Dịch vụ cho thuê lao động: Doanh nghiệp làm ẩu, lao động thiệt thòi
Hoạt động cho thuê lao động tại Việt Nam đang phát sinh nhiều vấn đề mâu thuẫn. Doanh nghiệp (DN) cho thuê chưa đảm bảo điều kiện kinh doanh, thiếu kiểm soát khiến cho quyền lợi của người lao động (NLĐ) không được đảm bảo.
Mặt được và mặt hạn chế
Từng là đơn vị thuê lại lao động làm nghề may, bà Nguyễn Tố Lam – Phó Giám đốc một công ty may tư nhân tại Hà Nội – cho biết, lĩnh vực kinh doanh của công ty bà rất cần tới dịch vụ cho thuê lại lao động.
Theo bà Lam, công ty của bà là công ty tư nhân vừa và nhỏ, nên chỉ khi có đơn hàng của đối tác công ty mới thực hiện sản xuất. Nếu tuyển lao động, ký hợp đồng dài hạn thì đây sẽ là gánh nặng lớn với phía công ty. “Chính vì vậy, công ty tôi chọn cách thuê lại lao động. Mặc dù chi phí thuê lại lao động không hề thấp. Mức lương có thể phải trả lương cao hơn, nhưng lại giúp cho công ty chủ động hơn trong sản xuất. Quan trọng hơn nữa là lao động thuê lại thường là lao động có tay nghề, không cần phải đào tạo lại nhiều. Tuỳ thuộc tính chất các đơn hàng mà chúng tôi có kế hoạch thuê lao động phù hợp. Ví dụ, đơn hàng may thuê lao động may, đơn hàng thêu thì thuê lao động thêu… Mọi vấn đề lương, chế độ an sinh đều do phía công ty cho thuê đảm nhiệm nên công ty không bị phát sinh thêm nhân viên, giúp tiết kiệm chi phí nhân công” – bà Lam nói.
Hoạt động cho thuê lại lao động khá phổ biến ở một số ngành như dọn vệ sinh công nghiệp, may mặc, lắp ráp… (ảnh minh họa). Minh Nguyệt
Bên cạnh những mặt được ở trên, bà Lam cũng chỉ ra những hạn chế trong việc thuê lao động. “Thực tế, chúng tôi từng làm việc với nhiều công ty cung ứng lao động, từ lao động có tay nghề như may mặc hay lao động dọn vệ sinh, có nhiều lần chất lượng lao động cũng không được như cam kết. Thêm vào đó, lao động cũng cho biết họ được nhận mức lương thấp hơn nhiều lần so với số tiền phía công ty tôi trả lương. Cá biệt, có công ty cho thuê lao động sau khi nhận lương từ công ty thuê lao động còn nợ lương, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), khi lao động ốm đau, tai nạn lao động cũng không được hỗ trợ…” – bà Lam phân tích thêm.
Về phía đơn vị cho thuê lại lao động, ông Đ.V.N – Giám đốc một công ty dịch vụ dọn vệ sinh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, bản thân công ty hiện nay đang hoạt động trong lĩnh vực cung ứng cho thuê dọn vệ sinh và giúp việc gia đình. Tuy nhiên, nếu chiếu theo điều kiện để được kinh doanh trong loại hình cho thuê lao động thì công ty chưa đủ điều kiện. “Công ty chúng tôi là công ty nhỏ, làm trong lĩnh vực dọn vệ sinh vốn điều lệ khá ít. Theo quy định, muốn cho thuê lao động phải có 2 tỷ đồng để ký quỹ, chúng tôi đã chẳng có, nay lại đề xuất lên 3 tỷ thì càng khó cho chúng tôi. Thêm nữa, nhiều điều khoản cấp phép hoạt động cho công ty hoạt động trong lĩnh vực này cũng chưa phù hợp” – ông N chia sẻ.
Chính bởi lý do đó mà lâu nay công ty của ông N thường lách luật, cho thuê lao động “chui”. Một là làm việc trực tiếp với đối tác cung ứng lao động và hưởng tiền phí môi giới lao động, hai là cho thuê nhưng với danh nghĩa là cung ứng, tuyển dụng giúp lao động giúp. “Chúng tôi hiểu điều này là không đúng luật, nhưng không còn cách nào khác bởi thủ tục cấp phép hạn chế, tiền ký quỹ để được cấp phép cho thuê lao động cao, chi phí phát sinh quản lý, đảm bảo phúc lợi, lương thưởng, BHXH… cho lao động lại khá nhiều” – ông N nói.
