Dịch vụ an ninh tư nhân Mỹ và phương Tây: “Thuê người đổ máu”
Hàng triệu người phải sống lầm than trong kinh tế kiệt quệ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá do nội chiến và can thiệp quân sự ở Lybia. Hàng triệu công dân Columbia, Mexico ngày đêm lo lắng trước nạn bắt cóc tống tiền hay những người Pakistan và các nước khu vực Trung Đông nơi những vụ đánh bom liều chết xảy ra như cơm bữa… và còn nhiều, nhiều nữa…
Thực sự đó là bi kịch của những quốc gia nói trên. Tuy nhiên, với các công ty an ninh tư nhân Mỹ và phương Tây, những thị trường này giờ đây quả là béo bở. Họ đã không bỏ lỡ thời cơ hốt bạc từ hoạt động an ninh tư nhân và bắt tay với chính phủ các nước sở tại khiến cho hoạt động này biến tướng trở thành một dạng “thuê người đổ máu”.
Những thị trường béo bở
Trước đây người ta từng chứng kiến, khi cuộc chiến chống ma túy diễn ra ác liệt tại Columbia và tình hình an ninh hỗn loạn của bọn bắt cóc, buôn người tại Mexico thì hai đất nước này cũng được xem là mảnh đất màu mỡ của bọn tội phạm. Đây chính là “thời cơ” để các công ty an ninh tư nhân tha hồ kiếm lợi. Các công ty này không chỉ cung cấp dịch vụ bảo vệ an toàn mà còn làm luôn dịch vụ giải quyết các vụ bắt cóc, như thương lượng trả tiền chuộc để giải thoát con tin – một loại hình dịch vụ “quản lý rủi ro”. Họ tìm cách thương lượng với bọn bắt cóc để giảm mức tiền chuộc cho thân chủ và tránh tối đa việc gây căng thẳng với tội phạm để bảo toàn tính mạng cho nạn nhân.
Tương tự, tình hình bất ổn ở khu vực Trung Đông liên tục gia tăng khiến người dân ở đây bất an và hoảng loạn hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh hàng loạt vụ đánh bom liều chết xảy ra như cơm bữa khiến đe dọa an ninh ngày càng là vấn đề nóng. Và dĩ nhiên đó là cơ hội cho ngành công nghiệp dịch vụ bảo vệ an ninh tư nhân ở Pakistan nở rộ. Chi phí đầu tư cho an ninh tư nhân ở Pakistan hiện rất cao, khoảng 60 triệu USD/năm. Nhiều công ty, khách sạn… đã không ngần ngại bỏ ra hàng triệu USD để huấn luyện nhân viên, cập nhật hệ thống an ninh… miễn sao mọi người được bảo đảm an toàn. Hiện ở Pakistan có khoảng 400 công ty an ninh tư nhân lớn, khoảng 300 nghìn công ty vệ sĩ nhỏ. Tuy nhiên, cung vẫn không đủ cầu.
Trong số loại hình dịch vụ này phải kể đến “Công ty an ninh 2000″ – một cơ sở huấn luyện, đào tạo nhân viên an ninh đặt trụ sở ở Karachi. Mặc dù công ty này đã có 10.000 nhân viên, làm việc khắp đất nước nhưng nhu cầu tuyển dụng vẫn rất cao. Những người vừa được công ty tuyển dụng đang trong quá trình huấn luyện đặc biệt, không chỉ học cách sử dụng vũ khí, học về tâm lý, mà còn cả cách đối phó với các vụ đánh bom liều chết.
Ngoài ra, ở Pakistan còn xuất hiện các đơn vị được phép sử dụng bệ phóng tên lửa, các loại súng, lựu đạn… để đẩy lui các chiến binh Hồi giáo. Họ là những binh lính xuất thân từ các bộ lạc, được huy động khi xảy ra xung đột. Đó là tác giả các vụ tấn công liều chết và đánh bom khiến khoảng 2.000 người thiệt mạng ở Pakistan trong hai năm qua.
Cả FBI và quân đội Mỹ đều hợp tác với thành viên Eclipse Group trong các chiến dịch ở Afghanistan và Pakistan (ảnh nhỏ: Duane R.Clarridge – Ông chủ đầy quyền lực của mạng lưới Eclipse Group).
