Dịch tăng mạnh ở phía Nam
Ngoài TP HCM ghi nhận thêm 155 bệnh nhân Covid-19, số ca nhiễm ở các tỉnh Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp, Phú Yên tăng trên đà 2 con số trong hôm qua.
Việt Nam ghi nhận 361 ca bệnh mới (308 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa) trong ngày 29/6, nâng tổng số bệnh nhân cả nước trong đợt dịch thứ tư lên 13.054. Đây là ngày số ca nhiễm ở phía Nam tăng mạnh, đặc biệt ở các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ.
Trong đó, TP HCM ngày thứ mười ba liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm lên đến 3 con số, nâng tổng số ca nhiễm tại đây lên 3.591, xếp thứ hai cả nước. Thành phố đã trải qua 29 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 nhưng số ca bệnh vẫn tăng cao. Nguyên nhân được cho là do biến chủng nCoV lây lan nhanh, các ca nhiễm âm thầm trong cộng đồng đông dân, địa bàn rộng, phức tạp.
Số ca nhiễm xếp theo địa bàn tại TP HCM đến chiều 28/6. Đồ hoạ: Sở Thông tin – Truyền thông TP HCM.
“Thành phố đã triển khai nhiều các biện pháp phòng chống dịch, thậm chí áp dụng một số biện pháp cao hơn Chỉ thị 16. Tuy nhiên số ca nhiễm hàng ngày còn cao, chưa có dấu hiệu thuyên giảm”, ông Phong nói tại cuộc họp hôm 28/5 và yêu cầu các quận huyện, sở ngành cần phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 10.
Dự kiến, chiều nay Ban chỉ đạo chống dịch TP HCM sẽ họp và đưa ra các biện pháp chống dịch tiếp theo sau 30 ngày thực hiện giãn cách xã hội. Hiện, ngành y tế thành phố đã chia các quận huyện trên địa bàn thành 3 nhóm nguy cơ để có giải pháp chống dịch phù hợp cho từng khu vực.
Theo đó, nhóm “nguy cơ rất cao” gồm các quận, huyện: Bình Tân, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 8, Tân Phú và một phần của TP Thủ Đức (quận Thủ Đức cũ). Đây là những khu vực ghi nhận số ca Covid-19 cao, xuất hiện nhiều ổ dịch tốc độ lây nhiễm cao, chưa rõ nguồn.
Nhóm nguy cơ cao là các quận 1, 4, 5, 12, Gò Vấp, Củ Chi, Bình Thạnh, Tân Bình và một phần TP Thủ Đức (quận 2 và quận 9 cũ). Trong đó quận Gò Vấp ghi nhận 176 ca nhiễm, cũng là nơi xuất hiện ổ dịch liên quan điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục hưng ở phường 3.
Các quận huyện có nguy cơ gồm quận 3, 6, 10, 11, 7, Phú Nhuận và huyện Nhà Bè, Cần Giờ. Đây là địa bàn ghi nhận ít ca nhiễm, cao nhất quận 7 phát hiện 42 ca, thấp nhất huyện Cần Giờ mới 2 ca.
Video đang HOT
Các địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16. Đồ họa: Thanh Huyền
Ngoài TP HCM, trong ngày 29/6, một loạt địa phương khác ở phía Nam cũng ghi nhận số ca nhiễm tăng trên đà hai con số. Bình Dương thêm 24 ca, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 ở tỉnh này 326 và là vùng dịch lớn thứ hai ở phía Nam.
Bình Dương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng trong 14 ngày tại bốn phường Hiệp An, Chánh Mỹ, Phú Hòa và Hiệp Thành (TP Thủ Dầu Một), thị xã Tân Uyên và TP Thuận An.
Hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp cũng vừa ghi nhận thêm mỗi tỉnh 22 ca nhiễm nâng tổng số ca trên địa bàn lên lần lượt là 89 và 34.
Tỉnh Tiền Giang đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ ngày 12/6, trừ thị xã Cai Lậy và huyện Cái Bè giãn cách theo Chỉ thị 16. Từ 0h ngày 30/6, 15/17 phường, xã ở TP Mỹ Tho giãn cách xã theo Chỉ thị 16.
Ở khu vực Nam Trung Bộ, Phú Yên cũng ghi nhận thêm 20 ca, nâng tổng số ca nhiễm ở tỉnh này lên 58. Địa phương đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 thị xã Đông Hòa, rộng hơn 265 km2, gần 120.000 dân của 10 xã phường.
Người dân trong khu phong tỏa lấy nhu yếu phẩm. Ảnh: Trường Hà
Bà Rịa – Vũng Tàu trong ngày 29/6 cũng ghi nhận ca nhiễm đầu tiên trong đợt dịch thứ tư. Bệnh nhân là một ngư dân 29 tuổi ở xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền. 129 hộ với hơn 400 nhân khẩu bị phong toả để phòng dịch lây lan.
Như vậy, trong 8 tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh) hiện chỉ còn Bình Phước chưa xuất hiện dịch.
4 tỉnh ghi nhận thêm 7 ca nghi Covid-19
Ngành y tế Gia Lai, Đồng Tháp, Phú Yên ghi nhận thêm mỗi tỉnh 2 ca nghi nhiễm, trong khi Khánh Hòa phát hiện một ca mới, tối 24/6.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Gia Lai, hai trường hợp dương tính 16 tuổi và 18 tuổi, ở huyện Chư Sê. Cả hai người này ở xã Ia Glai, từ Bình Dương về Gia Lai cùng "bệnh nhân 13486", được lấy mẫu xét nghiệm tại khu các ly tập trung, kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính. Hiện sức khỏe của hai ca nghi mắc bình thường, tiếp xúc tốt, không ho, sốt.