Video đang HOT
Quy định rõ trách nhiệm của từng bên với NLĐ
Bà Tống Thị Minh – Cục trưởng Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương (Bộ LĐTBXH) cho biết, cho thuê lại lao động là một loại hình kinh doanh đã hình thành từ những thập niên 1960-1970 ở các nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… Theo Tổ chức Lao động quốc tế, hoạt động cho thuê lại lao động có những tính chất rất đặc thù và được hiểu một cách khái quát là một DN tuyển dụng lao động vào công ty rồi ký hợp đồng lao động với NLĐ, sau đó DN này lại ký hợp đồng cho công ty khác thuê lại lao động để sử dụng. Còn các chế độ, chính sách về lương, thưởng được công ty cho thuê lao động chịu trách nhiệm.
Ở Việt Nam, hoạt động cho thuê lại lao động đã hình thành từ giai đoạn 1980-1990 nhưng chưa có điều khoản nào được chế tài trong Bộ luật Lao động. Chính vì vậy, hoạt động cho thuê lại lao động bắt đầu được lấy ý kiến đóng góp và đưa vào dự thảo luật và chính thức có hiệu lực tại Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012. Hiện nay, Bộ LĐTBXH đang tiếp tục lấy ý kiến sửa đổi các điều khoản nhằm minh bạch hoá thị trường cho thuê lao động.
Theo Bộ LĐTBXH, cuối năm 2016 cả nước có 126 DN được cấp phép và hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động, tập trung chủ yếu ở các tỉnh khu vực phía Nam. 4 tỉnh có nhiều doanh nghiệp cho thuê lại lao động nhất là TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Hà Nội, chiếm hơn một nửa số DN cho thuê lại lao động trong cả nước.
Ông Phạm Minh Huân – nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH đánh giá cao những lợi ích từ dịch vụ cho thuê lao động. Ông Huân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế phát triển liên tục thì dịch vụ cho thuê lại lao động sẽ góp phần hỗ trợ phát triển thị trường lao động, đồng thời góp phần chuyên môn hóa lực lượng lao động. Điều này sẽ nâng cao tiêu chuẩn dịch vụ, thương hiệu, chuẩn hóa, chuyên môn hóa cao hơn cho DN cũng như lao động.
Theo ông Huân: “Hiện nay Bộ LĐTBXH mới nặng về cấp phép, quan trọng giờ là đánh giá lại hoạt động xem pháp luật đã phù hợp với thực tế chưa. Thêm nữa, cần xem tác động của hoạt động cho thuê với NLĐ như thế nào vì bản chất hoạt động cho thuê lao động là bóc lột sức lao động”.
Đồng tình với quan điểm của ông Huân, bà Nguyễn Thị Lan Hương – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động (Bộ LĐTBXH) cho rằng: “Muốn dịch vụ cho thuê lao động minh bạch thì chúng ta cần đưa thêm các điều khoản ràng buộc trách nhiệm đóng BHXH cho lao động. Theo đó, phải cụ thể hoá xem DN thuê hay cho thuê phải chịu trách nhiệm đóng BHXH. Ngoài ra, quy định ai phải chịu trách nhiệm khi NLĐ bị tai nạn lao động, ai sẽ đóng BHXH… cũng cần phải được quy định cụ thể trong luật, không thể để thỏa thuận, vì thỏa thuận nếu không thành công sẽ rất bất lợi cho NLĐ” – bà Hương nói.
Theo Danviet
Vì sao đóng BHXH mà vẫn không được hưởng?
Khi cho người khác mượn hồ sơ để làm việc liên quan đến bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ gặp rất nhiều rủi ro khó lường.
Dù pháp luật đã quy định rõ những chế tài nhưng nhiều người vẫn cho người khác mượn hồ sơ bảo hiểm xã hội (BHXH) để đi làm thủ tục tham gia chế độ BHXH cho họ. Rốt cuộc, cả đôi bên đều không được hưởng BHXH, thậm chí phải đối diện với chuyện bị phạt tiền hoặc khởi tố hình sự.
Rủi ro khó lường
Chị Nguyễn Thị B. (Bình Dương) tham gia BHXH sáu năm. Sau đó, người em gái mượn hồ sơ của chị để đi làm và tham gia BHXH hai năm. Sau đó, em gái chị B. nghỉ làm và mượn CMND của chị đi nhận bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và BHXH.
