Đích thân chỉ cho con đáp án bài Toán mà cô giáo vẫn gạch sai, ông bố tức giận lên chất vấn cô và cái kết
Quá tức giận, ông bố này đã lên nhóm chat của hội phụ huynh của lớp thường dùng để liên lạc với giáo viên để chất vấn cô.
Kèm con làm bài tập về nhà dường như đã là thói quen của hầu hết các bậc cha mẹ ngày nay. Vì thế, cứ đến tối, các ông bố bà mẹ lại thay phiên nhau ngồi chỉ bài cho con. Tuy nhiên, chương trình ngày nay đã khác xưa rất nhiều, đặc biệt là môn toán.
Nếu ngày xưa các cha mẹ chỉ học theo kiểu đơn giản 1 cộng 1 = 2, 2 cộng 2 = 4, thì nay toán tư duy đã thay thế chỗ những bài toán đơn điệu áp dụng công thức là ra.
Và bởi vì là toán tư duy nên nó luôn đòi hỏi học sinh phải động não suy nghĩ một cách logic chặt chẽ, nếu không sẽ trả lời sai. Song, trên thực tế, dạng toán này không chỉ đánh đố các em học sinh, mà đôi khi ngay cả phụ huynh cũng giải sai.
Điển hình như mới đây, một ông bố người Trung Quốc đã lên nhóm phụ huynh của lớp hỏi cô giáo về đáp án của một bài toán lớp 1 như sau: “Heo Peppa đang đứng xếp hàng. Phía trước Peppa có 4 người và phía sau có 6 người. Hỏi trong hàng có tất cả bao nhiêu người?”.
Đề toán đã gây nhiều tranh cãi trong giới phụ huynh.
Ông bố này kể rằng sau khi đọc xong đề toán thì anh xác định được ngay đây là dạng toán cộng. Vì thế anh đã nói ngay đáp án là có tất cả 11 người và bảo con điền vào như thế. Tuy nhiên, đến ngày hôm sau, con gái anh mang khuôn mặt buồn bã sau khi đi học về và bảo rằng “Bố làm toán sai rồi. Chỉ có tất cả 10 người thôi. Bố làm con bị trừ mất 5 điểm”.
Quá tức giận, anh đã lên nhóm chat của hội phụ huynh của lớp thường dùng để liên lạc với giáo viên để chất vấn cô: “Tại sao bài xếp hàng ấy lại sai được? Rõ rằng là 4 cộng 6 cộng 1 = 11 cơ mà. Con tôi sai ở chỗ nào?” Cô giáo thấy vậy liền vào giải thích: “Ở đây câu hỏi là có tất cả bao nhiêu người. Và Peppa không phải là người nên không được tính vào. Như vậy đáp án đúng sẽ là 4 cộng 6 = 10 người ạ”.
Video đang HOT
Đọc xong lời giải thích của cô giáo, ông bố này chết lặng. Anh công nhận rằng bài toán này là một cú lừa ngoạn mục, một trò đùa của trí tuệ.
Cô giáo cũng nói thêm rằng bài toán này không chỉ kiểm tra khả năng cộng trừ của học sinh mà còn kiểm tra sự linh hoạt và tính cẩn thận của các em. Đây cũng là cách để trẻ rèn luyện tư duy nhạy bén.
Sau đấy, có rất nhiều phụ huynh đồng tình với cô giáo. Họ tin rằng điều này giúp trẻ đỡ rơi vào tình trạng chán học vì cái gì cũng biết cả rồi, từ đó sẽ tăng hứng thú học tập của trẻ lên.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một vài phụ huynh lật ngược lại vấn đề. Đó là nếu các con liên tục không giải được những bài toán “hack não” như thế này thì sẽ khiến các con cảm thấy mình kém cỏi và đánh mất lòng tự tin.
Thiết nghĩ, bất kỳ một vấn đề nào cũng đều có hai mặt: lợi và hại. Song, nếu những bài toán tư duy này chỉ là một bài tập nâng cao nhỏ xen kẽ trong những bài toán thông thường để luyện trí thông minh cho trẻ thì cũng là vấn đề tốt.
Điều quan trọng nhất trong quá trình dạy con về dạng toán tư duy, các cha mẹ nên gợi mở dẫn đường để tự con suy nghĩ, rồi dần dần đưa ra đáp án sẽ tốt hơn là đưa luôn kết quả cho con. Có như thế, con mới học được cách suy luận, từ đó có hứng thú hơn trong học tập, đặc biệt sẽ không bao giờ sợ môn toán và thấy toán là một môn học khô khan.
Những pha xử lý gây tranh cãi của các mẹ khi con bịa đủ lý do để khỏi làm bài tập về nhà: Người cho rằng thông minh, người chỉ trích nặng nề
Cách giải quyết của người mẹ khiến dư luận tranh cãi dữ dội.
Trẻ nhỏ thường mải chơi và ít có tinh thần tự giác học bài. Mỗi khi ngồi học ở nhà, nhiều đứa trẻ thường bịa đủ lý do để trốn tránh, nhất là ở lứa tuổi tiểu học, trẻ chưa có ý thức làm bài tập mỗi tối. Tâm thế và hành động của trẻ lúc này có thể "bóp chết" sự nhẫn nại của bố mẹ chỉ trong vài phút.
Các phụ huynh Trung Quốc vẫn truyền tai nhau câu nói vui "Nếu kiếp trước làm điều ác, kiếp này phải cùng trẻ làm bài tập về nhà". Nhiều bậc cha mẹ đều có chung cảm nhận, họ luôn bị bài tập về nhà của con tra tấn đến phát điên.
