Dịch virus corona: Hà Nội gặp khó trong cách ly người tại khách sạn
Tại Hà Nội, công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra đang gặp khó khăn liên quan đến công tác cách ly các đối tượng tại khách sạn.
Chiều 10/2, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) của TP.Hà Nội đã giao ban trực tuyến dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý.
Tại hội nghị, đại diện các quận, huyện đã thông tin nhanh tình hình triển khai công tác phòng chống dịch trên địa bàn các địa phương.
Đáng chú ý, nhiều quận, huyện đã nêu lên những khó khăn trong công tác triển khai phòng chống dịch nCoV. Cụ thể, nêu khó khăn trong công tác cách ly các đối tượng cách ly tại khách sạn hiện nay, đại diện UBND quận Hoàn Kiếm cho biết: Quận đang gặp khó bởi có những người thuộc đối tượng cách ly nhưng họ không thuê khách sạn đủ 14 ngày, nên các cơ sở lưu trú này đề nghị có hướng dẫn về chi phí cũng như chế độ ăn uống như thế nào đối với những người phải cách ly thêm ngày ở khách sạn?
Đại diện quận Cầu Giấy nêu khó khăn trong việc thiếu vật tư y tế phục vụ công tác khử trùng, theo vị này, trên địa bàn quận Cầu Giấy có 5.000 người nước ngoài, trong đó có 397 người Trung Quốc đang lưu trú tại hơn 200 cơ sở.
Huyện Mê Linh kiến nghị với TP.Hà Nội cần có cơ chế quản lý, bồi dưỡng những cán bộ thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ những đối tượng thực hiện cách ly; đồng thời quan tâm việc bố sung khẩu trang tại các địa phương…
Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Ngô Văn Quý phát biểu tại hội nghị chiều 10/2.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Ngô Văn Quý nhận định: Mặc dù đến nay chưa ghi nhận ca dương tính với nCoV tại Hà Nội nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện ca mắc từ những trường hợp trở về từ vùng dịch với đặc điểm lây lan nhanh của dịch bệnh nCoV, không loại trừ khả năng dịch bùng phát và lan rộng khi có trường hợp mắc trên địa bàn TP.
Do vậy cần tiếp tục quyết liệt triển khai các biện pháp, kiểm soát chặt chẽ các trường hợp về từ vùng dịch, kịp thời phát hiện ca nghi ngờ mắc bệnh để cách ly, điều trị, bao vậy, khoanh vùng xử lý với mục tiêu không để xuất hiện ca bệnh thứ phát. Đặc biệt lưu ý có biện pháp xử lý cần thiết đối với những đối tượng không hợp tác việc cách ly.
Trước những kiến nghị được đại diện các quận, huyện, thị xã nêu ra trong Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho rằng, hiện nay, các trường hợp cách ly tập trung của TP hiện ăn theo tiêu chuẩn của chiến sĩ, 57 nghìn/người/ngày. “Vấn đề đặt ra là có đưa trường hợp du khách như ở Hoàn Kiếm vào khu cách ly tập trung này không. Ví dụ họ thuê khách sạn một ngày 200 USD thì xử lý thế nào?” – ông Quý nói và đề nghị lãnh đạo Sở Tài chính trả lời.
Đại diện Sở Tài chính Hà Nội cho biết, các trường hợp cách ly hiện đã có quy định cụ thể. Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế sẽ có báo cáo với Ban chỉ đạo. “Quy định tại Thông tư 32 cho thấy, các trường hợp bị cách ly thì người bị cách ly phải chi trả chi phí. Nhà nước chỉ chi trả cho các hộ nghèo” – vị này nói.
Về trường hợp được nêu ở quận Hoàn Kiếm, đại diện Sở Tài chính nhấn mạnh: “Theo quy định, người bị cách ly phải tự chi trả, nếu không thì chuyển về cơ sở cách ly tập trung của TP”.
Video đang HOT
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cũng cho rằng, với các trường hợp du khách bị cách ly mà đến hạn visa thì phải hỗ trợ, chứ không thể để những người này di chuyển đi nơi khác. Ông Hiền đề nghị các quận, huyện vận động các nơi cư trú hỗ trợ các trường hợp du khách này, nếu không được, phải đưa về khu cách ly tập trung của TP.
Liên quan đến chi phí cách ly, ông Hiền nói: “Đúng là Thông tư 32 quy định người bị cách ly phải chi trả chi phí. Tuy nhiên, Sở sẽ rà soát, phối hợp kiến nghị để thay đổi, vì nếu phải chi trả chi phí, nhiều người không chịu cách ly, ảnh hưởng đến việc phòng, chống dịch”.