Đến lượt mình, chị B. làm thủ tục hưởng BHTN thì không thể làm được vì chị nhận được thông báo đã lĩnh khoản này từ cách đây hai năm. Chị đã phản ánh lên cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương đang gặp khó khăn trong việc hưởng BHTN và BHXH.
Một trường hợp khác là chị Lê Thị M. (quê Nghệ An) là công nhân tại Công ty TNHH May mặc MTV SP (KCN Sóng Thần, Bình Dương). Do chưa đủ tuổi lao động nên chị M. đã mượn bộ hồ sơ xin việc của người thân để ký hợp đồng lao động.
Mới đây, khi làm thủ tục nhận trợ cấp thai sản, công ty yêu cầu chị M. nộp giấy tờ liên quan thì phát hiện hồ sơ xin việc là của chị ruột. Chính vì vậy công ty đã không thể giải quyết chế độ thai sản cho chị M.
Theo bà Lê Minh Lý, Giám đốc BHXH tỉnh Bình Dương, từ đầu năm đến nay, BHXH tỉnh đã phát hiện hơn 103 hồ sơ BHXH trùng tên do người lao động mượn hồ sơ của người khác để đi làm.
Khi phát hiện trùng hồ sơ thì cơ quan BHXH sẽ tiến hành xác minh. "Khi xác minh là đúng thì tùy vào thời điểm mượn, người mượn hồ sơ sẽ được công nhận hay bị hủy bỏ toàn bộ thời gian tham gia; đồng thời không được giải quyết các chế độ BHXH, BHTN hoặc thu hồi các chế độ đã hưởng. Ngoài ra, giữa người mượn và người cho mượn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp quyền lợi về BHXH, BHTN..." - bà Lý cho biết thêm.
Người lao động làm thủ tục BHXH tại BHXH tỉnh Bình Dương. Ảnh: VŨ HỘI
Đừng bao giờ cho mượn hồ sơ BHXH
Theo Giám đốc BHXH tỉnh Bình Dương Lê Minh Lý, đối với người cho mượn hồ sơ, trong giai đoạn chờ xác minh thì tạm thời người lao động sẽ chưa được cấp sổ BHXH. Mọi quyền lợi về chế độ BHXH trong giai đoạn này sẽ chưa được giải quyết. Trường hợp người mượn hồ sơ đã chết hoặc di chuyển đi nơi khác sinh sống thì việc giải quyết sẽ rất phức tạp và người chịu hậu quả sẽ là người cho mượn hồ sơ.
Đối với người mượn hồ sơ thì cũng sẽ không được hưởng chế độ thai sản (trường hợp là nữ - PV), vì tên người tham gia BHXH và tên người mẹ trên giấy khai sinh khác nhau. Trong thực tế đã có trường hợp khi người lao động sinh con, nhập viện bằng tên của người cho mượn hồ sơ để được hưởng chế độ BHYT, chế độ thai sản nhưng khi phát hiện trùng hồ sơ, người lao động phải trả lại số tiền đã hưởng chế độ thai sản cho cơ quan BHXH; không được hưởng chế độ hưu trí, BHXH một lần, BHTN... do tên người tham gia ghi trên sổ BHXH và tên người đăng ký hưởng khác nhau.
Về phía cơ quan BHXH, phải thông báo với đơn vị sử dụng lao động, mời người lao động lên xác minh, bố trí nhân viên để phối hợp với ngành LĐ-TB&XH xác minh hồ sơ, xử lý dữ liệu liên quan... Điều này gây mất sức và lãng phí về nhân lực, thời gian, tài chính.
"Người lao động tuyệt đối không cho người khác mượn, thuê mướn hoặc bán hồ sơ của mình vì đó là hành vi vi phạm pháp luật..." - bà Lý khuyến cáo.
Phạt tiền, khởi tố hình sự
Giám đốc BHXH tỉnh Bình Dương Lê Minh Lý cho biết nếu người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH, BHTN sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 88/2015).
Đặc biệt, Luật BHXH quy định rõ về hành vi "gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH, BHTN". Tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính tương ứng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận BHXH, BHTN theo Điều 214 BLHS.
VŨ HỘI
Theo PLO
Hàng ngàn người chờ nhiều tháng chưa nhận được trợ cấp thất nghiệp Theo quy định, tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên và kế tiếp của người lao động trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận quyết định. Tuy nhiên, tại tỉnh Bình Dương, hiện có hàng ngàn trường hợp quá thời gian hẹn 1-3 tháng vẫn chưa nhận được tiền....