Dịch virus Corona: “Phép thử” cho rau quả, cá tôm Việt Nam
LTS: Không thể phủ nhận dịch viêm phổi cấp do virus Corona đã có những tác động nặng nề lên hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam, bởi cho đến thời điểm này Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng nhất.
Nhưng theo đánh giá của ngành chức năng và các chuyên gia, đây cũng là phép thử để nông sản Việt chuyển hướng thị trường.
Dịch Corona đang diễn biến phức tạp khiến một số mặt hàng chủ lực như thanh long, dưa hấu và nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam không thể xuất khẩu sang Trung Quốc, gây hiện tượng ùn ứ cục bộ ngay tại nơi sản xuất. Những ngày qua, bằng nhiều biện pháp, nhiều đơn vị, ngành chức năng tìm giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con.
Dưa hấu “nằm đường”
Không có thương lái đến mua, người trồng dưa hấu phải dựng lều bên quốc lộ bán lẻ với giá rẻ. Ảnh: P.V
Tại tỉnh Kon Tum, hàng trăm tấn dưa hấu thu hoạch xong chưa có thương lái đến thu mua đành phải “nằm đường” bán lẻ, với giá rẻ hơn so với trước tết, khoảng 4.000 đồng/kg trở lên.
Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Văn Khải – người trồng dưa hấu tại xã Tân Cảnh (huyện Đăk Tô) than thở, gia đình anh năm nay trồng 1ha dưa hấu, dày công chăm sóc hơn 3 tháng trời với chi phí khoảng 120 triệu đồng. Năm nay ít dịch bệnh, dưa được mùa, quả to, năng suất được 35 tấn nhưng thời điểm này giá rẻ, thương lái ít mua hơn.
“Hàng ngày, gia đình tôi phải thu hoạch từng xe tải nhỏ, chở đi nhiều nơi để bán lẻ, bán tháo cho người dân đi đường hoặc bỏ cho các điểm bán dưa. 35 tấn dưa được bán với giá từ 2.000 – 4.000 đồng/kg, song cũng phải chấp nhận thôi vì bây giờ đang có dịch bệnh mà”, anh Khải cho biết.
Còn anh Võ Ngọc Hưng cho biết, năm ngoái giá dưa hấu 5.000 – 6.000 đồng/kg, với 2ha trồng tại Kon Tum anh lãi gần 100 triệu đồng, năm nay thì lỗ nặng. “Gần 2ha dưa hấu đang kỳ thu hoạch, với giá bán tại vườn 800 – 1.200 đồng/kg thì tôi phải bù lỗ hơn 100 triệu đồng” – anh Hưng buồn bã nói.
Chị Hoa – một thương lái vừa thu mua 5 tấn dưa hấu tại rẫy với giá 2.000 đồng/kg, rồi đem ra bán lại cho người đi đường với giá 4.000 đồng/kg cho biết, nếu bán hết đống dưa này, trừ hết công vận chuyển với công đứng bán thì cũng không lời được bao nhiêu. “Chủ yếu là mình san sẻ cho người trồng, giúp họ tiêu thụ một phần nào đó thôi. Dưa hấu ở đây nếu người trồng không thể bán sang Trung Quốc, tiêu thụ trong nước khó mà hết được” – chị Hoa nhận định.
Video đang HOT
Ngừng xông đèn cho thanh long ra trái
Đó là một trong những giải pháp bà Đinh Thị Phương Khanh – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An đưa ra tại hội nghị tìm giải pháp tiêu thụ thanh long tỉnh Long An (ngày 5/2).
“Dịch virus Corona không biết bao giờ được khống chế. Vì thế, thị trường Trung Quốc cũng không biết bao giờ nhập lại thanh long một cách bình thường. Do đó, các ngành liên quan cần vận động nông dân ngừng xông đèn cho thanh long ra trái” – bà Khanh khuyến cáo.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND huyện Tân Trụ Trương Thanh Liêm yêu cầu nông dân ngừng xông đèn cho thanh long vụ tới là không hợp lý.
