ nợ mà đôi khi mang đến hệ lụy pháp lý rất phức tạp, khiến thực tế nhiều cá nhân, doanh nghiệp vẫn phải tìm đến dịch vụ đòi nợ vì tính tiện dụng và hiệu quả. Chính phủ đã quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ từ rất sớm, rất chặt chẽ; nếu hoạt động theo đúng quy định tại Nghị định 104/2007 của Chính phủ thì sẽ không có hệ lụy phức tạp, dẫn đến phải đặt ra vấn đề cấm”, ĐB nhận định.
Về thực tế hoạt động kinh doanh đòi nợ bị lợi dụng, biến tướng, thậm chí mang màu sắc xã hội đen, ĐB cho rằng nguyên nhân là do vì nếu làm đúng Nghị định 104/2007 thì không đòi được nợ. Vì vậy, theo ĐB, sửa Luật đầu tư lần này không nên cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhưng cần rà soát để sửa bổ, bổ sung các quy định để phát huy hiệu lực của các biện pháp xử lý nợ khác.
Cụ thể, cần có quy trình xét xử tương tự như quy trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo nghị quyết 42/2017 của Quốc hội; tăng cường hiệu lực tổ chức thi hành án, sửa đổi bổ sung Thông tư 228/2009 của Bộ Tài chính về điều kiện xử lý nợ khó đòi, sớm hướng dẫn thi hành Luật Hòa giải đối thoại tại tòa sẽ thông qua tại kỳ họp này.
ĐB Hải cũng cho rằng, cần tăng cường và đảm bảo hiệu lực quản lý đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ bằng việc sửa đổi Nghị định 104/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, trong đó cần bổ sung điều kiện khoản nợ được thuê đòi phải có hạn thời gian nhất định và đã áp dụng một số biện pháp nào đó như đối thoại, hòa giải nhưng không thành; có cơ chế giám sát, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh đòi nợ…
ĐB Trần Hoàng Ngân (đoàn TP Hồ Chí Minh) cũng đề nghị không nên cấm hoạt động trên mà vẫn để kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong luật. “Vừa qua, người đi vay cá nhân có nhu cầu rất lớn, người cho vay nếu không thu hồi được nợ 1 cách hiệu quả sẽ hạn chế cho vay. Do đó, để mở rộng, khuyến khích hoạt động tín dụng cá nhân phải có dịch vụ thu hộ nợ để hỗ trợ cho hoạt động này”, ĐB nói.
ĐB cũng đề nghị tuy ghi vẫn vào trong luật nhưng nên dừng cấp phép mới để đảm bảo hoạt động này kinh doanh theo đúng quy định chuẩn mực, đem lại quyền lợi cho người đi vay và cho vay được thực thi một cách hợp pháp. Dẫn khảo sát của luật Thái Lan, Mỹ và Hàn Quốc, ĐB đề nghị đổi tên hoạt động này, tham khảo các quy định “rất chuẩn mực” về điều kiện và quy trình thu hồi nợ của luật pháp 1 số nước.
Về các vấn đề khác, ĐB Trần Văn Sơn chỉ ra rằng, dự thảo Luật gồm 78 điều nhưng có đến 24 điều khoản được giao cho Chính phủ quy định chi tiết, chiếm tới trên 30% số điều khoản của dự thảo Luật.
Cho biết đây là luật sửa đổi của Luật đầu tư năm 2014 nên ĐB đề nghị với các nghị định của Chính phủ thực hiện Luật đầu tư năm 2014 đã ổn định và đã lượng hóa thì đưa vào dự thảo luật nhằm hạn chế việc giao cho Chính phủ quy định chi tiết, tăng tính công khai, minh bạch của dự thảo Luật, tránh tình trạng càng sửa đổi càng hạn chế tính công khai, minh bạch.
Về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, ĐB Sơn đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định rõ về trường hợp nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết thì phải có chế tài xử lý, thu hồi các khoản ưu đãi, hỗ trợ mà họ được hưởng để đảm bảo chặt chẽ và công bằng.
Bị phạt đến 15 năm tù khi đầu cơ khẩu trang trong dịch corona?
Những người có hành vi đầu cơ hàng hóa (khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn...) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng, đến việc phòng ngừa dịch bệnh có thể chịu trách nhiệm hình sự với hình phạt lên đến 15 năm tù.
Trước tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp chủng mới của virus corona (nCoV), rất nhiều người đã và đang "mua vét" khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn,... Trong đó, không ít người gom hàng với mục đích bán ra giá cao hơn. Vậy, hành vi như thế nào có thể chịu chế tài từ pháp luật?
Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết theo quy định của Chính phủ, cơ quan chức năng xử phạt từ 5-10 triệu đồng đối với người lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa để "mua vét", gom hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính khi thị trường có biến động về cung - cầu, giá cả (do thiên tai, hỏa hoạn,...).
Rất đông người dân chen lấn mua khẩu trang y tế (ảnh: Minh Chiến)
Luật sư cho rằng những người có hành vi đầu cơ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng, đến việc phòng ngừa dịch bệnh có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội "Đầu cơ". Hình phạt ở tội danh này quy định tại Điều 196, Bộ Luật Hình sự 2015, có mức phạt nhẹ nhất là 30 triệu đồng, cao hơn là phạt tù từ 6 tháng - 3 năm. Cá nhân phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức đầu cơ hàng hóa trị giá từ 1,5 - 3 tỉ đồng và thu lợi bất chính từ 500 triệu - dưới 1 tỉ đồng có thể đóng phạt từ 300 triệu - 1,5 tỉ đồng hoặc đi tù 3-7 năm.
Trong tình huống, cơ quan chức năng phát hiện hành vi đầu cơ hàng hóa trị giá 3 tỉ đồng trở lên, qua đó thu lợi bất chính 1 tỉ đồng trở lên. Đồng thời, đây là trường hợp tái phạm nguy hiểm. "Pháp luật phạt tiền từ 1,5 - 5 tỉ đồng hoặc phạt tù 7-15 năm đối với người có hành vi phạm tội mang tính chất, mức độ như vậy. Đặc biệt, pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại điều này có thể bị xử phạt từ 300 triệu - 9 tỉ đồng" - luật sư nhấn mạnh.
Thạc sĩ Nguyễn Hải Yến (Giảng viên Trường ĐH An ninh nhân dân) phân tích Bộ Luật hình sự 2015 định nghĩa đầu cơ là hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo để "mua vét" hàng hóa có số lượng lớn rồi bán lại, thu lợi bất chính.
Thạc sĩ Nguyễn Hải Yến dẫn chứng dịch bệnh dẫn đến khan hiếm một số mặt hàng, như: khẩu trang y tế, nước rửa tay, thực phẩm... Tình hình trên có thể được cơ quan có thẩm quyền tuyên bố, xác định; cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá cụ thể. Lợi dụng hoàn cảnh, người nắm độc quyền kinh doanh một số loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cố ý tạo ra sự khan hiếm giả tạo bằng cách giữ hàng hóa không bán ra thị trường; hay một số tư thương tung tin thất thiệt nhằm tạo ra sự khan hiếm giả tạo hòng trục lợi từ việc bán hàng giá cao...
Theo Người lao động
Làm giàu nhờ cây mai rừng Tại xã Ia Kênh, TP Pleiku (Gia Lai), một xã có đông đồng bào Gia Rai sinh sống, hầu như gia đình nào cũng trồng cây mai rừng trong khuôn viên nhà hoặc vườn rẫy. Cây mai trở thành thương hiệu của xã Ia Kênh, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân nơi đây. Trồng và bán cây mai rừng...