Dịch tả lợn châu Phi: Trao kiến thức để nông dân tự bảo vệ đàn lợn
Thực hiện kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) do Bộ NNPTNT ban hành, từ ngày 5 – 8.3, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã tổ chức các khóa tập huấn TOT kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học và kiểm soát bệnh DTLCP cho 60 học viên là cán bộ khuyến nông tại Hưng Yên, Thái Bình.
Tích cực tham gia tập huấn
Có mặt tại các buổi tập huấn ở Hưng Yên và Thái Bình, chúng tôi cảm nhận rõ sự nghiêm túc và khẩn trương của cả thầy và học viên tham gia lớp học đặc biệt này. Từ sự chuẩn bị các trang thiết bị dạy và học, thực hành, đến việc lựa chọn đối tượng tham gia học đều rất bài bản. Quá trình học, học viên và thầy giáo cùng trao đổi sôi nổi, hỏi đáp nhiều về các vấn đề liên quan đến DTLCP.
Bà Hạ Thúy Hạnh (thứ 2 từ phải) cùng cán bộ thú y địa phương kiểm tra công tác phòng dịch tại xã Phong Châu, huyện Đông Hưng (Thái Bình) ngày 7.3. Ảnh: Trần Quang
“Lần này tham gia tập huấn, chúng tôi không chỉ được học nhiều kiến thức hay, mới lạ về dịch bệnh mà còn được tham gia thực hành. Nhờ đó, chúng tôi hiểu rõ hơn về dịch bệnh, nâng cao năng lực, trình độ để có thể giúp bà con nông dân phòng, chống dịch bệnh tốt hơn” – ông Nguyễn Tường Bao – cán bộ khuyến nông xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy (Thái Bình) nói.
Chia sẻ với phóng viên NTNN, học viên Bùi Văn Tứ – cán bộ thú y xã Đông Hải, huyện Đông Hưng (Thái Bình) cho biết, là huyện có dịch, hiện chúng tôi đã và đang vào cuộc rất quyết liệt, mong sớm khống chế được dịch bệnh để bà con bớt thiệt hại.
“Trong 2 ngày tập huấn, chúng tôi đã cố gắng hết sức để tiếp thu các kiến thức mới về phòng, chống DTLCP. Học xong, chúng tôi sẽ truyền lại các thông tin, kỹ thuật nhằm giúp bà con nhanh chóng vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất” – ông Tứ nói.
TS Hạ Thúy Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho hay: Trước tình hình DTLCP lây lan nhanh khó kiểm soát, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia vào cuộc hỗ trợ, hướng dẫn nhóm ở trong vùng đệm (cách vùng dịch 10km) và vùng nguy cơ cao (cách 3km). Cụ thể, hệ thống khuyến nông sẽ tham gia vào các công việc đào tạo, tập huấn để bà con chăn nuôi an toàn có kiểm soát.
“Sau khi có chỉ đạo, chúng tôi đã có công văn gửi các trung tâm của 63 tỉnh, thành phố. Đến thời điểm này, hệ thống khuyến nông tại các tỉnh, thành đã và đang vào cuộc cấp tập xử lý tiêu độc, khử trùng; tăng cường hướng dẫn bà con chăm sóc cho đàn vật nuôi để tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đã triển khai 2 lớp tập huấn TOT về công tác phòng chống dịch cho cán bộ khuyến nông ở nơi xuất hiện ổ dịch đầu tiên là Hưng Yên và Thái Bình” – bà Hạnh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đông đảo học viên tham gia khóa tập huấn TOT kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học và kiểm soát bệnh DTLCP
Bà Hạnh hy vọng, sau đợt tập huấn này, các cán bộ được đào tạo sẽ về địa phương mình để truyền lại kiến thức cho khuyến nông tuyến xã và bà con nông dân, đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền cho bà con thực hiện tốt “5 không” (không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt)…
Cần nông dân vào cuộc chủ động, quyết liệt hơn
Cũng theo bà Hạnh, trong các chương trình, dự án khuyến nông triển khai trong chăn nuôi lợn như thụ tinh nhân tạo, nuôi lợn an toàn sinh học ở đồng bằng Sông Hồng, phát triển đàn lợn bản địa Hà Giang và một số tỉnh khác…, hệ thống khuyến nông sẽ lồng ghép đưa các thông tin về đào tạo, tập huấn phòng, chống DTLCP để bà con ở vùng đệm yên tâm phát triển, ổn định chăn nuôi.
Để hạn chế dịch bệnh lây lan phức tạp hơn, bà Hạnh cho rằng, ngoài những cố gắng từ phía chính quyền như lập chốt, tiêu độc, khử trùng…, cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ phía người dân.
