Dịch vụ đòi nợ thuê, mỗi tháng kiếm 2 tỷ đồng
Với dịch vụ đòi nợ, người hay nhóm trực tiếp đi thu tiền sẽ được hưởng 40% mức phí dịch vụ công ty thu của khách hàng.
“Cao thủ đòi nợ thuê có thể thu về một vài tỷ đồng mỗi tháng là chuyện bình thường, nên mức thu nhập 20, 30 chai/tháng chả là cái đinh gì!”. Nhân viên đòi nợ thuê chỉ 1- 2 năm làm việc đã mua được nhà sang ở Sài Gòn, sắm được xe xịn hoàn toàn không phải chuyện lạ.
Chỉ khoảng 100 người “sống với nghề”
Qua mấy tầng lớp vòng vèo nhờ các mối quan hệ quen biết giới thiệu, tôi tiếp xúc được với ông H.L, dân gốc Hải Phòng, chủ của một công ty chuyên đòi nợ thuê tại TP.HCM. Khi tôi hỏi dò: “Thu nhập của một nhân viên thu nợ giỏi, tạm gọi là “cao thủ” đòi nợ của công ty được hai, ba chục chai (hai, ba chục triệu đồng)/tháng không?”, ông ngắt lời ngay: Mức đó thì không việc gì phải theo nghề đòi nợ!
Ông phân tích, lương cứng của nhân viên thu nợ thì cũng bình thường, nhưng thu nhập chính của họ là phần trăm (%) từ doanh số nợ thu được. Người hay nhóm trực tiếp đi thu tiền sẽ được hưởng 40% mức phí dịch vụ công ty thu của khách hàng.
Video đang HOT
Để đòi được nợ, chủ nợ phải chi cho công ty đòi nợ lên đến 50% khoản tiền cần đòi, song rất nhiều ngườivẫn tìm đến dịch vụ đòi nợ thuê, vì đa phần đó là những khoản nợ khó đòi.
Giả sử một hợp đồng thu nợ trị giá 500 triệu, phí dịch vụ công ty thu của khách hàng là 30% thì người trực tiếp đi làm sẽ được hưởng 60 triệu đồng! “Cao thủ đòi nợ thuê có thể thu về một vài tỷ đồng mỗi tháng là chuyện bình thường, nên mức thu nhập 20, 30 chai/tháng chả là cái đinh gì!”, ông H.L quả quyết. Và cũng vì thế, chuyện nhân viên đòi nợ thuê chỉ 1- 2 năm làm việc đã mua được nhà sang ở Sài Gòn, sắm được xe xịn hoàn toàn không phải chuyện lạ.
Ngoài mức phí dịch vụ đòi nợ thuê, chủ nợ còn phải hỗ trợ cho công ty đòi nợ phí thẩm định thông tin về hồ sơ chứng từ, cũng như năng lực tài chính, xác minh nhân thân của “con nợ”.
Theo thống kê mới nhất của cơ quan chức năng TP.HCM, tính đến đầu năm 2013, trên địa bàn thành phố có 19 công ty dịch vụ đòi nợ thuê, với khoảng 160 lao động đang làm việc. Tuy nhiên, trong mỗi công ty đều có những bộ phận không trực tiếp đi đòi thuê, như lễ tân, hành chính, kế toán,… nên con số nhân viên đòi nợ thuê (tên chính thức trên giấy tờ của họ là nhân viên thu nợ) ước chừng chỉ khoảng hơn 100 người. Chỉ riêng con số này đã thấy đây là một nghề hơi bị… hiếm.
Để trở thành nhân viên thu nợ thuê, với mức lương khởi điểm trên 10 triệu/tháng cộng doanh thu cao, yêu cầu đầu tiên là có kỹ năng đàm phán tốt, hoạt bát, biết ăn nói, không cần trình độ cao, kinh nghiệm nhiều.
“Cứ chửi đi, miễn trả nợ là được”
Công việc của dân đòi nợ thuê được mô tả tóm tắt: thực hiện các bước điều tra xác minh khách nợ (thuật ngữ dân trong nghề chỉ bên nợ hay dân gian vẫn gọi là con nợ), đàm phán với khách nợ, thu tiền về công ty.
Mô tả thì đơn giản nhưng thực tế công việc của họ là toàn lao vào “điểm nóng”, nguy hiểm trong không ít trường hợp, vì tâm lý chung của con nợ là không muốn trả tiền. Để tránh nguy hiểm, các nhân viên đòi nợ đều làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm phụ trách nhiều hồ sơ thu nợ khác nhau, và nhóm trưởng sẽ sắp xếp thời gian để làm việc với từng khách nợ cho hợp lý.
Anh Th., vốn xuất thân từ lái xe cho một công ty thu nợ thuê, học dần ngón nghề, sau đó mới xin vào làm cho một công ty đòi nợ thuê khác, kể lần đầu đi làm, khách nợ không hợp tác mà gọi công an. Lúc đó mình thiếu kinh nghiệm, lúng túng nên công an cứ tưởng là giang hồ, là xã hội đen. Họ còn vén áo từng người lên để xem có xăm trổ hay giấu vũ khí nóng gì không. “Mãi sau tôi mới bình tĩnh trình giấy tờ, pháp nhân đầy đủ nên được “thả” về, nhưng cái cảm giác bị đưa về đồn lúc đó tôi không thể quên được.”
Dân đòi nợ thuê dù hợp pháp hay không hợp pháp thì việc thường xuyên bị mắng chửi là điều họ “nghe riết và thấy bình thường. Bị mắng chửi là: “đồ đầu trâu mặt ngựa”, “đồ phá làng phá xóm”, “đồ vô công rỗi nghề”, “đồ đầu trộm đuôi cướp”,… là những câu nhẹ nhàng nhất, những câu nặng hơn thì không kể ra được, nhưng nghe riết thành quen. Cứ chửi đi, miễn trả tiền là được!”, anh Th. nói phương châm của mình.
