Dịch vụ CNN+ bị khai tử sau 21 ngày hoạt động
Dịch vụ phát trực tuyến (streaming) CNN đã tiêu tốn 300 triệu USD trong 3 tuần, rồi bị công ty chủ quản quyết định khai tử.
CNN được khai trương ngày 28/3 tại New York. Ảnh: Getty Images
Công ty chủ quản của đài truyền hình CNN là Warner Bros. Discovery đã chính thức khai tử dịch vụ phát nội dung trực tiếp cao cấp CNN sau ba tuần hoạt động. Thông báo được đưa ra ngày 21/4 đã khiến toàn bộ nhân viên ở đây phải ngỡ ngàng.
Kênh truyền hình RT (Nga) đưa tin CNN vừa chi 300 triệu USD để tuyển dụng các nhân tài hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông cũng như kích hoạt và quảng cáo về dịch vụ này. Ngoài ra, dịch vụ còn có các khoản đầu tư trị giá 700 triệu USD.
Tạp chí Variety đã công khai sự việc vào sáng 21/4, cho biết Giám đốc điều hành Warner Bros. Discovery, ông David Zaslav là người đứng đằng sau quyết định trên. Đến trưa cùng ngày, ban lãnh đạo CNN đã lên tiếng xác nhận về thông tin trên với các nhân viên ở New York, đồng thời thông báo dịch vụ này sẽ dừng hoạt động vào ngày 30/4.
Về cơ bản, ông Zaslav muốn hợp nhất tất cả các thương hiệu của công ty dưới một dịch vụ phát trực tuyến. CNN được ủy quyền bởi cựu Giám đốc điều hành Warner Media Jason Kilar, chỉ vài tuần trước khi Discovery mua lại công ty mẹ AT&T vào đầu năm nay.
CNN đã lên kế hoạch đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ vào liên doanh này để thuê giám đốc điều hành, nhà sản xuất và nhân tài từ các trang mạng khác, đồng thời lên kế hoạch cho CNN hòa vốn sau 4 năm. Theo một số báo cáo, dịch vụ này đã thu hút tới 150.000 người đăng ký trong vài tuần đầu tiên.
Giám đốc điều hành tương lai của CNN Chris Licht nói với nhân viên của CNN rằng họ sẽ được trả lương trong 90 ngày tới và có cơ hội được tuyển dụng vào những nơi khác trong công ty.
Video đang HOT
'Nếu em không giặt đồ, mình sẽ ly hôn' - lời chồng nói khiến vợ tỉnh ngộ
Phụ nữ đã kết hôn nếu cứ nghĩ tất cả việc nhà là của mình thì sẽ đến một ngày, cô ấy phải nhận ra rằng làm vợ còn tệ hơn cả làm giúp việc, vì bà giúp việc ít ra vẫn còn được trả lương.
Ảnh minh họa: Sohu.
Nhiều phụ nữ nghĩ rằng mình đã kết hôn với đúng người nên hết mực tin tưởng vào anh ấy và tương lai của cả hai, nhưng sự thật lại không như ý. Cuộc sống luôn xảy ra những điều chúng ta không kỳ vọng, đó là chuyện thường, quan trọng là thay vì nhẫn nhịn trước mọi chuyện khiến mình luôn cảm thấy tồi tệ, cần nỗ lực để cùng nửa kia thay đổi.
Song Lê không ngờ rằng cuộc đời mình sẽ thay đổi đến chóng mặt sau khi lấy chồng.
Ngày còn mới yêu, chồng cô rất dịu dàng, ân cần và chăm sóc. Sau khi kết hôn, anh ấy không còn chu đáo như trước, vợ muốn làm gì cũng kệ.
Sau 5 năm chung sống, Song Lê nhận thấy sự vô tâm của chồng ngày càng nghiêm trọng. Chồng cô nói về bình đẳng nam nữ nhưng luôn phó mặc mọi việc trong gia đình cho vợ. Cô cảm thấy khó chịu nhưng lại đang phụ thuộc kinh tế vào chồng nên không thể "đối đầu" cùng anh ấy.
Thời điểm cuộc hôn nhân của họ được 2 năm, con gái chào đời, gia đình nhỏ bắt đầu rạn nứt, khởi nguồn từ việc bố chồng cô đột ngột mất do tai nạn. Đây là một nỗi đau chí mạng đối với mẹ chồng. Từ đó, bà thường xuyên đau ốm.
Ban đầu hai vợ chồng dự định mẹ chồng sẽ giúp họ chăm cháu, nhưng giờ bà như vậy, chẳng còn tâm trí nào để ý đến đứa trẻ. Song Lê đành xin nghỉ việc để ở nhà chăm con, trở thành một bà nội trợ. Vì rất lo lắng cho tâm lý của mẹ chồng nên cô đón bà về chăm sóc, cũng từ đó, trong gia đình, Song Lê phục vụ 3 người: Mẹ chồng, chồng, và con nhỏ.
