Dịch vụ gọi xe Uber, Grab sẽ được công nhận hợp pháp?
Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp.
Dự thảo này có khá nhiều thay đổi về điều kiện kinh doanh taxi, vận tải theo hợp đồng.
Trong tờ trình, Bộ Giao thông vận tải nhận định các ứng dụng gọi xe như Grab Taxi, Easy Taxi, Live Taxi, ứng dụng UBER… đã và đang có chiều hướng ngày một phát triển mạnh. Do đó dự thảo cho phép đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện quản lý điều hành xe taxi thông qua phần mềm kết nối giữa trung tâm điều hành với lái xe và hành khách đi xe thay thế cho việc điều hành thông qua bộ đàm và trung tâm liên lạc.
Ứng dụng gọi xe sẽ được công nhận là hợp pháp như bộ đàm hay tổng đài.
Video đang HOT
Dự thảo cũng bổ sung quy định doanh nghiệp phải đáp ứng quy mô (số lượng phương tiện tối thiểu) theo các loại hình kinh doanh. Đến cuối năm 2018, các doanh nghiệp phải có đủ số lượng xe tối thiểu mới được tiếp tục hoạt động.
Theo Bộ Giao thông vận tải, hiện nay số lượng taxi tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn. Hà Nội có trên 18.600 xe taxi với 88 doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh. TP.HCM có gần 11.000 xe với 23 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh.
Tờ trình cũng liệt kê một số vi phạm thường gặp như doanh nghiệp không cung cấp được danh sách lái xe và số lượng phương tiện tham gia hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị; doanh nghiệp không xin cấp phù hiệu cho xe; xe không có đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh vận tải…
Theo Quỳnh Như ( Pháp luật TP.HCM)
Đòi đối xử công bằng trong vận tải
Ngày 27.2, tại TP.HCM, Bộ GTVT tổ chức hội nghị đánh giá thực hiện Nghị định (NĐ) 86/2014/NĐ-CP ngày 10.9.2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Ảnh minh họa
Tham dự hội nghị ngoài lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Tổng cục Đường bộ, Vụ Vận tải - Bộ GTVT, còn có đại diện 15 sở GTVT phía nam và các doanh nghiệp (DN) vận tải.
Tại hội nghị, ông Phan Thái Bình, Tổng thư ký Hiệp hội Taxi TP.HCM, kiến nghị Chính phủ cần quy định taxi là vận tải công cộng để có các chính sách đi kèm phù hợp, bởi như hiện nay chính sách về taxi giống như xe cá nhân. Ngoài ra, theo ông Bình, các loại hình vận tải xuất hiện thời gian gần đây như Uber, Grab... là điều tất yếu của sự phát triển, thúc đẩy tính cạnh tranh nên giúp ngành taxi vận tải phát triển, người tiêu dùng được lợi.
Tuy nhiên, xe của các đơn vị này sử dụng phần mềm thông minh để đón khách và tính toán giá cước trên cơ sở phần mềm đó, nên giống như taxi. Thế nhưng, trong khi taxi hiện có đến 13 điều kiện ràng buộc rất chặt chẽ; mỗi lần điều chỉnh giá cước phải liên quan đến rất nhiều thủ tục, kiểm định, phải niêm yết giá tiền trên từng xe... thì các xe vận chuyển theo hình thức Uber, Grab... điều chỉnh giá lúc nào cũng được và các thiết bị tính cước ấy không ai kiểm tra, kiểm soát. Vì vậy, ông Bình cho rằng để công bằng, nên giao cho DN taxi tự chịu trách nhiệm điều chỉnh phần mềm giống như Uber, Grab. "Bản chất 2 loại hình này giống nhau thì nên có những quy định quản lý giống nhau nhằm minh bạch, đảm bảo an toàn cho khách hàng, DN", ông Bình nói.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, ủng hộ xem taxi là vận tải công cộng, đồng thời đẩy nhanh việc cho phép DN taxi kê khai, công bố giá cước mới qua phần mềm điện tử nhằm đơn giản thủ tục, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực vận tải. Song song đó, DN nào muốn thực hiện điều chỉnh cước theo cách hiện nay thì cứ làm.
Góp ý sửa đổi quy định về điều kiện để cấp phép cho hộ kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa, nhiều đại biểu cho rằng NĐ 86 quy định ngoài việc đáp ứng các điều kiện còn phải đáp ứng các yêu cầu về người điều hành vận tải, điều lệnh vận tải. Quy định này thực tế không phù hợp vì đa số các hộ kinh doanh cá thể có từ 3 xe trở xuống, nhất là ở miền Trung, miền Bắc và Tây Bắc, hộ kinh doanh đồng thời là lái xe nên không cần điều lệnh vận tải.
Nếu quy định cứng nhắc như vậy thì chủ xe cũng sẽ tìm mọi cách đối phó, hợp thức hóa. Nhiều ý kiến cũng đề nghị Chính phủ khi sửa đổi NĐ 86 nên có quy định đặc thù với các HTX vận tải, vì các HTX đa phần quy mô nhỏ chứ không giống như mô hình DN vốn đã đi vào nền nếp.
Đình Mười
Theo Thanhnien
Kiến nghị tạm dừng hoạt động của taxi Uber, Grab tại Việt Nam Hiệp hội Vận tải Hà Nội vừa kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và các đơn vị chức năng tạm dừng hoạt động phương tiện taxi không phù hiệu, tem mào của Uber và Grab, nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, công bằng với taxi truyền thống. Theo ông Nguyễn Anh Quân - Phó Chủ tịch Hiệp hội...