Kết luận vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đề nghị quận Hoàn Kiếm vận động khách sạn giảm giá xuống một nửa hoặc miễn phí trong thời gian cách ly, nếu không điều chuyển những người này về khu cách ly tập trung của TP.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, tính đến 15h00 ngày 10/2, thế giới đã ghi nhận 40.614 trường hợp mắc bệnh nCoV, trong đó có 910 trường hợp tử vong (Trung Quốc có 908 trường hợp). Bệnh đã xâm nhập sang 27 quốc gia và vùng lãnh thổ ngoài Trung Quốc.
Tại Việt Nam, đã ghi nhận 14 trường hợp dương tính với nCoV, đã có 6 trường hợp khỏi bệnh. .
Tại Hà Nội, đến 15h00 ngày 10/2, chưa ghi nhận trường hợp dương tính với 2019-nCoV; có 49/53 trường hợp giám sát tại bệnh viện và cộng đồng có kết quả âm tính với nCoV, 4 trường hợp còn lại chưa có kết quả xét nghiệp và tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ. Hiện đã có 1.471 trường hợp được cách ly y tế và theo dõi giám sát sức khỏe do có tiền sử đi từ hoặc đi qua vùng dịch về; còn 861 người phải tiếp tục cách ly theo dõi sức khỏe.
Theo danviet.vn
Cô gái Việt từng nhiễm corona: 'Ra sân bay đi về mới biết Vũ Hán có dịch'
Chị N.T.T. là thành viên của đoàn 8 người Việt Nam sang tập huấn tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị nhiễm virus corona chủng mới (2019-nCoV), nay đã được chữa khỏi.
N.T.T. vui vẻ, tự tin trong ngày xuất viện sáng 3-2 - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Ngày 10-2 là tròn một tuần chị N.T.T. (25 tuổi, trú tại xã Định Hòa, huyện Yên Định, Thanh Hóa) khỏi bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (nCoV).
Chị T. xuất viện trong niềm vui, trở về gia đình cách ly tại nhà, dùng thuốc, ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi điều trị khỏi virus corona.
"Đây cũng là lời nhắn nhủ của em đến với các thành viên trong đoàn đi tập huấn ở Vũ Hán với em, với mọi người, trong đó có bạn đọc báo Tuổi Trẻ. Mọi người hãy tự tin, lạc quan, làm theo hướng dẫn phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế để chúng ta cùng đẩy lùi, chiến thắng dịch bệnh do virus corona trong một ngày không xa.
N.T.T. nói
Vũ Hán giá rét
Tốt nghiệp đại học, T. vào làm việc cho Công ty Nihonplas (Nhật Bản, đóng tại xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc). Giữa tháng 11-2019, T. cùng 7 công nhân được công ty cử sang quận Đông Tây Hồ, thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) tập huấn, tiếp cận công nghệ sản xuất mới.
Nhớ về thành phố Vũ Hán, trong ký ức của T. là những ngày giá rét kinh khủng, tuyết rơi đầy đường, trắng xóa, rất đẹp. Các thành viên trong đoàn ước ao có dịp đi chơi cùng nhau, hòa mình vào những bông tuyết rơi trên đường phố để "check in" các tấm ảnh thật đẹp, lãng mạn như phim Hàn Quốc.
Nhưng chưa thực hiện được dự định thì hết đợt tập huấn. Các bạn sang Vũ Hán để học việc nên cả 8 thành viên đều chăm chỉ học tập, ít khi ra ngoài đi chơi. Cả đoàn ăn, ở tại một khu tập trung do công ty bố trí.
Ngày ăn ba bữa do công ty lo, ở tập trung ngay công ty tập huấn, rất ít khi đi ra ngoài và siêu thị.
"Mấy hôm đầu mới sang, mọi người đều không quen ăn các món ăn ở Vũ Hán nên nhớ da diết những bữa cơm nhà mẹ nấu. Lúc đó, em chỉ mong xong sớm đợt tập huấn để trở về nhà, được ăn bữa cơm gia đình bên bố mẹ có canh cua, cá kho và dưa cà.
Lúc bên đó, cả đoàn không ai biết tiếng Trung Quốc nhưng biết tiếng Nhật Bản, nên mọi giao dịch, nói chuyện với người bên đó đều phải nhờ cô phiên dịch người Trung Quốc biết tiếng Nhật. Phần lớn công nhân nơi các em tập huấn đều là nữ, làm việc theo dây chuyền chăm chỉ, ít khi nói chuyện với nhau" - N.T.T. chia sẻ.
