Dịch tả lợn đe dọa châu Á
Dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành ở Trung Quốc được cảnh báo gần như chắc chắn sẽ lây ra các nước châu Á.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới (FAO), dịch tả lợn châu Phi khởi phát ở Trung Quốc hồi đầu tháng 8. Từ đó đến nay, dịch đã lan ra 18 trang trại và lò mổ thuộc 6 tỉnh nước này. Tại một số khu vực, phạm vi lây nhiễm trải dài hơn 1.000 km2.
Ảnh: Reuters.
Do thịt lợn rất phổ biến ở châu Á, FAO cảnh báo dịch tả lợn châu Phi “gần như chắc chắn” sẽ tấn công các nước khác, chủ yếu qua các sản phẩm thịt lợn đã qua hoặc chưa chế biến. Nguy hiểm hơn, việc đối phó, kiểm soát được đánh giá là “cực kỳ vất vả” bởi virus tả lợn có thể tồn tại hàng tháng trời trong các sản phẩm thịt cũng như thức ăn chăn nuôi.
Trước tình hình dịch bệnh, Trung Quốc đã tiêu hủy hơn 38.000 con lợn đồng thời cấm vận chuyển lợn tại các ổ dịch. Động thái này khiến các trang trại không thể bán lợn còn thị trường rơi vào cảnh thiếu hụt. Giá thịt lợn ở miền nam Trung Quốc tăng vọt do nhu cầu tích trữ trước đợt nghỉ kéo dài một tuần vào tháng 10 tới đây.
Ngày 9/9, Nhật Bản xác nhận trường hợp tả lợn đầu tiên ở nước này sau 26 năm. Nước này lập tức tạm ngưng xuất khẩu thịt lợn và lợn rừng. Tuy nhiên, giới chức Nhật Bản cho biết đây không phải là loại tả lợn châu Phi đang hoành hành ở Trung Quốc.
Theo Reuters, bệnh tả lợn châu Phi được phát hiện ở châu Phi cách đây gần một thế kỷ. Nó thường gây tử vong ở lợn nhưng không hại con người. Hiện chưa có vắcxin tả lợn châu Phi.
Minh Nguyên
Video đang HOT
Theo Vnexpress
Dùng đũa như thế nào để không hại sức khỏe
Đũa gỗ không sạch gặp trời ẩm ướt dễ sinh ra nấm mốc gây ung thư nên cần được vệ sinh kỹ càng và thay mới sau mỗi 4 tháng.
Đũa là vật dụng ăn uống không thể thiếu đối với nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đũa lại ẩn chứa không ít rủi ro sức khỏe. Dưới đây là nguy cơ có thể gặp phải khi sử dụng đũa và cách phòng tránh, theo Sina.
Đũa gỗ
Đũa gỗ được các gia đình chọn dùng nhiều nhất. Tuy nhiên, khi thời tiết ẩm ướt, đặc biệt ở phía nam, đũa gỗ rất dễ sinh ra nấm Aspergillus Flavus.
Bác sĩ Sun Feng, phó chủ nhiệm khoa tiêu hóa bệnh viện trực thuộc cấp một thuộc Đại học Trung Y Quảng Châu (Trung Quốc) cho biết Aflatoxin, chất chuyển hóa thứ cấp được tạo ra bởi Aspergillus flavus là chất gây ung thư. Độc tính của Aflatoxin mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và có thể phá hoại tế bào gan.
Bản thân đũa gỗ không tự sinh ra nấm Aspergillus Flavus mà do cách bảo quản, sử dụng. Nếu rửa không sạch, đũa gỗ gặp thời tiết ẩm ướt và nóng bức sẽ dễ bị mốc, từ đó tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Ngoài ra, đũa gỗ dùng lâu dễ xuất hiện vết nứt ẩn chứa bụi bẩn, tiếp xúc nước lâu ngày sẽ phát triển thành nấm mốc. Không chỉ riêng đũa, các sản phẩm từ gỗ như dao, thớt... cũng gặp tình trạng tương tự.
Đũa gỗ được sử dụng rộng rãi nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ sức khỏe. Ảnh: AGCR.
Để đũa gỗ không bị mốc, bác sĩ Sun khuyến cáo những điều sau:
- Đũa phải được rửa sạch triệt để.
- Thường xuyên phơi đũa dưới nắng.
- Dùng tủ khử trùng để vệ sinh đũa (nếu có thể).
- Thay toàn bộ đũa mới sau 4 tháng sử dụng.
Đũa sơn
Vì có màu sắc và họa tiết đa dạng bắt mắt nên đũa sơn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, lớp sơn trên bề mặt đũa có thể chứa các kim loại nặng và phụ gia độc hại. Về lâu dài, lớp sơn này dễ bong ra và đi vào cơ thể, làm hại gan và thận.
Tốt nhất, bạn không nên sử dụng đũa sơn ở nhiệt độ cao. Lưu ý bỏ đi ngay nếu thấy lớp sơn đã bong tróc.
Đũa tre dùng một lần
Đũa tre dùng một lần thường đi kèm đồ ăn mang về. Ảnh: 11street.my.
Trong quá trình gia công, đũa tre dùng một lần thường bị cho thêm bột làm trắng, do đó để lại chất hóa học trên bề mặt đũa. Bột làm trắng vào cơ thể sẽ gây tổn thương cho gan và nội tạng, thậm chí dẫn đến sỏi mật.
Đũa kim loại
Người ưa thích món ăn Hàn Quốc không xa lạ gì với đũa kim loại. Về mặt vệ sinh, đũa kim loại được coi là tốt hơn đũa gỗ và đũa tre do làm từ kim loại không gỉ, khó xuất hiện mầm bệnh.
Tuy vậy, đũa kim loại lại nặng và khó cầm, khiến người dùng gặp khó khăn khi gắp thức ăn.
Thanh Vân
Theo Vnexpress
Trung Quốc giấu mẫu virus cúm H7N9 Bất chấp yêu cầu liên tục từ WHO và các viện nghiên cứu thế giới, Trung Quốc vẫn từ chối cung cấp mẫu virus cúm gia cầm H7N9. Một năm kể từ khi đại dịch H7N9 bùng phát ở châu Á với 766 trường hợp được phát hiện chủ yếu tại Trung Quốc, đến nay các trung tâm nghiên cứu thế giới vẫn...