Kinh tế khó khăn, nợ khó đòi ám ảnh không chỉ dân làm ăn mà còn với những món nợ mang tính chất “thân tình” cũng không đòi được. Vì thế, nhiều chủ nợ khốn khổ đã tìm đến các công ty đòi nợ thuê, coi như niềm hi vọng cuối cùng để “lấy được đồng nào hay đồng đó”. Vì thực tế mức phí các công ty này đưa ra rất cao, từ 15 đến 50% tùy số tiền cần thu hồi, ngoài ra còn có chi phí xác minh, thẩm định điều tra và cả phí công tác nếu nơi cần đòi nợ ở xa.
Sở dĩ các chủ nợ chấp nhận mức phí cao như vậy vì các khoản nợ đã chuyển đến công ty đòi nợ là những khoản nợ xấu, chủ nợ đã dùng đủ trăm phương ngàn cách nhưng vẫn không đòi được.
Cho nên, thu nhập cao của nhân viên đòi nợ quả là mơ ước nhưng có rất ít người làm được. Mỗi nhân viên có một “bí quyết” riêng để đòi nợ, thường là họ giấu tịt, nhưng nói chung, người đòi nợ thuê cần có năng khiếu “thuyết khách” để đàm phán với khách nợ. Cần phải biết kiên trì, không ngại va chạm để thu được tiền về. Và một điều không thể thiếu là phải am hiểu pháp luật để không phạm luật, để tránh bước qua những ranh giới mong manh có thể dẫn họ đến vòng lao lý.
Theo Tri thức
Rất cần một cú hích
Gốc của thu ngân sách bắt nguồn từ sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu. Khi tình hình khó khăn, đình trệ thì nguồn thu sẽ eo hẹp. Nếu hỗ trợ, tiếp sức cho sản xuất, hồi phục, tăng thu nhập cho doanh nghiệp, của các ngành kinh tế thì ngân sách Nhà nước sẽ có nguồn thu. Điều quan trọng nhất hiện nay là phải tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dù số doanh nghiệp giải thể đã giảm, sản xuất có dấu hiệu chuyển biến tương đối khả quan.
Đó là quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội. Ngân sách năm 2013 được dự báo có khả năng hụt thu, song theo ông Chủ nhiệm dù khó khăn đến đâu vẫn phải dành nguồn lực để tạo ra những cú hích cho nền kinh tế. Chính phủ không nên quá "thắt lưng buộc bụng", nhưng phải tính toán, chọn lọc việc chi sao cho hợp lý. Không nên dàn hàng ngang để kích cầu mà phải có sự cân nhắc, phải kích cầu vào những khu vực, dự án mang lại hiệu quả ngay.
Tương tự, Chính phủ cũng cần chú trọng cho chương tình mục tiêu quốc gia để giải quyết lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo... Chờ đợi và kỳ vọng vào những cú hích vĩ mô, cuộc khảo sát 700 doanh nghiệp về tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm và cảm nhận 6 tháng cuối năm cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp tỏ ra khá tin tưởng vào sự khởi sắc.
Theo công bố của Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam, giới doanh nghiệp nhận định, nửa đầu năm nay nhiều yếu tố trong môi trường kinh doanh sản xuất được cải thiện. Chất lượng các quy định pháp luật, chính sách, thủ tục hành chính đã tốt hơn. Đã có 32,3% số doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng để đầu tư, mở rộng sản xuất. Tỷ lệ doanh nghiệp nhìn thấy cơ hội phát triển là 28%, cảm nhận có chính sách ưu đãi về thuế là 20,7%. Lãi suất giảm là tín hiệu giúp doanh nghiệp mạnh dạn hơn khi quyết định kinh doanh. Tuy vậy có tới 69% doanh nghiệp cho rằng, giải quyết hàng tồn kho và đầu ra cho sản phẩm vẫn là bài toán khó giải.
Vì thế, giới doanh nghiệp kiến nghị, ngân hàng cần đưa ra những sản phẩm hỗ trợ phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, cần nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất phù hợp với tình hình lạm phát, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn. Nhận xét về những động thái "mềm tay" của chính sách tài khóa, một số chuyên gia cho rằng, dù đã có nhiều điều chỉnh về thuế cho doanh nghiệp nhưng vẫn chưa đủ, nhất là với doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp đang thua lỗ. Giảm thuế suất trên lợi nhuận chỉ tốt khi doanh nghiệp đang ăn nên làm ra. Nếu họ đang lỗ thì có giảm một nửa thuế cũng chẳng giúp được gì.
Đây là thời điểm nền kinh tế rất cần một cú hích. Chính phủ sẽ phát hành trái phiếu mở rộng quốc lộ 1A, quốc lộ 14 cộng với các gói kích cầu như 1 tỷ USD cho ngành y tế... sẽ có tác động kích cầu rất mạnh. Cộng đồng doanh nghiệp cũng mong chờ được kích cầu như vậy để tạo ra cú hích cho 6 tháng cuối năm, lấy đà cho năm sau.
Theo ANTD
Chuyện bịa về con cá tầm Sau chuyện gà lậu, rồi "gà thải loại" từ nước ngoài ngập tràn mọi "ngõ nhỏ, phố nhỏ" của Hà Nội, thì nay đến lượt loại cá tầm nguồn gốc Trung Quốc xuất hiện rất nhiều ở các chợ lớn, chợ nhỏ của Thủ đô với giá rẻ không khác gì... loại gà đã có tiếng xấu kia. Cá tầm ăn ngon, không...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mưa lớn quật đổ hàng loạt trụ điện ở Gia Lai