Chiến sự cũng là một cơ hội không thể bỏ qua. Thế giới từng lo ngại khi mô hình an ninh tư nhân bùng nổ tại Iraq vào năm 2004, một năm sau cuộc chiến của Mỹ nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Saddam Hussein. Thiếu nhân lực, quân đội Mỹ và Bộ Ngoại giao nước này đã ký hợp đồng thuê các công ty an ninh tư nhân bảo vệ các đoàn xe tiếp tế, các căn cứ quân sự và các nhà ngoại giao ở Iraq. Doanh thu toàn cầu của loại hình dịch vụ này khi đó đạt đến 100 tỉ USD, trong đó thị trường Iraq chiếm đến 70%.
Video đang HOT
Theo số liệu của Lầu Năm Góc, có khoảng 20.000 nhân viên an ninh tư nhân ở Iraq nhưng trên thực tế con số này lên tới gần 50.000 người. Đây là lực lượng an ninh tư nhân lớn nhất mà Mỹ từng ký hợp đồng trong một cuộc chiến tranh.
Vậy nhưng theo nghiên cứu mới nhất của tạp chí Jane”s Defence Weekly, quy mô thị trường Libya ít nhất sẽ ngang bằng Iraq hồi những năm 2004-2005. Tại những vùng chiến sự, người ta có thể thuê được tất cả: vũ khí, đạn dược, huấn luyện, phương tiện vận chuyển hay doanh trại. Và dĩ nhiên, chi phí cho những dich vụ này là những con số “trên trời”. Thực sự dịch vụ an ninh tư nhân là một chiếc máy in tiền công suất cao.
Chính quyền của ông Gaddafi suy sụp làm xuất hiện một khoảng trống quyền lực tại đất nước Libya đang hỗn loạn này. Các công ty phương Tây sẽ đổ vào khai thác dầu mỏ, khí đốt với nhu cầu bảo vệ an ninh. Đây chính là thời điểm ngày càng trở nên cấp thiết để các công ty an ninh tư nhân lũng đoạn. Libya sẽ là một “mỏ vàng” mới.
Gián điệp tư nhân
Theo tờ Thời báo New York, có một lực lượng đông đảo nhân viên gọi là “mạng lưới gián điệp tư nhân” đang làm việc tại Kabul có nhiệm vụ hằng ngày báo cáo gửi về FBI. Nổi bật trong số này là mạng lưới có tên Eclipse Group thuộc công ty điều tra của Duane R.Clarridge – một cựu quan chức cao cấp trong Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đứng đầu.
Nhân viên của công ty an ninh tư nhân Mỹ Blackwater.
Nhân vật này rất ít có mặt ở Afghanistan hay Pakistan mà chỉ điều hành và kiểm soát các hoạt động của công ty theo phương thức “điều khiển từ xa”. Duane R.Clarridge cho biết, mạng lưới của ông hoạt động hiệu quả nhờ những khoản tài chính khổng lồ và có được sự tin cậy của không chỉ FBI mà còn của nhiều lực lượng an ninh các nước khác.
Thời gian qua, Eclipse Group còn giúp FBI điều tra cả những cáo buộc tham nhũng trong Chính phủ Afghanistan và những mối quan hệ mờ ám giữa một số người thân của Tổng thống Hamid Karzai với các tổ chức tội phạm bên ngoài. Chính Eclipse Group đã cung cấp tài liệu về các hợp đồng làm ăn giữa người anh của ông Hamid Karzai là Ahmed Wali Karzai với các công ty vệ sĩ tai tiếng và cả những chuyến hàng bí mật chở tiền của giới chức Afghanistan tới Dubai.
Vì việc thuê gián điệp tư nhân ở Mỹ, đặc biệt là trong quân đội bị cấm nên cho đến nay, Lầu Năm Góc cũng như FBI vẫn từ chối bình luận thông tin về sự hợp tác với Eclipse Group. Mạng lưới này được che giấu dưới vỏ bọc một chương trình thu thập thông tin bình thường của chính phủ. Một điều đáng chú ý là Eclipse Group có thâm niên hoạt động tình báo ở nước ngoài tới hơn 20 năm.
Từng là lãnh đạo bộ phận về Mỹ Latinh của CIA và giúp CIA thành lập Trung tâm Chống khủng bố, ông chủ Duane R.Clarridge có mối quan hệ khá thân thiết với giới chức an ninh Mỹ. Thời gian hoạt động ở một loạt quốc gia như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia… của ông cũng tạo nên một sự tin cậy lớn đối với đối tác như Lầu Năm Góc và FBI. Do đó, ngay cả giới chức hai cơ quan này đều phải ngầm thừa nhận rằng, tại Afghanistan và Pakistan, lực lượng nhân viên của Eclipse Group vẫn hoạt động hiệu quả nhất và mang đến nhiều thông tin giúp ích cho cuộc chiến chống khủng bố cũng như những chiến dịch truy quét tàn quân Taliban của Mỹ và liên quân.