Tinh thần của mẹ chồng cô đã khá lên nhiều, bà đã chấp nhận sự thật rằng ông không còn trên cõi đời này nữa. Nhưng tin xấu lại đến. Bà đi khám sức khỏe, phát hiện mắc bệnh ung thư. Tâm lý bà lại suy sụp, bà khóc và muốn từ bỏ việc điều trị. Rất mất công sức Song Lê mới có thể thuyết phục mẹ chồng nhập viện, đồng nghĩa với cô mỗi ngày lại bận rộn nhiều hơn.
Khi chồng tan làm về nhà, Song Lê nhờ anh ấy chăm con để vào viện chăm sóc mẹ chồng nhưng anh ấy nói một câu: "Anh kiếm tiền nuôi gia đình rồi, lấy em để được tích sự gì?".
Song Lê không tranh cãi với chồng, cô tự nhủ có lẽ anh đang chịu nhiều áp lực công việc.
Ca mổ của mẹ chồng thành công và có thể xuất viện về nhà. Nhưng bà không muốn ở nhà con trai, không thích tiếng ồn ào của trẻ con, nên về quê dưỡng sức.
Từ đó, Song Lê phải chạy qua chạy lại giữa hai bên để chăm lo cho sức khỏe của mẹ chồng.
Chồng cô suốt ngày ỷ lại "tôi kiếm tiền nuôi gia đình", về đến nhà anh ấy như đồ bỏ.
Trăm việc đổ lên đầu, Song Lê cảm thấy rất mệt mỏi. Việc nhà là việc chồng cô có thể tự tay giải quyết nhưng anh cho rằng vợ không có việc làm thì phải lo hết việc nhà.
Sau ca mổ, mẹ chồng Song Lê gặp biến chứng. Cô lại là người đưa bà đến viện tái khám, xoa dịu tâm trạng mẹ chồng, cũng vì thế mà việc nhà phải bỏ bê, bát đũa chất đống chưa rửa được, quần áo cũng không giặt.
Cô đã nhắn tin nhờ chồng xử lý việc nhà. Thế nhưng lúc về, tưởng sẽ thấy nhà cửa ngăn nắp, ai ngờ cô lại bị chồng mắng: "Nếu em còn quên giặt giũ thì chúng ta sẽ ly hôn". Cô chỉ còn biết cười trong đau khổ: "Làm vợ hóa ra tệ hơn cả làm osin. Osin ít ra vẫn còn có lương anh ạ".
Câu nói này đã khơi dậy sự bất mãn trong lòng chồng Song Lê, anh ta chỉ trích vợ thật không ra gì. Anh ta nói mình rất không hài lòng với vợ những ngày này. "Mẹ chồng không được khỏe mà làm dâu không chịu để ý trước", "Con thì lên cơn sốt, không biết mẹ chăm kiểu gì", "Nhà cửa thì thế này, bừa bãi và nhốn nháo". Chồng cô nói với vợ: "Em không nên để anh phải lo lắng về những chuyện này. Em không biết ra ngoài kiếm tiền khó như thế nào đâu".
Song Lê thở dài thất vọng. Cô nhận ra mình đã quá sai lầm khi ôm đồm tất cả mọi công việc trong nhà. Bởi nghĩ thương chồng ra ngoài vất vả nên cô muốn cáng đáng mọi việc nội trợ, nhưng anh ấy lại không hề coi trọng, xem vợ làm việc không công trong nhà là một chuyện đương nhiên mà không hiểu, với núi công việc đó, nếu phải tìm người làm, anh ta sẽ mất một khoản phí không hề nhỏ.
Đàn ông nên học cách quán xuyến việc nhà với vợ, học cách trông con và sẵn sàng rửa bát, lau nhà, giống như cách các bà vợ sẵn sàng chia sẻ áp lực kiếm tiền với chồng, không tiêu xài hoang phí, không gây thêm áp lực tài chính lên anh ta.
Trong hôn nhân, kiểu "đàn ông ra ngoài kiếm tiền, đàn bà làm nội trợ" không đáng sợ, đổi vai cũng chẳng sao. Nhưng dù ở khuôn mẫu nào, các trách nhiệm cũng cần được phân chia một cách rõ ràng, để đôi bên đều cảm thấy hài lòng và hòa hợp được trong cuộc sống đó.
Nhiều người phụ nữ buộc phải trở thành bà nội trợ, nhưng dù vì bất cứ lý do gì, đừng cắt đứt sự tiếp xúc của bạn đối với xã hội, nếu không, bạn sẽ thực sự phải dựa dẫm vào đàn ông trong cuộc đời này.
Tiết kiệm cũng nhiều thể loại quá sức: Thêm 1 chiêu mới cho hội chưa biết phải tích góp tiền bạc như thế nào Lo lắng vì ngốn hết tiền không để dành được đồng nào? Vậy còn chần chờ gì mà không tìm hiểu chiến lược này ngay! Trả tiền cho bản thân trước (Pay yourself first) là một chiến lược lập ngân sách. Các cá nhân nên đóng góp vào tài khoản hưu trí, quỹ khẩn cấp, tài khoản tiết kiệm trước khi chi tiền...