Trưởng công an cấp xã mới sẽ có thẩm quyền xử phạt như trưởng công an huyện

Phát hiện gần 1 tấn trứng gà non được gom trôi nổi suýt tuồn ra thị trường

Xác minh thông tin công ty trừ tiền lỗ vào lương công nhân

Diễn biến bất ngờ vụ xây nhầm nhà 3 tầng trên đất người khác

Nữ sinh "không mặc hở là khó thở" dùng chiêu nếu trường cấm váy ngắn, 2 dây

Xe cứu thương đi ngược chiều tại nút giao cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi

Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư "mẹ xin lỗi con gái"

Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ

Đường bị xẻ đôi nhiều năm chưa được khắc phục

Ba học sinh ở Hà Nội bị điện giật khi gỡ diều, 1 em tử vong

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét hàng giả
Có thể bạn quan tâm

Vợ Hồ Văn Cường rộ nghi vấn cưới chạy bầu, ảnh ở quán cà phê tố ngược chính chủ?
Netizen
14:09:24 15/05/2025
Khinh khí cầu bốc cháy, người đàn ông thiệt mạng sau khi cứu 2 người
Thế giới
14:03:43 15/05/2025
Hồng Vân kêu oan vụ "đá đểu" bà Hằng, mắng dân mạng mù quáng, cầu xin 1 bên
Sao việt
14:03:14 15/05/2025
Chỉ 30 phút đi bộ mỗi ngày mang lại hiệu quả hơn bạn tưởng
Sức khỏe
13:54:47 15/05/2025
Phương Mỹ Chi được khen vì hành động tinh tế bảo vệ đồng nghiệp
Tv show
13:53:40 15/05/2025
Người dùng điện thoại Android sẽ được nâng cấp tính năng chống lừa đảo
Thế giới số
13:48:01 15/05/2025
Điền Hi Vi: công chúa đẹp nhất xứ Trung, bị team qua đường tóm dính cảnh khó tin
Sao châu á
13:46:21 15/05/2025
Mẹ chê con dâu "ăn bám", chồng lập tức đáp lời khiến tôi bật khóc
Góc tâm tình
13:43:33 15/05/2025
Vụ 100 tấn TPCN giả: thành phần đạt dưới 30%, lộ số tiền lót tay cựu Cục trưởng
Pháp luật
13:37:36 15/05/2025
Khom Lưng: Tống Tổ Nhi 'gánh' nam chính còng lưng, 35 phút điểm nhiệt tăng vọt
Phim châu á
13:35:40 15/05/2025