Và dù Afghanistan đã cấm các hoạt động của công ty an ninh tư nhân tại nước này, bằng cách nào đó Eclipse Group vẫn được tồn tại. Không những thế, giờ đây Eclipse Group còn đang trở thành đối tác không thể thiếu không chỉ với lực lượng an ninh Mỹ mà còn cả các đồng sự khác ở nước ngoài. Người ta đánh giá mạng lưới điệp viên của Duane R.Clarridge như “một CIA thu nhỏ” và khó có lực lượng nào có thể hoạt động hiệu quả hơn Eclipse Group.
Có nên tiếp tục “thuê người đổ máu”
Tình trạng tuyển dụng người khắp thế giới để thực hiện các công việc quân sự ở những nước khác ngày càng gia tăng đáng lo ngại. Xu hướng thuê ngoài và tư nhân hóa nhiều chức năng quân đội của một số nước thành viên trong 10 năm qua đã dẫn tới sự nở rộ của các công ty an ninh và quân sự tư nhân. Trớ trêu là, chính Liên Hiệp Quốc cũng đã thuê các công ty quân sự quốc tế cung cấp trang thiết bị chuyên dùng cùng nhân lực bảo vệ riêng cho các công sở của tổ chức này trên khắp thế giới. Các cuộc chiến ở Afghanistan, Iraq và giờ đây là Lybia làm gia tăng mạnh mẽ số lượng các công ty như vậy, kể cả các công ty làm việc cho Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ.
Thật ra ý tưởng “thuê người đổ máu” này được hình thành từ “sáng kiến” của các quan chức quân sự Anh sau khi nhiều quan chức hàng đầu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, bao gồm cả Tổng thư ký Andres Fogh Rasmussen thừa nhận rằng, cuộc xung đột ở Libya không thể giải quyết bằng giải pháp quân sự từ phía NATO. Họ cho rằng, những “chiến binh thuê mướn” này rất hữu ích cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Cùng quan điểm ủng hộ việc dùng lực lượng an ninh tư nhân đã dẫn chứng những “ưu việt” khác nữa của đội quân này là lực lượng này chiếm phần lớn trong hệ thống phòng vệ của các quốc gia khu vực phía nam châu Phi, từng có vai trò quyết định chấm dứt các cuộc nội chiến ở đây. Họ đã buộc phiến quân Sierra Leon phải ngồi vào bàn thương lượng. Tại Angola, lực lượng đánh thuê cũng góp phần cùng quân đội của chính phủ buộc Phong trào Yunita phải chấp nhận Nghị định thư Lusaka năm 1994 để chấm dứt đấu tranh vũ trang chống chính quyền.
Tuy nhiên năm 2010, Liên Hiệp Quốc lại đưa ra lời cảnh báo về lực lượng an ninh tư nhân là nguyên nhân rộ lên các cuộc xung đột tại châu Phi. Hiện 53 quốc gia thuộc lục địa này đều đã, đang hoặc vừa chấm dứt xung đột. Hiển nhiên châu Phi sẽ là mảnh đất màu mỡ cho đội quân thuê mướn sẵn sàng thực hiện các hành động đen tối theo lệnh của một vài chính phủ nào đó. Liên Hiệp Quốc khuyến cáo các quốc gia châu Phi cần đưa ra các luật để chấm dứt tình trạng lính đánh thuê tràn lan.
Tháng 11/2010, 58 công ty an ninh tư nhân đang hoạt động tại Iraq và Afghanistan, với sự ủng hộ của 35 quốc gia, trong đó có Mỹ và Anh, đã ký vào một luật ngăn chặn tình trạng nhân viên của các công ty bảo vệ tư nhân sử dụng vũ lực quá đáng trong khi thi hành công vụ. Riêng châu Phi, từ năm 2007 một số quốc gia đã ký vào một luật quy định các công ty bảo vệ tư nhân và các công ty an ninh quốc tế phải xin phép chính thức từ các chính phủ để được hoạt động trong các khu vực có chiến tranh.