Nguồn: Dreamstime - Đồ họa:N.KH.
Thấy Vũ Hán sạch sẽ, dân thân thiện vậy mà không ngờ...
Theo T. kể lại, đến gần ngày về (ngày đoàn đi là 17-11-2019, ngày về là 17-1-2020), phiên dịch người Trung Quốc thông báo cho các thành viên trong đoàn phải đeo khẩu trang cẩn thận khi ra đường, ít tiếp xúc nơi đông người để bảo vệ an toàn cho sức khỏe.
Lúc đó thành phố Vũ Hán chưa công bố có dịch bệnh do virus corona gây ra, nhưng mọi người vẫn tuân thủ nghiêm túc. Ấn tượng của T. về thành phố Vũ Hán là người dân ở đây thân thiện, thành phố phát triển, đường sạch sẽ nhưng không ngờ nơi đây lại bùng phát dịch bệnh gây chết người.
"Chúng em chỉ bắt đầu lờ mờ biết về dịch bệnh do virus corona gây ra lúc làm thủ tục về nước tại sân bay bên Trung Quốc ngày 17-1. Tại đây, bộ phận kiểm tra, đo thân nhiệt, lấy thông tin cá nhân y tế của nước bạn làm rất chặt chẽ, kỹ lưỡng, căn dặn chúng em đeo khẩu trang.
Trên chuyến bay từ Vũ Hán về sân bay Nội Bài và từ sân bay này về công ty ở Vĩnh Phúc, rồi từ công ty về nhà ở huyện Yên Định, em đều đeo khẩu trang kín mít, rất ít giao tiếp với người xung quanh. Về với gia đình, em chỉ chơi quanh quẩn trong nhà với người thân, ít tiếp xúc với hàng xóm" - T. cho biết.
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, đêm 23-1, N.T.T. có biểu hiện viêm đường hô hấp, sốt nhẹ, ho. Chiều 24-1, T. vào điều trị tại khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong tình trạng tỉnh táo, sốt cao, nhiệt độ 39,2C, ho nhiều, tức ngực, khó thở nhẹ, mạch 100 lần/phút, huyết áp 120/70 mmHg.
Các y, bác sĩ khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa điều trị cho bệnh nhân N.T.T. xuyên Tết Canh Tý - Ảnh: H.ĐỒNG
Ngay khi nhập viện, T. đã được đưa vào khu điều trị cách ly theo quy định của Bộ Y tế. Sau khi điều trị khỏi bệnh, âm tính với virus corona, sáng 3-2, T. được xuất viện, trở về với gia đình tiếp tục cách ly tại nhà 15 ngày theo khuyến cáo của bác sĩ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 9-2, T. cho biết: "Từ ngày xuất viện trở về với gia đình đến nay, sức khỏe của em ổn định, không còn ho, sốt, ăn uống bình thường, sinh hoạt vui vẻ cùng người thân.
Đến nay, tất cả người thân trong gia đình tiếp xúc với em đều thực hiện theo khuyến cáo của ngành y tế là tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang, thường xuyên súc miệng bằng nước sát khuẩn, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân hằng ngày, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe ổn định, có sức đề kháng tốt để phòng chống virus corona.
Từ lúc em được điều trị khỏi virus corona, trở về nhà cũng là lúc có nhiều thành viên trong đoàn cùng đi tập huấn ở Vũ Hán dương tính với virus này. Hằng ngày em luôn nhắn tin động viên tinh thần các anh chị em đang điều trị cách ly tại bệnh viện và cách ly ở nhà.
Em truyền cảm hứng đến các anh chị em rằng hãy luôn là chiến binh khỏe mạnh cả về thân thể lẫn tinh thần để chiến thắng dịch bệnh" - N.T.T. tâm sự.
Suốt hai tháng ở Vũ Hán, đoàn 8 người Việt Nam gần như không biết rõ về dịch bệnh do virus corona gây ra vì hầu hết thời gian các bạn sống, tập huấn ở trong công ty. "Chúng em chỉ bắt đầu lờ mờ biết về dịch bệnh lúc làm thủ tục về nước tại sân bay bên Trung Quốc ngày 17-1" - N.T.T. nói.
Theo tuoitre
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ: Tiếp tục chủ động ứng phó tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp trong trường học Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Cần Thơ tiếp tục có công văn gửi đến các đơn vị về việc hướng dẫn một số biện pháp để ngăn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, chủ động ứng phó trong trường học. Đại diện Phòng GD&ĐT...