Mới đây, một phụ huynh Trung Quốc cũng "điên đầu" vì trải qua tình cảnh này nên đã có quyết định khiến cư dân mạng tranh cãi dữ dội. Theo đó, mỗi tối khi có bài tập về nhà, chị sẽ yêu cầu con ngồi vào bàn học và cùng con hoàn thành bài tập trước khi nghỉ ngơi.
Ban đầu, cô bé tỏ ra khá nghe lời mẹ, nhanh chóng ngồi vào bàn và lấy bài ra làm. Vậy nhưng, chưa đầy vài phút sau, bé gái liên tục than đói, khát nước hoặc buồn đi vệ sinh. Hai tiếng đồng hồ nhanh chóng trôi qua nhưng cô bé mới chỉ viết được ba dòng trong vở bài tập.
Quá mệt mỏi và giận giữ trước hành động viện cớ trốn học của con, bà mẹ này chuyển thẳng bàn học của cô bé vào nhà vệ sinh, cho bé ngồi lên bệ xí để làm bài tập. Chưa dừng lại ở đó, bà mẹ trẻ còn bê cả bình nước 20 lít kèm theo hai chiếc bánh bao hấp để bên cạnh.
Bà mẹ này chuyển thẳng bàn học của cô bé vào nhà vệ sinh.
Cách giải quyết của phụ huynh này sau khi được chia sẻ đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng cách làm này quá sáng tạo và thông minh, cô bé sẽ chẳng thể viện bất kỳ lý do nào để trì hoãn hay kéo dài thời gian học được nữa.
Bà mẹ trẻ còn bê cả bình nước 20 lít kèm theo hai chiếc bánh bao hấp để bên cạnh.
Tuy nhiên, nhiều người lại bày tỏ quan điểm rằng hành động của bà mẹ trẻ có phần phản giáo dục, trẻ cần được học trong một không gian thoáng đãng và đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, có người lại lo lắng bánh bao và nước uống có thể bị nhiễm vi khuẩn.
Thật sự, kèm con cái học hành là một việc làm rất khó. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hòa thuận trong gia đình.
Gần đây, một bà mẹ ở thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến vì quá tức giận khi con trai không làm bài tập về nhà đã nhảy sông tự vẫn. Một người mẹ khác, con làm bài thi không tốt đã tát con khiến cậu bé phải nhập viện vì bị chấn thương vùng đầu...
Mới nhất là vụ cậu bé 10 tuổi gọi điện báo cảnh sát: "Mẹ đang đánh bố, các chú phải đến ngay". Tuy nhiên khi đến nơi, cảnh sát mới phát hiện, vì cậu bé mải xem tivi không chịu học bài nên người mẹ bỏ nhà đi. Không tìm được mẹ, cậu ta mới nghĩ đến việc cầu cứu cảnh sát.
Nếu bố mẹ cáu gắt, trẻ sẽ nổi loạn
Khi một đứa trẻ phải đối mặt với bài tập về nhà, phản ứng đầu tiên của não bộ là từ chối thay vì hành động. Sự kiềm chế của bố mẹ bỗng thay đổi chỉ là vấn đề thời gian.
Khi đối mặt với những đứa trẻ bị phân tâm bởi bài tập về nhà, bố mẹ nên tìm ra điểm mấu chốt để truyền cảm hứng cho sự nhiệt tình của trẻ, đó là lời khen ngợi. "Bài tập hôm nay không khó với con chút nào, giống như ăn một miếng bánh mà thôi"; "Chữ con viết đẹp như này bảo sao người lại nhanh nhẹn và thông minh như thế". Sau khi nghe những lời khen ngợi, khuôn mặt của đứa trẻ vốn ảm đạm và cau có trước đó ngay lập tức trở nên tươi tắn và nghiêm túc.
Bố mẹ nên tìm ra điểm mấu chốt để truyền cảm hứng cho sự nhiệt tình của trẻ, đó là lời khen ngợi.
Có thể thấy, khi làm việc với trẻ nhỏ, cảm xúc của cha mẹ thật sự rất quan trọng. Nếu bạn bình tĩnh, trẻ sẽ bình tĩnh. Nếu bạn cáu gắt, trẻ sẽ nổi loạn. Nhà giáo dục người Ucraina - Anton Makarenk từng nói: "Sự hướng dẫn bình tĩnh, nghiêm túc và tìm kiếm chân lý từ thực tế là biểu hiện bên ngoài của giáo dục gia đình, không nên tỏ ra hách dịch, nóng giận và la mắng"
Suy cho cùng, nuôi dưỡng một đứa trẻ tự tin là rất khó, nhưng để hủy hoại ý chí của trẻ lại dễ như trở bàn tay. Vì vậy hãy cho phép trẻ chậm lại, cho phép trẻ mắc lỗi, tiếp tục tha thứ và kiên nhẫn.
Lạ đời như em gái Linh Ngọc Đàm: Dự đám cưới khủng của Xemesis - Xoài Non nhưng vẫn không quên nhiệm vụ... học bài Cô em gái Đàm Minh Ngọc của Đàm Tổng dù là đi dự đám cưới sang chảnh của Xemesis - Xoài Non vẫn không quên làm bài tập về nhà. Ngày 14/11, đám cưới thế kỷ của Xemesis và Xoài Non đã diễn ra cực kỳ hoành tráng tại Vincom Landmark 81. Dàn khách mời cũng gây choáng không kém khi quy tụ...