Trước đó, hồi cuối tháng 5, Gia Lai phát hiện người đàn ông 44 tuổi, ở thị trấn Kông Chro, là "bệnh nhân 6601", đã được xuất viện hôm 23/6.
Hiện Gia Lai đã kích hoạt 8 khu cách ly tập trung và đã tiếp nhận 449 người cách ly tập trung, trong đó 400 trường hợp trong nước và 49 trường hợp nhập cảnh. Tỉnh đã lấy mẫu xét nghiệm Covid -19 và cách ly y tế tại nhà đối với tất cả người từ hai vùng dịch TP HCM và Đà Nẵng.
Ngày 24/6, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Đồng Tháp cũng ghi nhận 2 ca dương tính. Trong đó, ca ca nghi đầu tiên là nữ 56 tuổi, đang điều trị tại khoa nội từ ngày 10/6 do áp xe ở vai, hôm qua có triệu chứng sốt, mệt mỏi.
Điều tra dịch tễ, trong số những người nuôi bệnh của ca nghi nhiễm, có người về từ TP HCM và tỉnh Tiền Giang.
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết bệnh viện này sẽ phong toả trong 7 ngày, riêng khoa nội sẽ phong toả 14 ngày bắt đầu từ 21h ngày 24/6. Trong thời gian này, các lực lượng chuyên môn thực hiện công tác xét nghiệm tầm soát, truy vết các trường hợp liên quan, đặc biệt là đối với bệnh nhân, thân nhân, nhân viên y tế tại bệnh viện.
Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc sẽ phân tuyến điều trị các trường hợp cấp cứu và chạy thận nhân tạo lên Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp. Các bệnh viện lân cận cũng được huy động để hỗ trợ chuyên môn tối đa trong lúc áp dụng lệnh phong tỏa.
Trường hợp nghi nhiễm thứ hai là nữ, F1 của bệnh nhân Covid-19 ở TP HCM. Ca này sẽ chuyển đến Bệnh viện Phổi Đồng Tháp để tiếp tục điều trị.
Trước đó, ngày 1/6, Đồng Tháp ghi nhận ca nhiễm đầu tiên trong đợt dịch này, là người đàn ông 31 tuổi, ở huyện Tháp Mười, liên quan nhóm truyền giáo ở TP HCM.
Tối 24/6, bà Nguyễn Thị Mộng Ngọc, Giám đốc Sở Y tế Phú Yên, cho biết, tỉnh phát hiện thêm hai ca dương tính, là F1 của "bệnh nhân 14125". Lực lượng chức năng đã phun khử khuẩn, phong tỏa khu dân cư quanh nơi hai người này sống ở đường Lê Trung Kiên và Trần Quý Cáp, TP Tuy Hòa.
Sáng nay, Phú Yên ghi nhận có 8 ca nhiễm Covid-19, trong đó 6 người ở TP Tuy Hòa, 2 người ở thị xã Đông Hòa. Các ca bệnh đều liên quan "bệnh nhân 13960", 53 tuổi, bà chủ quán cơm ở xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa. Ngành y tế đã truy vết, xác định xác định 175 F1 của 10 ca nhiễm.
Ca 13960 trước đó đã tiếp xúc "bệnh nhân "bệnh nhân 12190" , là một trong hai tài xế (phát hiện dương tính ngày 15/6) vào quán cơm ăn trưa 1/5 và tối 11/6.
Sau đó, sáng 22/6 bà này cùng 4 người trong gia đình đi ôtô từ Phú Yên vào Khánh Hòa, và cùng hai người tới khám bệnh tại Bệnh viện Quân Y87, rồi trở nhà trên đường Bửu Đóa, phường Phước Long, Nha Trang.
Tại Khánh Hòa , Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh chiều 24/6 ghi nhận bé trai 7 tuổi, tổ dân phố Phúc Sơn, xã Cam Phúc Nam, TP Cam Ranh, dương tính nCoV, liên quan đến ca 13949-13952, là tài xế và phụ xe khách ở tỉnh Thái Bình.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 của người dân sống trong khu phố bị phong tỏa đường Bửu Đóa, TP Nha Trang, Khánh Hòa. Ảnh: Xuân Ngọc.
Theo điều tra dịch tễ, tối 19/6, bé cùng mẹ và anh ruột (là F2) đi xe khách của nhà xe Trung Đức, đi từ xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) vào Khánh Hòa.
Đến 22h10 ngày 20/6, ba mẹ con xuống xe tại tổ dân phố Phúc Sơn, xã Cam Phúc Nam, TP Cam Ranh. Sáng hôm sau, gia đình tới Trạm y tế địa phương khai báo y tế, và chỉ ở nhà, chỉ tiếp xúc bà nội.
Sau khi nhận thông tin tỉnh Thái Bình về trường hợp mắc bệnh có liên quan tới địa phương, CDC Khánh Hòa đã lấy mẫu xét nghiệm, kết quả bé trai dương tính Covid-19; mẹ và anh trai âm tính lần một.
Đồng Tháp: Phong tỏa bệnh viện Sa Đéc 7 ngày vì có bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 Chiều ngày 24.6, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho hay từ 21 giờ ngày 24.6 tỉnh tiến hành phong tỏa Bệnh viện đa khoa Sa Đéc do có bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19. Bệnh viện đa khoa Sa Đéc chiều ngày 24.6, trước thời điểm phong tỏa . ẢNH: TRẦN NGỌC Cụ thể, theo Ban Chỉ đạo...