“Bà con có thể tự lập chốt để ngăn cản việc vận chuyển lợn ra, vào vùng chăn nuôi. Trong lúc này, người chăn nuôi cần thực hiện nghiêm việc phòng dịch và chăm sóc tốt cho đàn vật nuôi của mình. Nếu ở trong vùng dịch, mọi người cần chấp hành quy định của pháp luật và giám sát không để tình trạng vứt lợn chết dịch ra ngoài môi trường…” – bà Hạnh khuyến cáo.
Theo Danviet
Chống dịch tả lợn châu Phi: Kiểm soát kẽ hở về chính sách hỗ trợ
Ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, đại diện Hiệp hội cho biết sẽ kiến nghị xem xét việc hỗ trợ tiêu hủy lợn cần đảm bảo công bằng giữa các loại dịch bệnh chứ không riêng dịch tả châu Phi (DTLCP).
Ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai.
Chính sách hỗ trợ tiêu hủy lợn nhiễm DTLCP hiện nay có công bằng cho tất cả các đối tượng chăn nuôi, thưa ông?
- Mức độ thiệt hại nếu xảy ra sẽ khác nhau ở các đối tượng chăn nuôi khác nhau. Giá thành sản xuất của doanh nghiệp chỉ chừng 30.000 đồng/kg, hoặc thấp hơn. Còn với nông hộ phải 38.000 đồng/kg mới huề vốn.
Lấy mức giá bình quân hiện nay khoảng 50.000 đồng/kg, doanh nghiệp vẫn lời 2 triệu đồng/con (bình quân 100 kg/con). Nông dân cũng bán được giá đó nhưng khâu tiêu thụ khó khăn hơn so doanh nghiệp. Cho nên hỗ trợ theo chính sách cào bằng thì chắc chắn không thể công bằng cho tất cả các đối tượng.
Vậy còn với các loại dịch bệnh khác thì sao?
- Theo như tinh thần của cuộc họp ngày 4.3 của Chính phủ, các bệnh như lở mồm long móng (LMLM), bệnh tai xanh cũng được xem xét hỗ trợ. Riêng ở Đồng Nai, việc hỗ trợ cho các bệnh này sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Trước đây, các hộ nghèo, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn được hỗ trợ vaccine tiêm phòng. Khi dịch xảy ra thì họ được hỗ trợ. Từ đó làm nảy sinh tâm lý ỷ lại: Không cần chích cũng được nhận tiền hỗ trợ, còn vaccine đã cấp thì trôi nổi đi đâu không ai biết.
Nếu đã tham gia vào chăn nuôi đòi hỏi người nuôi có những kiến thức phòng chống dịch bệnh và phải thực hiện đầy đủ. Một bộ phận ỷ lại sẽ chăn nuôi cẩu thả, làm ảnh hưởng đến các trại lớn. Chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh phải kiểm soát kỹ lại kẽ hở này.
Nông dân huyện Long Thành (Đồng Nai) rắc vôi sát trùng trại nuôi lợn. Chí Tài
Theo ông, người chăn nuôi đang quan tâm vấn đề gì nhất trong công tác hỗ trợ?
- Bệnh DTLCP không có vaccine nên ai cũng lo lắng. Người dân đang quan tâm là làm sao tiền hỗ trợ đến nhanh nhất để có thể tái sản xuất sau khi dịch đi qua.
Đây là quan tâm chính đáng vì người chăn nuôi đã gặp nhiều khó khăn. Vừa mới xong bão giá chưa lâu thì dịch bệnh xuất hiện ở miền Bắc. Trong khi khá đông người chăn nuôi ở Đồng Nai là nông hộ nhỏ lẻ, tận dụng thời gian nhàn rỗi để kiếm thu nhập.
Hiện giá lợn hơi trên thị trường phía Nam đã giảm xuống mức dưới 50.000 đồng/kg. Có phải tâm lý hoang mang đã ảnh hưởng đến giá thị trường?
- Khi dịch bệnh mới xuất hiện, do công tác tuyên truyền chưa đầy đủ nên người chăn nuôi khó tránh khỏi tình trạng lo lắng. Một số nông dân đã vội vàng bán lợn ra. Ở những vùng sâu, vùng xa, khi chúng ta chưa công bố giá cụ thể từng ngày hoặc các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thương lái cũng tác động một phần vào việc bán "chạy".
Công tác thông tin rất quan trọng lúc này để người dân nâng cao ý thức về dịch bệnh cũng như nhìn nhận đúng tình hình để định hướng chăn nuôi.
Xin cảm ơn ông!
Người chăn nuôi phải chủ động phát huy tinh thần tự giác bằng các biện pháp an toàn sinh học và hợp tác với chính quyền để bảo vệ cộng đồng".
Ông Nguyễn Trí Công
Theo Danviet
Ngăn dịch tả lợn châu Phi: Tăng kiểm soát tại chỗ Cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác của Cục Thú y đã có buổi kiểm tra và làm việc về công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại Hải Phòng. Dịch diễn biến phức tạp Hiện DTLCP đã xuất hiện ở 7 tỉnh, thành phố, mới nhất là tỉnh Hải Dương phát hiện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nghe lại bản tin chiến thắng 30/4/1975