Tuy nhiên cho đến nay, luật này cũng như nhiều luật khác trước đó đều chưa được thi hành hiệu quả. Bên cạnh đó, việc một quốc gia thuê lính nước ngoài để sử dụng tại một nước khác chỉ bị cấm bởi 30 quốc gia phê chuẩn một hiệp ước năm 1989. Mỹ và Iraq nằm trong số nhiều nước chưa phê chuẩn hiệp ước.
Một ủy ban Liên Hiệp Quốc gồm 5 thành viên đã được thành lập và nghiên cứu việc sử dụng các nhân viên an ninh tư nhân suốt hơn 2 năm qua và trực tiếp báo cáo lên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Họ cho biết, các công ty an ninh tư nhân này đang ráo riết tuyển dụng người từ khắp nơi, trong đó, các cựu binh và cựu cảnh sát rất được chào đón. Tại Chile, nhân viên mới được các công ty ở Mỹ, Jordan hoặc Iraq huấn luyện quân sự. Nhiều người Peru cũng được tuyển dụng để làm việc ở Iraq và Afghanistan dưới dạng nhân viên an ninh và ít nhất 1.000 người vẫn ở Iraq.
Các công ty an ninh tư nhân còn thuê người từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và những nơi khác ở châu Âu, Nga và Nam Phi… Khi các nhân viên an ninh tư nhân này tới các vùng chiến sự, quyền miễn trừ mà các luật quốc gia đã cho họ có thể dễ dàng có các hành vi không thể kiểm soát. Họ dường như chỉ phải chịu trách nhiệm trước công ty thuê họ làm việc mà thôi. Điều này dẫn tới nhiều sai phạm nghiêm trọng khó lường.
Vụ các tay súng của Công ty an ninh Blackwater ngang nhiên sát hại hàng chục thường dân Iraq hồi năm 2007 là một ví dụ quá rõ ràng. Việc sử dụng một lực lượng như thế cho “mục tiêu xây dựng dân chủ, bảo vệ quyền con người” mà Mỹ với phương Tây đang rêu rao liệu có thể chấp nhận?
Theo CAND
Canada mua thêm bom để không kích Lybia
Bộ Quốc phòng Canada dự định mua 1.300 quả bom Peyvuey GBU-12 để tiếp tục không kích Lybia.
Giám đốc Tổ chức nghiên cứu Washington Global Security, ông John Pike cho biết, lý do Bộ Quốc phòng nước này lên kế hoạch mua thêm bom là vì các nước thành viên NATO tham gia chiến dịch tại Lybia bắt đầu có dấu hiệu thiếu vũ khí cho cuộc không kích.
Hiện nay, các máy bay máy bay chiến đấu A/F-18 của Quân đội Canada đang sử dụng bom Paveway GBU-12 để không kích Lybia, loại bom mà nước này đã từng sử dụng trong chiến dịch ném bom Kosovo năm 1999.
Tính đến ngày 16/5/2011, các máy bay máy bay A/F-18 của Canada đã thực hiện khoảng 300 vụ không kích nhưng bộ quốc phòng nước này đã không cho biết chính xác các máy bay của họ đã sử dụng tất cả bao nhiêu quả bom.
Các chuyên gia tích hợp bom hàng không Paveway GBU-12 cho máy bay tiêm kích
Tháng 3 /2011, Canada đã điều 560 binh lính, 7 máy bay A/F-18 và 1 chiến hạm Charlotttetown tham gia chiến dịch của NATO.
Từ 31/3, từ khi bắt đầu chiến dịch (quyền kiểm soát chiến dịch được trao cho NATO), liên quân đã tiến hành 6.808 vụ không kích Lybia, trong đó có 2.656 vụ không chiến.
Hiện nay, tại vùng biển Địa Trung Hải có 21 tàu chiến của NATO thực hiện nhiệm vụ tuần tra.
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Peter MacKay tuyên bố Canada không có ý định triển khai thêm máy bay hay mở rộng vai trò của mình tại Libya trong thời gian tới.
Bom Peyvuey, được điều khiển bằng laser, nặng khoảng 230kg và có giá 100.000 USD.
Theo Báo Đất Việt
Tôn Hà Anh cô bạn Amser nhận học bổng của 5 trường đại học Mĩ Trong số các trường mà Hà Anh được nhận học bổng để học trong năm tới, có trường đại học danh giá nhất nước Mĩ là trường Harvard đấy! Họ và tên: Tôn Hà Anh Ngày sinh: 25/12/1992 Cựu học sinh lớp Anh1 - Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam. Hiện đang học tại trường THPT St.Andrew's (Mỹ) Thành tích: - Học bổng...