“Mỗi vụ thanh long từ khi xông đèn đến thu hoạch là 3 tháng. Nếu bây giờ yêu cầu nông dân ngừng xông đèn và dịch virus Corona được khống chế thì tới lúc đó Long An sẽ thiếu hụt sản lượng thanh long xuất khẩu nghiêm trọng” – ông Liêm nói.
Đồng quan điểm này, còn có Giám đốc Sở Công Thương TP.Cần Thơ Nguyễn Minh Toại. Ông Toại cho rằng, nên có sự điều phối cho xông đèn bao nhiêu diện tích thanh long để cân đối sản lượng thu hoạch, tránh tình trạng ùn ứ như hiện nay.
Ông Nguyễn Quốc Trịnh – Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An cho biết, thời gian qua việc thực hiện tiêu thụ thanh long trên địa bàn tỉnh gần như bế tắc. Do ảnh hưởng dịch virus Corona, hầu hết khách hàng Trung Quốc đã hủy các đơn hàng thu mua thanh long tại các kho ở Long An với hơn 500 container, giá từ 40.000 – 50.000 đồng/kg. “Bù lại, các thương lái Trung Quốc hỗ trợ cho các nhà kho thu mua thanh long tại Long An 4.000 đồng/kg” – ông Trịnh thông tin.
Mới đây, Bộ Công Thương cũng khuyến nghị nông dân điều chỉnh ngay tiến độ sản xuất nông sản, tăng cường tiêu thụ nội địa, chuyển sang xuất khẩu theo đường chính ngạch các lô hàng có đủ điều kiện…
Theo Danviet
Thời virus corona, dừng đàm phán xuất khẩu chính ngạch sầu riêng
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, bệnh viêm phổi cấp do biến chủng virus corona đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc, việc đàm phán ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sầu riêng, khoai lang, thạch đen, yến cũng phải tạm dừng.
Tại Hội nghị thúc đẩy thương mại, phát triển sản xuất nông sản trước tác động của dịch bệnh corona do Bộ NNPTNT tổ chức chiều ngày 3/2, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, bệnh viêm phổi cấp do biến chủng virus corona là loại dịch bệnh mới cực kỳ nguy hiểm, đe dọa tính mạng người dân và nền kinh tế toàn cầu.
Nguy hiểm hơn là yếu tố thời tiết khiến dịch này càng nguy hiểm. Mưa phùn, lạnh giá ở miền Bắc cực kỳ phù hợp với loại bệnh này, điều đó dự báo một tương lai ảm đạm cho phát triển kinh tế toàn cầu.
Việt Nam hiện có 8 người bị, 3 tỉnh, thành phố đã công bố dịch. Trước tình hình này Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị, yêu cầu các cấp ngành vào cuộc một cách quyết liệt.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Trung Quốc là thị trường lớn, do đó, nông nghiệp sẽ chịu tổn thương nhất, ví dụ như nhiều mặt hàng thanh long, dưa hấu; tổn thương đến đầu tư.
"Hiện, tất cả các nội dung thương thảo giữa hai bên tạm dừng lại, ví dụ, sản phẩm sầu riêng, khoai lang, yến, thạch chuẩn bị ký nghị định thư để được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nhưng hiện tại giờ chưa biết thế nào" - Bộ trưởng nêu một thực tế.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Tùng (Hiệp hội Rau quả Việt Nam) cũng cho biết, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây đi Trung Quốc đã bị tê liệt do ảnh hưởng của dịch cúm Vũ Hán, các thương lái đặt mua ở vựa để xuất khẩu sang Trung Quốc phục vụ Rằm tháng Giêng đã đặt cọc thì cũng bỏ luôn do giá xuống quá thấp.
"Đơn cử như sầu riêng, trước Tết, giá đạt 70.000 đồng/kg, nay chỉ còn 40.000 đồng/kg; thanh long chỉ còn 3.000 - 4.000 đồng/kg, cá biệt có nơi giá dưa hấu chỉ còn 1.000 đồng/kg. Những nông dân không có liên kết với doanh nghiệp cũng thiệt hại nặng nề, các nông dân có liên kết vẫn được thu mua" - ông Tùng thông tin.