Diễu binh, lịch sử hùng tráng từ Quốc khánh 2.9.1945 đến lễ 30.4.2025

Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m

Điều gì khiến con gái 55 tuổi cõng mẹ 100 tuổi đi xem diễu binh 30.4?

7 giờ sáng mai 30.4, bắn đại bác ở Bến Bạch Đằng

Người dân trải bạt "cắm trại" trước 18 tiếng trên vỉa hè chờ xem diễu binh

Điều tra vụ phụ huynh vào trường hành hung nữ giáo viên

Vụ xe 45 chỗ tông xe con: Người vợ đã tử vong

Hàng giả đổ bộ từ giường bệnh đến mâm cơm

Giám đốc Công an Phú Thọ chỉ đạo xử lý người hành hung nhân viên y tế

Xác minh cháu bé 7 tuổi tử vong ở trung tâm y tế Vĩnh Phúc

Người thân của nạn nhân tiết lộ điều đáng tiếc trong vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

Tàu sân bay Mỹ cua gấp né hỏa lực Houthi làm tiêm kích F/A-18 rơi xuống biển
Một tiêm kích F/A-18 trên tàu sân bay USS Harry S. Truman đang làm nhiệm vụ chống Houthi đã bị rơi xuống biển Đỏ.
Quán cà phê, công viên thành nơi đám cưới tại Hàn Quốc
Sáng tạo
10:19:44 30/04/2025
Đoàn Văn Hậu ngồi không cũng bị toxic khắp cõi mạng, cách Doãn Hải My đáp trả mới gây chú ý
Sao thể thao
10:17:46 30/04/2025
Mất điện tại châu Âu: ban bố tình trạng khẩn cấp, không loại trừ nguyên nhân nào
Thế giới
10:16:49 30/04/2025
Thắp hương mùng 1, không đặt 3 loại hoa, 4 loại quả này trên bàn thờ
Trắc nghiệm
09:32:08 30/04/2025
Hình ảnh đẹp của Hồng Diễm, Tiểu Vy và dàn sao Việt mừng đại lễ 30/4
Sao việt
09:30:33 30/04/2025
Tựa game MMO sinh tồn được kỳ vọng nhất năm báo tin vui cho người chơi, game thủ háo hức chờ đón
Mọt game
09:24:20 30/04/2025
Chiêu trò trục lợi qua công ty "ma"
Pháp luật
09:23:45 30/04/2025
Nhan sắc rực rỡ của Á quân The Voice hát đúng 1 câu mà triệu người tấm tắc dịp Đại lễ 30/4
Nhạc việt
09:20:57 30/04/2025
Người sành điệu sẽ phối trang phục họa tiết như thế này để đẹp xuất sắc
Thời trang
09:19:58 30/04/2025