Giá dưa hấu còn 1.000 đồng/kg. Ảnh: Dũ Tuấn.
Trước thực tế này và dịch cúm do virus corona không biết bao giờ mới chấm dứt, Hiệp hội Rau quả Việt Nam kiến nghị Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào các thị trường khác; quy hoạch vùng trồng, làm tốt công tác bảo quản, riêng Bộ Công Thương hỗ trợ tiền điện cho những đơn vị tham gia bảo quản trái cây để vượt qua khó khăn trong giai đoạn này.
Ông Phạm Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An cũng cho biết, hiện nay, diện tích thanh long của Long An cho ra trái khoảng 9.587ha (trên tổng số 11.826ha) với sản lượng 320.000 tấn. Từ tháng 1 đến cuối tháng 2/2020, còn khoảng 30.000 tấn, trong đó 2.0000 đang tồn kho và cuối tháng 2/2020 thu hoạch 28.000 tấn.
Về cơ sở chế biến, thu mua, tỉnh Long An có 154 cơ sở và 100 cơ sở có kho lạnh, trung bình 50 tấn/kho, tương đương sức chứa là 7.000-8.000 tấn. Toàn tỉnh có 15 cơ sở có bán trực tiếp thanh long sang Trung Quốc; còn lại gia công, chế biến cho các kho của người Trung Quốc.
Việc tiêu thụ thanh long của Long An chủ yếu phụ thuộc vào khách Trung Quốc. Giá chủ yếu do các thương lái của Trung Quốc quyết định. Tuy nhiên, hợp đồng với nông dân không chắc chắn nên thường xảy ra rủi ro, do bán qua thương lái.
Nhiều vựa thu mua thanh long ở Long An đóng cửa. Ảnh: I.T
Diễn biến từ tháng 1 đến nay, có 2 công ty có sức mua lớn là: công ty Hồng Thái Dương mua 30-40% sản lượng, đặt cọc 300 container với giá mua 40.000-50.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến nay công ty này ngưng không mua, hứa hỗ trợ cho nông dân 4.000 đồng/kg. Công ty thứ hai là Công ty Phú Quý hủy 200 container, nhưng phát giá mua 5.000 đồng/kg. Một số công ty cũng đặt cọc giống như hai công ty trả nông dân 5.000 đồng/kg.
Trước tình hình tiêu thụ khó khăn, bà con nông dân khi thanh long ra trái, gần chín thì bà con chặt bỏ, thiệt hại rất lớn. Tỉnh Long An đã đi qua Trung Quốc tìm hiểu, xúc tiến thanh long, tuy nhiên thấy tình hình khó khăn.
Ông Cảnh đề xuất Cục Chế biến và PTTTNS (Bộ NN-PTNT), Bộ Công thương hỗ trợ xuất khẩu thanh long ở các cửa khẩu, kịp thời đàm phán, tháo gỡ khó khăn cho trái thanh long. Đồng thời, hỗ trợ xuất khẩu trái thanh long xuất khẩu, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối lớn trong nội địa.
Long An cũng đề nghị Bộ NNPTNT hỗ trợ kho lưu trữ ngủ đông, kéo dài thời gian lưu trữ, bảo quản thanh long, đồng thời mở rộng thị trường để tiêu thụ mặt hàng này.
Theo Danviet
Ảnh hưởng dịch cúm Corona, Long An bàn cách mua dự trữ thanh long Ông Nguyễn Quốc Trịnh - Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An vừa cho biết, để giải cứu thanh long cho nông dân trên địa bàn, tỉnh đang nhắm đến kế hoạch thu mua dự trữ thanh long. Cũng theo ông Trịnh, hiện Trung Quốc đã đóng giao dịch tại các cửa khẩu biên giới để kiểm soát dịch Corona, trong...